Bitcoin đã test 10.000 đô la tổng cộng 5 lần trong 11 ngày qua. Hành động giá có thể được coi là tăng hoặc giảm dựa trên các quan điểm khác nhau. Các lần test ở mức độ tâm lý quan trọng 10.000 đô la có thể được phân tích theo 2 cách: Mức kháng cự 10.000 đô la suy yếu dần sau mỗi thử nghiệm hoặc mức kháng cự quá mạnh đến mức người mua không thể breakout.
Theo nhiều trader hàng đầu, khu vực giữa 9.000 đô la là điểm khởi đầu cho cuộc biểu tình mở rộng mới đến phạm vi kháng cự 14.000 – 15.000 đô la và với mục tiêu trung hạn là 20.000 đô la. Ngược lại, những người khác dự đoán pullback khá lớn về khu vực 7.000 – 8.000 đô la trước khi giá Bitcoin nhắm tới 14.000 đô la và sau đó cố gắng phá vỡ mức cao kỷ lục.
Kịch bản ngắn hạn tăng giá cho Bitcoin
Trader hy vọng Bitcoin sẽ lấy lại mức kháng cự 10.000 đô la dưới dạng hỗ trợ và tăng lên các mốc quan trọng cao hơn, xác nhận vùng kháng cự đã bị suy yếu với nhiều đột biến trong phạm vi 9.800 – 9.900 đô la.
Bitcoin test mức kháng cự 9.900 – 10.000 đô la 5 lần trong 11 ngày | Nguồn: Tradingview
Các trader tiếp tục tranh luận về việc động thái giá hiện tại của Bitcoin có bắt đầu xu hướng tăng sau halving hay không? Về cơ bản, halving là sự kiện rất lạc quan đối với giá vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung.
Trong lịch sử, cả 2 lần halving năm 2012 và 2016 đều tăng giá ít nhất 2.500%. Do đó, quỹ đạo đi lên của BTC được halving thúc đẩy trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Theo nhà nghiên cứu Philip Swift, chỉ số Multiplier MA 2 năm cho thấy BTC đã chạm đáy ở mức 3.600 đô la và breakout khỏi đường xu hướng nhiều năm tại 5.800 đô la. Ở cấp độ vĩ mô và trong kịch bản dài hạn hơn, Swift lưu ý mục tiêu hợp lý tiếp theo là mức cao nhất mọi thời đại 20.000 đô la.
Investor Tool update: $BTC has been super bullish since it broke out above the 2yr MA. We got our chance to accumulate below it b4 the hedge fund guys got all excited about Bitcoin
Next stop now the 2yrMA x5 (red line)
See the live data chart here: https://t.co/x4l1J1nizc pic.twitter.com/lB759W66lb
— Philip Swift (@PositiveCrypto) May 19, 2020
“BTC siêu tăng kể từ breakout trên MA 2 năm. Chúng tôi có cơ hội tích lũy dưới mức b4, các quỹ đầu cơ đã rất hào hứng với Bitcoin. Điểm dừng tiếp theo là MA 2 năm x 5 (hơn 20.000 đô la)”.
Tương tự, trader Nunya Bizniz cho biết Bitcoin đang hiển thị “golden cross” ở khung thời gian cao. Điều này chỉ xảy ra 7 lần trong lịch sử Bitcoin. Golden cross cuối cùng đã được kích hoạt khi BTC đang lơ lửng ở mức khoảng 5.000 đô la vào đầu năm 2019 và phục hồi từ động thái giảm xuống còn 3.150 đô la.
BTC Golden Cross (GC):
GC = 50dma moves above 200dma.
There have been 6 occurrences.
Of those, only one has occurred while the 200MA is rising.
A 7th GC is about to occur with a slight rising gradient in the 200MA. pic.twitter.com/11U6XMueWN
— Nunya Bizniz (@Pladizow) May 18, 2020
“Golden cross BTC (GC): GC = DMA 50 di chuyển trên DMA 200. Đã có 6 lần xuất hiện. Trong số đó, chỉ một lần xảy ra khi MA 200 đang tăng. GC thứ 7 sắp hình thành với MA 200 tăng nhẹ”.
Golden cross thường biểu thị bắt đầu xu hướng tăng kéo dài. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro giảm dưới giao điểm và khi điều đó xảy ra, nó sẽ trở thành death cross trong cấu trúc giảm giá.
Để hầu hết các xu hướng tăng giá vĩ mô của Bitcoin vẫn còn nguyên vẹn, BTC phải duy trì trên 9.000 đô la trong tuần tới và tiếp tục retest mức kháng cự 10.000 đô la. Tâm lý tích cực giữa các trader chuyên nghiệp cũng trùng khớp với MACD, cho thấy khả năng tăng giá trên biểu đồ hàng tuần.
That weekly $BTC MACD though is 🔥 pic.twitter.com/anq5xbE9rr
— Satoshi Flipper (@SatoshiFlipper) May 19, 2020
Khi Bitcoin duy trì trên 9.000 đô la, nhà đầu tư Light nhấn mạnh tâm lý của các trader hàng đầu nói chung là tích cực:
I am yet to run into a single competent trader/investor who is bearish on Bitcoin in this current moment. And those who are long are bullish with conviction.
In hindsight it’ll either look incredibly obvious, or it’ll turn out that we’ve all run grossly ahead of ourselves.
