Mới đây, một động thái từ phía chính phủ Iran cắt nguồn cung cấp năng lượng cho các công ty khai thác Bitcoin (BTC) địa phương trong bối cảnh giá tiền crypto tăng vọt.
Vào năm 2017, khi giá Bitcoin tăng đến mức “chóng mặt”, hashrate đã nhân đôi trước sự quan tâm từ cộng đồng với crypto. Cho đến ngày 1/7, hashrate khai thác Bitcoin đã vượt qua 69 triệu hash/giây.
Tuy nhiên, trước động thái pháp lý từ các quan chức Iran là một lời nhắc nhở rõ ràng rằng các chính sách pháp luật có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng crypto trên toàn cầu. Không gian khai thác Bitcoin đã hiện diện xuyên suốt 2 năm qua dựa trên chiều sâu của môi trường khiêm tốn và khắc nghiệt cho toàn bộ không gian crypto.
Theo dữ liệu từ Blockchain.com, hashrate khai thác từ Bitcoin đã tăng liên tục trong sáu tháng qua:
Đây là những dấu hiệu tích cực cho hệ sinh thái khai thác trước áp lực từ lệnh đe dọa từ chính phủ Iran. Mối tương quan giữa biến động giá cả và các nỗ lực trong điều tiết chính là những trở ngại đáng chú ý.
Trước các áp lực pháp lý mới nhất về khai thác crypto ở Iran, các báo cáo đã nghiên cứu hành vi một số quốc gia lớn có hoạt động khai thác crypto trên diện rộng và các chế tài pháp lý tại mỗi quốc gia mà ngành công nghiệp crypto này cần phải chú ý.
Trung Quốc
Trong những năm gần đây, Trung Quốc là quốc gia thể hiện mối quan tâm đặc biệt với crypto. Theo đó, chính phủ đã có biện pháp cứng rắn đối với giao dịch crypto với các tổ chức tài chính bằng cách cấm giao dịch Bitcoin, các dịch vụ ICO cũng như trao đổi crypto.
Bất chấp lệnh cấm từ chính phủ, những hoạt động khai thác Bitcoin trong cộng đồng Trung Quốc thể hiện họ là “tay chơi lớn” trên toàn cầu. Theo báo cáo, các nhóm khai thác có trụ sở tại Trung Quốc được cho là có khả năng khai thác 70% tất cả các đồng tiền được tạo ra hàng năm.
Hơn nữa, các nhóm khai thác Bitcoin trên toàn cầu đều bị chi phối hoạt động bởi người Trung Quốc. Lý do cho sự thống trị này đến từ nguồn cung điện năng “dồi dào” trong nước. Các chỉ số thống kê chỉ ra tỉnh Tứ Xuyên, nơi được coi là thủ đô khai thác Bitcoin của Trung Quốc. Dựa vào nguồn cung điện năng “khủng khiếp” khiến các hầu hết nhà sản xuất điện vui mừng “khuyến khích” các startup thiết lập nhiều hoạt động khai thác crypto hơn.
Tuy nhiên, sự thống trị của nhóm khai thác Bitcoin tại Trung Quốc có thể bị chấm dứt, nếu các quy định được đề xuất cấm khai thác crypto của chính phủ đưa vào tháng 4/2019 được thông qua.
Theo các chuyên gia đây sẽ là một “cú đấm thép” gây thiệt hại cho Bitmain có trụ sở tại Trung Quốc, nổi tiếng với vai trò nhà sản xuất công ty khai thác ASIC, dịch vụ phần cứng hỗ trợ khai thác crypto.
Cũng trong báo cáo trong năm 2018 cho biết, nhiều nhà khai thác khai thác đang nổ lực tìm kiếm thị trường mới trước bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ chính phủ Trung Quốc. Điều này được hiểu rằng mối quan tâm về yếu tố môi trường và thiếu hụt doanh thu từ thuế là lý do cho sự thờ ơ đối với hoạt động khai thác tiền điện tử ở Trung Quốc.
