Chu kỳ 4 năm của Bitcoin, đặc trưng bởi sự kiện halving, được công nhận là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng giá của BTC theo từng năm.
Trong chu kỳ lớn hơn này, trader dự đoán về các giai đoạn riêng biệt: tích lũy, tăng giá parabol và cuối cùng là sụp đổ.
Trong suốt 4 năm, các chu kỳ ngắn hạn cũng xuất hiện, thường được thúc đẩy bởi sự thay đổi trong tâm lý thị trường và hành vi của holder dài hạn và ngắn hạn. Những chu kỳ này, được hình thành bởi các mô hình tâm lý của những người tham gia thị trường, có thể cung cấp thông tin chi tiết về động thái tiếp theo của Bitcoin.
Cá voi Bitcoin phân phối khi thị trường suy thoái
Những holder Bitcoin dài hạn, nắm giữ token trong 3 đến 5 năm, thường được coi là những người tham gia dày dạn kinh nghiệm nhất. Họ có nhiều kinh nghiệm hơn, thường có thể vượt qua thị trường giá xuống kéo dài và có xu hướng bán ra gần đỉnh cục bộ.
Theo dữ liệu gần đây từ Glassnode, những holder dài hạn đã phân phối hơn 2 triệu BTC trong hai đợt riêng biệt trong chu kỳ hiện tại. Cả hai đợt đều theo sau bởi sự tích lũy mạnh mẽ, giúp hấp thụ áp lực bán và góp phần tạo nên cấu trúc giá ổn định hơn.
Hiện tại, holder Bitcoin dài hạn đang trong giai đoạn tích lũy mới. Kể từ giữa tháng 2, tài sản của nhóm này đã tăng mạnh gần 363.000 BTC.

Một nhóm người nắm giữ Bitcoin khác thường được coi là có kinh nghiệm dày dặn hơn so với nhà đầu tư thông thường là cá voi, những địa chỉ nắm giữ hơn 1.000 BTC. Nhiều người trong số họ cũng là holder dài hạn.
Đứng đầu nhóm này là những ví cá voi khổng lồ nắm giữ hơn 10.000 BTC. Hiện tại, theo BitInfoCharts, có 93 địa chỉ như vậy và hoạt động gần đây của họ cho thấy sự tích lũy đang diễn ra.
Dữ liệu của Glassnode cho thấy cá voi lớn đã đạt điểm tích lũy hoàn hảo trong thời gian ngắn (~1.0) vào đầu tháng 4, cho thấy hoạt động mua mạnh mẽ trong khoảng thời gian 15 ngày.
Kể từ đó, điểm số đã giảm xuống còn ~0,65 nhưng vẫn phản ánh sự tích lũy ổn định. Những holder lớn này dường như đang mua từ các nhóm nhỏ hơn, cụ thể là các ví có ít hơn 1 BTC và những ví có dưới 100 BTC, ghi nhận điểm tích lũy giảm xuống còn 0,1 – 0,2.
Sự phân kỳ này báo hiệu đợt luân chuyển nguồn cung từ những holder nhỏ lẻ sang holder lớn và đánh dấu tiềm năng hỗ trợ giá trong tương lai, do cá voi có xu hướng nắm giữ trong dài hạn. Thông thường, đây cũng là tín hiệu báo trước các giai đoạn tăng giá.
Lần cuối cùng những holder lớn đạt điểm tích lũy hoàn hảo là vào tháng 8/2024, khi Bitcoin được giao dịch ở mức gần $60.000. Hai tháng sau, BTC đã tăng vọt lên $108.000.

Holder ngắn hạn chịu ảnh hưởng lớn từ tâm lý thị trường
Holder BTC ngắn hạn, là những người nắm giữ BTC trong 3 – 6 tháng, lại đang có hành vi khác. Họ có xu hướng bán nhiều hơn trong thời gian điều chỉnh hoặc thời kỳ bất ổn.
Hành vi này cũng tuân theo một mô hình, với dữ liệu của Glassnode cho thấy mức chi tiêu có xu hướng tăng và giảm khoảng 8 – 12 tháng một lần.
Hiện tại, hoạt động chi tiêu của những holder ngắn hạn đang ở mức thấp kỷ lục mặc dù môi trường vĩ mô hỗn loạn. Điều này cho thấy nhiều người mua Bitcoin mới đang chọn nắm giữ thay vì bán tháo. Tuy nhiên, nếu giá Bitcoin giảm thêm, những holder ngắn hạn có thể là những người đầu tiên bán ra, có khả năng đẩy nhanh sự suy giảm.

Thị trường do con người điều khiển. Những cảm xúc như sợ hãi, tham lam và hưng phấn không chỉ ảnh hưởng đến các quyết định của cá nhân mà còn định hình toàn bộ động thái của thị trường. Đây là lý do tại sao chúng ta thường thấy các mô hình quen thuộc: bong bóng phồng lên khi lòng tham trỗi dậy, sau đó sụp đổ trong các đợt bán tháo hoảng loạn.
Chỉ số Sợ hãi & Tham lam minh họa rất rõ nhịp điệu này. Chỉ số dựa trên một số chỉ báo thị trường, thường có chu kỳ 3 đến 5 tháng, dao động từ trung tính sang tham lam hoặc sợ hãi.
Kể từ tháng 2, tâm lý thị trường vẫn ở trong vùng sợ hãi và cực kỳ sợ hãi, giờ đây càng trở nên tồi tệ hơn do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Hoa Kỳ – Donald Trump và sự sụp đổ của giá cổ phiếu toàn cầu.
Tuy nhiên, tâm lý con người là theo chu kỳ và thị trường có thể chứng kiến khả năng quay trở lại vùng “trung lập” trong vòng 1-3 tháng tới.

Có lẽ khía cạnh hấp dẫn nhất của chu kỳ thị trường là khi đủ số người tin vào mô hình, họ sẽ bắt đầu hành động theo mô hình đó, chốt lời ở mức đỉnh và mua vào ở mức đáy dự kiến. Hành vi tập thể này giúp củng cố tính chu kỳ và làm tăng thêm tính bền bỉ của nó.
Bitcoin là một ví dụ điển hình. Các chu kỳ của nó có thể không diễn ra theo lịch trình chính xác, nhưng chúng diễn ra đủ nhịp nhàng để định hình kỳ vọng và tạo ra ảnh hưởng đến giá cả thực tế.
Bạn có thể xem giá BTC ở đây.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn
- Điều gì sẽ xảy ra với ngành crypto sau khi Paul Atkins trở thành chủ tịch SEC Hoa Kỳ?
- Michael Saylor: Sự hỗn loạn là nguồn sức mạnh của Bitcoin
- Đây là lý do ETH hoạt động kém hơn trong chu kỳ thị trường này
Việt Cường