— light (@LightCrypto) May 18, 2020
“Tôi vẫn chưa thấy trader/nhà đầu tư nào có quan điểm Bitcoin giảm giá trong thời điểm hiện tại. Và những người đặt lệnh long cho thấy sự tự tin tăng giá. Nhìn chung, nó trông cực kỳ rõ ràng hoặc ngược lại tất cả chúng ta đều cầm đèn chạy trước ô tô”.
Tuy nhiên, khi phần lớn thị trường đứng về phe bò, thường khiến BTC dễ bị điều chỉnh trước khi có xu hướng tăng. Quả thực, các trader được đánh giá cao khác nhìn nhận về pullback sâu trong thời gian tới.
Kịch bản giảm giá cho Bitcoin trong vài tuần tới
Nếu dự đoán lạc quan về Bitcoin chủ yếu xuất phát từ hiệu ứng tích cực của halving thì các dự đoán tiêu cực cũng như vậy. Trong 2 lần trước, giá Bitcoin lao dốc sau sự kiện và xu hướng tăng thực sự không bắt đầu cho đến 8 – 12 tuần sau đó.
Bitcoin giảm sau halving kết hợp với việc không thể break out khỏi ngưỡng kháng cự 10.000 đô la sau 5 lần thử đã thúc đẩy hầu hết các dự đoán giảm giá cho BTC. Theo TraderXO, giá có thể giảm xuống mức thấp 9.000 đô la trong thời gian tới, với khu vực giữa 8.000 đô la là vùng hỗ trợ thấp hơn.
$BTC – Short term trade if price gets back below the high
Targeting the mid pic.twitter.com/NS4WDZC2kj
— TraderXO (@TraderX0X0) May 15, 2020
Dựa trên dữ liệu thị trường, khoảng 72% thị trường tương lai Bitcoin là vị trí long. Tức là phần lớn trader đang mong đợi Bitcoin sẽ tăng lên. Mặc dù đây thường là dữ liệu tích cực nhưng nó cũng mở ra khả năng long squeeze.
Trên BitMEX, Bitfinex và Binance Futures, có khoảng 716 triệu đô la các vị trí long đang hoạt động. Ngược lại, chỉ có 273 triệu đô la short. Chênh lệch lớn giữa long và short làm giảm xác suất short squeeze và tăng khả năng pullback sâu.
Các biến ngoài hành động giá
Các yếu tố cơ bản của Bitcoin như hoạt động on-chain, thanh khoản và tâm lý giảm nhẹ sau halving. Liesl Eichholz, người đứng đầu chiến lược tăng trưởng tại Glassnode, đã viết:
“Các yếu tố cơ bản on-chain Bitcoin giảm nhẹ trong tuần 20. GNI giảm 1 điểm trong tuần, đẩy đánh giá chung về hệ sinh thái Bitcoin còn 73 điểm. Suy thoái này chủ yếu được thúc đẩy bởi chỉ số phụ Network Health (sức khỏe mạng), giảm 8 điểm”.
Thanh khoản và tâm lý giảm nhẹ chủ yếu là do giảm mức độ quan tâm đến Bitcoin trước và sau halving. Trước sự kiện, số lượng giao dịch trên mạng blockchain Bitcoin và hoạt động trên các nền tảng khác nhau đã tăng lên.
Xem xét sự cường điệu trước halving, Eichholz nhấn mạnh yếu tố cơ bản giảm nhẹ không nhất thiết là chỉ báo tiêu cực. Tuy nhiên, một yếu tố tích cực là gia tăng số lượng địa chỉ nắm giữ nhiều hơn 0,1 BTC, tương đương khoảng 970 đô la.
Bitcoin là một loại tiền tệ được sở hữu rộng rãi bởi cá voi – tức là các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ phần lớn nguồn cung. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy việc phân phối nguồn cung BTC đã được cải thiện, với nhiều người sở hữu BTC hơn. Nhà nghiên cứu Rafael Schultze-Kraft tại Glassnode nhận xét:
There are now more than 3 million #Bitcoin addresses holding at least 0.1 $BTC (current value: $975 USD).
That’s 14% more addresses than one year ago today.https://t.co/RcisyC9olV pic.twitter.com/Gi2FcRrLah
— Rafael Schultze-Kraft (@n3ocortex) May 17, 2020
“Hiện tại có hơn 3 triệu địa chỉ Bitcoin đang nắm giữ ít nhất 0,1 BTC (giá trị hiện tại: 975 đô la), nhiều hơn 14% so với năm trước”.
Các yếu tố bên ngoài như dữ liệu on-chain và cơ bản cho thấy không có sự kiện lớn nào có thể có tác động đáng kể đến giá trong ngắn hạn. Điều đó khiến cho hành động giá hiện tại cùng với các dự báo xu hướng vĩ mô là 2 yếu tố duy nhất có khả năng ảnh hưởng đến giá BTC trong vài tuần tới.
Đối với gấu hoặc người bán, Bitcoin giảm xuống dưới 9.000 đô la để tránh golden cross ở khu vực giữa 9.000 đô la cũng như breakout lạc quan trên biểu đồ hàng tuần sẽ phục hồi xu hướng giảm.
Đối với bò hoặc người mua, Bitcoin duy trì trên phạm vi 9.500 – 9.600 đô la sẽ cho thấy mặc dù có kháng cự mạnh mẽ nhưng vẫn đủ nhu cầu trên thị trường giao ngay, tương lai, quyền chọn và thị trường thể chế để duy trì xu hướng tăng của BTC.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Bitcoin sẵn sàng “dịch chuyển tức thời” cao hơn khi tiếp cận mức kháng cự chính
- Sức khỏe mạng Bitcoin giảm sút mặc dù giá tăng lên tới 10.000 USD