Nga
Tại đây, các lệnh hạn chế Bitcoin và crypto của chính phủ Nga có phần “nới lỏng” hơn so với Trung Quốc, ở chỗ nó vẫn chưa có phương hướng điều tiết dứt khoát về lĩnh vực chung này. Mặc dù Nga không quy định rõ ràng về Bitcoin, nhưng việc sử dụng nó làm tùy chọn thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ là bất hợp pháp.
Cho đến thời điểm này, hoạt động khai thác crypto vẫn diễn ra tại Nga, với khí hậu lạnh và nguồn năng lượng điện giá rẻ là yếu tố thúc đẩy hoạt động khai thác này. Tuy nhiên, một khi dự luật Tài sản tài chính kỹ thuật số được thông qua vào hè 2019, các miner crypto có thể phải đối mặt với tiền phạt trong tương lai.
Anatoly Aksakov, Chủ tịch Ủy ban Nhà nước về Thị trường tài chính, nói với hãng truyền thông địa phương TASS rằng các loại crypto được tạo ra trên các blockchain mở được coi là bất hợp pháp. Đồng thời, Aksakov nhấn mạnh rằng việc sở hữu Bitcoin ở Nga không phải là bất hợp pháp miễn là crypto đã được mua hoặc mua bên ngoài lãnh thổ quốc gia này.
Iran
Theo các báo cáo đầu tuần này, chính phủ Iran đã có dự thảo nghiêm khắc đối với ngành khai thác crypto ở nước này, một phần đến tự nguồn cầu tăng cao trong việc sử dụng điện trong tháng qua. Bộ năng lượng Iran cho rằng các hoạt động khai thác là nguyên nhân chiếm mức tăng 7% “bất thường” trong việc tiêu thụ điện toàn quốc. Trước bối cảnh lo ngại các áp lực “quá tải” lưới điện tà quốc gia, chính phủ Iran dự định cắt nguồn cung điện cho các công ty khai thác crypto cho đến khi họ chấp nhận mức thuế năng lượng mới.
Người Iran hiện được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp giá điện của chính phủ. Đây là lợi thế thuận lợi cho các “thợ mỏ” cá nhân nói riêng và các công ty nói chung có nhu cầu khai thác crypto. Hệ sinh thái khai thác này còn được nhận phê duyệt bởi Chính phủ Iran theo quy định vào tháng 9/2018 sau khi một số cơ quan chính phủ Iran chính thức chấp nhận khai thác tiền crypto như một ngành công nghiệp hợp pháp tại quốc gia này. Điều này sẽ sớm hợp thức hóa bằng khung pháp lý chính thức trong thời gian tới.
Với hàng loạt hoạt động khai thác tăng cao diễn ra ở Iran, Phó Bộ trưởng năng lượng Iran, Homayoun Haeri, cho rằng việc thanh toán các hoạt động khai thác phải được xem xét như chi phí cho xuất khẩu điện vào tháng 6/2019. Các chuyên gia cho biết đây chính “cú đánh thép” đối với một quốc gia đang nhìn nhận “crypto” như một phương tiện khả thi để tránh các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đã hạn chế khả năng giao dịch thương mại với cộng đồng thế giới.
Cộng hòa Séc và Iceland
Tại Cộng hòa Séc, một trong những quốc gia khai thác crypto lớn nhất thế giới, chiếm đến 7,5% tổng phân phối tỷ lệ hash. Các chuyên gia nhận thấy, quốc gia châu Âu này khá thoải mái về quan điểm pháp lý đối với Bitcoin và crypto nói chung. Chính phủ Séc không xem Bitcoin là đồng tiền pháp định và phân loại crypto thuộc tài sản vô hình.
