Các nhà bình luận trong ngành cho biết công nghệ blockchain cần tiêu chuẩn truyền thông chuẩn có thể dễ dàng tích hợp với mọi mạng để chuyển đổi hoàn toàn từ Web2 sang Web3.
Nhiều người kỳ vọng sẽ có nhiều blockchain và hệ sinh thái như vậy yêu cầu các giao thức truyền thông tương tự như Transmission Control Protocol/Internet Protocol (TCP/IP) được sử dụng trên internet.
Theo Ryan Lovell – giám đốc thị trường vốn của công ty giải pháp oracle giá tiền điện tử Chainlink Labs, các blockchain sẽ cần khả năng tương tác tương tự như cách máy tính cần internet để truyền dữ liệu và giá trị qua các mạng:
“Để hiện thực hóa hệ sinh thái blockchain có thể tương tác hoàn toàn ở quy mô lớn, cần phải có tiêu chuẩn giao tiếp mở tương tự như TCP/IP, hiện đang đóng vai trò là giao thức kết nối trên thực tế của internet”.
Lovell tin rằng tiêu chuẩn tương tự cho các mạng blockchain sẽ “mở đường trải nghiệm liền mạch, giống như internet” cho nền tảng và các ứng dụng.
Điều này đặc biệt quan trọng vì thị trường bò vừa qua đã chứng kiến một loạt các blockchain layer 1 mới tạo được dấu ấn. Tuy nhiên, gần như tất cả chúng đều hoạt động cô lập với nhau.
Lovell nhấn mạnh khả năng tương tác của blockchain là “rất quan trọng” đối với các tổ chức tài chính đang tìm cách token hóa tài sản trong thế giới thực vì điều đó sẽ đảm bảo thanh khoản không bị “nghẹt thở” khi chỉ tồn tại trong một “hệ sinh thái cô lập”.
Brent Xu, nhà sáng lập và điều hành Umee – một nền tảng cho vay được hỗ trợ bởi Inter-blockchain Communication Protocol (IBC) của Cosmos – nói rằng trước khi tài sản trong thế giới thực được đưa vào on-chain, cần có hệ thống quản lý rủi ro phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tương tác này.
Xu giải thích các tổ chức tài chính sẽ cần đánh dấu vào thông tin xác minh danh tính (KYC) để đảm bảo tính xác thực của tài sản trong thế giới thực trước khi token hóa on-chain và sau đó đảm bảo chúng có thể được xác định bằng kiểm toán bằng chứng dự trữ on-chain.
Để tránh thảm họa on-chain, anh nhấn mạnh không đáng để đốt cháy giai đoạn:
“Hãy nghĩ về cuộc khủng hoảng thế chấp năm 2008. Thị trường tài chính mất giá trị khổng lồ do một hệ thống kế thừa sai lầm. Hãy tưởng tượng nếu giá trị này được chuyển vào hệ sinh thái blockchain, chúng ta sẽ thấy sự mất mát giá trị to lớn do lây lan”.
Cầu nối cross-chain, sidechain layer 2 độc lập và oracle là ba trong số các giải pháp tương tác blockchain được sử dụng phổ biến nhất cho đến nay. Hai loại đầu tiên chỉ hoạt động on-chain, trong khi oracle cung cấp dữ liệu off-chain lên on-chain.
Tuy nhiên, có vấn đề phát sinh với một số giải pháp này, đáng chú ý nhất là cầu nối cross-chain.
Theo một báo cáo vào tháng 10, một nửa số vụ tấn công khai thác trong lĩnh vực tài chính phi tập trung diễn ra trên cầu nối cross-chain, ví dụ đáng chú ý nhất là vụ hack cầu nối Ronin gây thiệt hại 600 triệu đô la vào tháng 3/2022.
Xu lưu ý nhiều vụ hack trong số này đến từ các thiết lập bảo mật đa chữ ký hoặc cơ chế đồng thuận Proof-of-Authority, được coi là tập trung và dễ bị tấn công hơn nhiều.
Anh nói thêm rằng nhiều giải pháp tương tác trong số này ủng hộ “tốc độ phát triển” hơn là bảo mật từ ban đầu. Điều này đã phản tác dụng.
Do đó, nên kết hợp khả năng tương tác vào nền tảng, vì làm như vậy thì giao dịch đầu cuối an toàn hơn so với việc sử dụng cầu nối của bên thứ ba:
“Các cầu nối đặc biệt dễ bị tấn công vì chúng cung cấp hai đầu mà tại đó hacker có thể xâm nhập vào bất kỳ lỗ hổng nào”.
Trong số các giao thức ưu tiên khả năng tương tác blockchain, được sử dụng phổ biến nhất là Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) của Chainlink, IBC – tận dụng hệ sinh thái Cosmos, Overledger của Quant Network và Polkadot.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- KNC giảm gần 4% sau khi Kyber Network phát hiện lỗ hổng tiềm ẩn
- Token blockchain layer 2 có thực sự cần thiết không?
- Chữ khắc Ordinal trên blockchain Bitcoin đã vượt mốc 1 triệu
Minh Anh
Theo Crypto Potato