Bong bóng hoa Tulip là gì ?
Bong bóng hoa Tulip diễn ra tại Hà Lan, trong thời kỳ hoàng kim Hà Lan. Vào thời điểm đó, nước này có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới nhờ vào sự phát triển thương mại quốc tế và các hoạt động thương mại mở rộng.
Sự bùng nổ kinh tế đã giúp nhiều người đạt được sự giàu có và thịnh vượng, từ đó thúc đẩy thị trường hàng hóa xa xỉ. Trong bối cảnh này, một trong những mặt hàng được thèm muốn nhất là hoa tulip, đặc biệt là những bông hoa có yếu tố đột biến khiến chúng sặc sỡ hơn các bông hoa thường khác. Những bông hoa độc đáo này khác biệt so với các lựa chọn sẵn có khác, vì vậy mọi người đều muốn sở hữu để khoe chúng vì màu sắc và kiểu dáng khác thường.
Tùy thuộc vào sự đa dạng, giá hoa có thể vượt quá thu nhập của một số công nhân hoặc thậm chí giá của một ngôi nhà. Bên cạnh đó, giá hoa được thị trường tương lai đẩy lên với việc hoa sẽ không được bán trao tay ngay lập tức mà là trong tương lai.
Cuối cùng, nguồn cung hoa tulip trở lên quá cao do nông dân ồ ạt dùng đất của mình để trồng hoa, khiến cho bong bóng nổ vào năm 1637 chỉ trong vòng một tuần. Một số người tin rằng bệnh dịch hạch cũng có tác động vì những người mua không xuất hiện tại cuộc đấu giá hoa tulip ngay trước khi giá hoa rơi tự do. Các nhà sử học không chắc liệu có bất kỳ trường hợp phá sản nào thực sự xảy ra do Cơn sốt hoa Tulip hay không, vì không có hồ sơ tài chính ghi chép lại vào thời điểm đó, nhưng sự kiện chắc chắn gây thiệt hại đáng kể cho các nhà đầu tư nắm giữ hợp đồng hoa tulip.
Bong bóng hoa Tulip và Bitcoin
Cơn sốt hoa Tulip được nhiều người coi là một ví dụ điển hình về bong bóng vỡ. Câu chuyện mô tả sự tham lam và thổi phồng đã đẩy giá hoa tulip vượt quá mức giá hợp lý. Trong khi những người hiểu biết đã bắt đầu thoát ra sớm, những người ở lại sau đã tiến hành bán tháo trong sợ hãi sau khi bắt đầu rớt giá tự do, khiến nhiều nhà đầu tư và nhà cung cấp liên quan bị thất thoát tiền lớn.
Khá phổ biến khi bạn được nghe rằng Bitcoin và các đồng tiền ảo khác hiện đang theo một mô hình tương tự. Tuy nhiên, thế giới tài chính hiện nay có nhiều khác biệt và lượng người tham gia là lớn hơn nhiều so với thế kỷ 17, vì vậy việc liên hệ giữa cơn sốt hoa Tulip và Bitcoin là không hợp lý. Hơn nữa, tiền ảo và thị trường truyền thống là khác nhau trên nhiều khía cạnh.
Các khác biệt chính
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa hoa tulip và Bitcoin là chức năng lưu trữ giá trị. Hoa tulip có tuổi thọ giới hạn và hầu như không thể nói chính xác hình dạng của hoa sẽ như thế nào chỉ bằng cách nhìn vào củ hoa. Thương nhân sẽ phải trồng và hy vọng rằng nó đúng là loại mà họ đầu tư vào, đặc biệt là nếu họ đã trả tiền cho một trong những màu hiếm. Ngoài ra, nếu họ muốn vận chuyển hoa tulip, họ cần một cách thức vận chuyển hoa an toàn đến nơi cần đến với tất cả các chi phí liên quan. Hoa Tulip cũng không thích hợp dùng cho thanh toán vì không thể chia chúng thành các phần nhỏ hơn bởi như vậy sẽ làm chết cây. Ngoài ra, hoa có thể dễ dàng bị đánh cắp từ cánh đồng hoặc ra khỏi một gian hàng bán, khiến chúng khó được bảo vệ hơn.
Ngược lại, Bitcoin là kỹ thuật số và có thể được chuyển giao trong một mạng ngang hàng toàn cầu. Nó là một đồng tiền kỹ thuật số được bảo đảm bằng các kỹ thuật mã hóa, giúp cho nó có khả năng chống lại gian lận. Bitcoin không thể được sao chép hoặc phá hủy và có thể dễ dàng chia thành nhiều đơn vị nhỏ hơn. Hơn nữa, bitcoin là tương đối khan hiếm với một nguồn cung hạn chế cố định ở mức tối đa là 21 triệu đơn vị. Đúng là thế giới kỹ thuật số của các đồng tiền điện tử có một số rủi ro, nhưng việc áp dụng các nguyên tắc bảo mật chung sẽ giúp tiền của bạn được an toàn.
Cơn sốt hoa Tulip có thực sự là bong bóng?
Năm 2006, nhà kinh tế học Earl A. Thompson đã ra một bài báo có tựa đề “Cơn sốt hoa Tulip: Sự thực hay được thêu dệt?”. Trong bài, ông cho rằng Cơn sốt hoa Tulip thực ra là câu chuyện mang tính hàm ẩn liên quan đến chính phủ về sự chuyển đổi từ hợp đồng tương lai hoa tulip sang hợp đồng lựa chọn, và không thực sự là cơn sốt thị trường. Theo Thompson, Cơn sốt hoa Tulip không thể được coi là một bong bóng bởi vì “bong bóng đòi hỏi có sự tồn tại về sự nhất trí trong thỏa thuận giá để giá vượt quá giá trị cơ bản”, do đó đây không phải là trường hợp bong bóng thực sự.
Năm 2007, Anne Goldgar xuất bản một cuốn sách mang tên “Cơn sốt hoa Tulip: Tiền, danh dự và kiến thức trong Thời kỳ Hoàng kim Hà Lan”. Trong sách, bà trình bày rất nhiều bằng chứng cho thấy câu chuyện phổ biến về Cơn sốt hoa Tulip thực ra chứa đầy yếu tố không thật. Dựa trên nghiên cứu từ hệ thống lưu trữ, các lập luận của Goldgar cho thấy rằng sự tăng giá và nổ bong bóng hoa tulip là nhỏ hơn nhiều so với mức mà hầu hết chúng ta có xu hướng tin vào. Bà cho rằng hậu quả kinh tế là khá nhỏ và số lượng người tham gia thị trường hoa tulip là không nhiều.
Kết luận
Bất kể Cơn sốt hoa Tulip là một bong bóng tài chính hay không, sẽ không hợp lý khi so sánh hoa tulip với Bitcoin (hoặc bất kỳ tiền điện tử nào khác). Sự kiện đã diễn ra gần 400 năm trước, trong một bối cảnh lịch sử hoàn toàn khác, và hoa chắc chắn không thể so sánh được với một đồng tiền kỹ thuật số được bảo đảm bằng kỹ thuật mật mã.