Tương tự như vậy, Iceland hiện là trung tâm trong lĩnh vực khai thác crypto, một phần khí hậu lạnh và nguồn cung năng lượng tái tạo dồi dào. Vào tháng 2/2018, các chuyên gia nhận định việc tiêu thụ điện của khai thác crypto sẽ vượt qua tổng lượng năng lượng được sử dụng bởi các hộ gia đình trong nước. Tại thời điểm nói trên, công ty Genesis Mining được báo cáo là tiêu thụ năng lượng nhiều nhất ở Iceland.
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ cũng là một trong số quốc gia có nền công nghiệp khai thác crypto mạnh mẽ nhờ vào các khung pháp lý ban hành nơi đây. Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ (CFTC) đã phân loại Bitcoin là một loại hàng hóa vào tháng 9/2015. Không có hạn chế cụ thể đối với hoạt động khai thác, trong khi một số tiểu bang đã thực hiện các cách tiếp cận khác nhau đối với crypto nói chung.
Cụ thể, Thành phố Plattsburgh ở New York là nơi duy nhất ở Mỹ chính thức cấm khai thác crypto vào tháng 3/2018. Điều này xảy ra sau khi cư dân địa phương bắt đầu phàn nàn về hóa đơn tiền điện tăng do việc khai thác crypto xuất hiện trong khu vực dù thành phố nằm gần một đập thủy điện cung cấp nguồn cung điện giá rẻ. Vào tháng 3/2018, các nhà khai thác khai thác lớn nhất ở Plattsburgh được báo cáo đã sử dụng 10% nguồn cung cấp điện trên tổng 104 thành phố. Do đó, hội đồng thành phố Plattsburgh đã thi hành lệnh cấm khai thác crypto trong 18 tháng.
Theo báo cáo từ Công ty Cung cấp điện lưới cho biết Louisiana là địa điểm rẻ nhất để khai thác crypto đầu tiên. Theo sau là bang Idaho, Washington, Tennessee và Arkansas. Và GigaWatt, trang trại khai thác lớn nhất ở Hoa Kỳ, đặt ở Washington.
Khai thác crypto – Xu hướng toàn cầu
Các quốc gia nói trên đều sở hữu các khung pháp lý riêng đối với hoạt động của ngành công nghiệp khai thác crypto, nhưng không thể phủ nhận là lĩnh vực khai thác crypto đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Vị trí lãnh thổ là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất khai thác lớn dựa vào nguồn cung điện sẵn có. Ngoài ra, khí hậu cũng đóng vai trò quan trọng vì các quốc gia châu Âu và những nơi như Canada sở hữu khí hậu lạnh giá, giúp cho việc tản nhiệt các thiết bị khai thác tốt hơn, nâng cao hiệu suất đào crypto.
Về bản chất của khai thác Bitcoin, đặc biệt, đòi hỏi nhu cầu lượng điện năng ngày càng tăng cùng với cộng đồng khai thác ngày phát triển. Khó khăn cũng đến từ sự kiện Bitcoin Halving. Đây là một sự kiện diễn ra sau 4 năm với Bitcoin được tạo ra trên mỗi khối sẽ giảm một nửa, điều đó buộc các thợ đào phải làm nhiều hơn trong khi số Bitcoin nhận về ngày ít đi.
Cuối năm 2018, một nghiên cứu cho rằng tổng mức sử dụng điện của khai thác crypto trên toàn cầu đã vượt qua mức khai thác khoáng sản. Trước mối quan tâm nói trên, một số báo cáo khác vào tháng 6/2019 trấn an rằng có đến 74% hoạt động khai thác Bitcoin được cung cấp bởi các nguồn năng lượng tái tạo. Tính đến thời điểm hiện tại, các hoạt động khai thác crypto vẫn chủ đề hấp dẫn và các hoạt động khai thác trên toàn thế giới vẫn là xu hướng tiếp diễn trong thời gian tới.
- Iran thu giữ 1,000 giàn trâu đào, bỏ qua các nhà thờ đang khai thác Bitcoin
- Bộ Tài chính Nga xem xét cho phép giao dịch tiền điện tử
Hòa Phạm
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph