Trang chủ Tạp chí Tin tức Ethereum (ETH) Các giải pháp mở rộng quy mô Ethereum có đang phá vỡ...

Các giải pháp mở rộng quy mô Ethereum có đang phá vỡ hệ sinh thái?

Phí giao dịch trên mainnet Ethereum đã gây ra nhiều thất vọng và thường xuyên bị chỉ trích cho đến nay, phí giao dịch đã tăng đều đặn trong ít nhất một năm nay. Vì nền tảng hợp đồng thông minh lớn nhất thế giới đang ngày càng phổ biến, các khoản phí đi kèm với mỗi giao dịch cũng leo thang trong khi mạng ngày càng tắc nghẽn.

Ethereum

Cơn sốt NFT năm nay thậm chí càng đẩy nhanh xu hướng này và có lẽ đã đến lúc người dùng bình thường làm quen với ý tưởng không giao dịch trên mainnet Ethereum, vì mainnet có xu hướng được dùng để thực hiện các giao dịch có giá trị cao và giao dịch do giải pháp mở rộng quy mô trên mainnet Ethereum phát hành.

Trên thực tế, nhiều người trong không gian gợi ý nên ngừng giao dịch trên mainnet Ethereum và chuyển sang các giải pháp mở rộng quy mô (layer 2) như Optimism, Arbitrum và Starknet mới được phát hành.

Với những người dùng không quá quan tâm đến Ethereum, không đặt nặng sự phi tập trung và thường là những người mới tham gia vào không gian tìm đến các nền tảng có thông lượng giao dịch cao và phí gần như bằng 0. Rất ít người nhận thấy sự thành công của các hệ thống layer 1 như Solana, Avalanche và sidechain Ethereum, chẳng hạn như Polygon – một điều rất đáng ngạc nhiên.

Quy mô sử dụng mạng như thế nào?

Từ quan điểm kỹ thuật, người dùng chỉ nên giao dịch trên mạng layer 2 khi sử dụng các ứng dụng trên Ethereum hàng ngày và để lại mainnet cho các giao dịch có giá trị cao, các giao dịch từ giải pháp mở rộng quy mô. Về lâu dài, mainnet Ethereum chỉ nên được sử dụng cho các giải pháp mở rộng quy mô.

Các giải pháp mở rộng quy mô trên Ethereum, còn được gọi là rollup, là công nghệ tách layer thực thi trên Ethereum và cuộn các giao dịch vào một nhóm, gộp toàn bộ nhóm thành một giao dịch duy nhất trên Ethereum mainnet, do đó nén dữ liệu giao dịch và giảm lượng lớn nhu cầu không gian khối.

Phí gas cần thiết cho giao dịch gộp trên mainnet về cơ bản được chia đều cho tất cả các giao dịch riêng lẻ có trong nhóm, giảm phí cho mỗi giao dịch. Ngoài ra, việc tách layer thực thi cho phép tối ưu hóa thông lượng giao dịch, giúp các giao dịch được xử lý gần như tức thì và trải nghiệm người dùng tốt hơn, trong khi vẫn có tính năng phi tập trung và bảo mật của mainnet Ethereum. Tuy nhiên, sidechain không có được lợi thế này và tự duy trì tập hợp các node xác thực của riêng chúng.

Những hạn chế

Từ quan điểm trải nghiệm người dùng, điều này có những hạn chế riêng. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự chia tách giữa các ứng dụng phi tập trung và giải pháp mở rộng khác nhau. Vì những lý do này, các nhà phát triển bảo trì code và bảo mật đứng về hai phía, buộc phải chuyển code sang các nền tảng khác. Trong khi các giải pháp mở rộng tương tự nhau về khả năng tương thích Ethereum (Ethereum Virtual Machine), chúng không hoàn toàn giống nhau.

Ban đầu, các team phải chọn giải pháp mở rộng quy mô để triển khai ứng dụng của họ. Điều này tạo ra tình huống người dùng chọn một giải pháp mở rộng cụ thể tùy thuộc vào ứng dụng họ muốn sử dụng. Vì mỗi giải pháp mở rộng quy mô chạy một mạng khác với mainnet Ethereum nên người dùng thích sử dụng nhiều ứng dụng sẽ phải gửi tiền qua cầu nối đến một số mạng không tương thích.

Ví dụ, một NFT được mua hoặc đúc tại dịch vụ chạy trên Arbitrum. Người dùng không thể bán NFT này tại dịch vụ chạy trên Optimism, trừ khi nó được bắc cầu đến mạng. Do đó, chủ sở hữu sẽ phải trả phí giao dịch trên mainnet. Trong tình huống như thế này, người dùng phải có tiền trên cả hai mạng. Trên thực tế, nhiều người có tiền trên 4 đến 5 mạng layer 2 khác nhau để có khả năng hoạt động.

Như vậy, kết quả là họ phải giữ tiền trên nhiều mạng layer 2, chuyển đổi giữa các mạng tùy thuộc vào dịch vụ họ muốn sử dụng và chuyển tiền giữa các mạng đến nơi họ cần.

Kết luận

Chỉ có thời gian mới biết điều này sẽ dẫn đến kết quả như thế nào khi quỹ đạo hiện tại hướng đến rất nhiều giải pháp mở rộng quy mô trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng tất cả chúng sẽ hội tụ trong dài hạn. Điều này thường xảy ra khi thị trường trưởng thành. Trong mọi trường hợp, có vẻ như đã đến lúc người dùng bắt đầu chuyển sang giải pháp mở rộng quy mô và chuẩn bị cho tương lai chia tách mạng, khác xa với một mạng đơn lẻ tiện lợi.

Vì phí giao dịch dường như luôn tăng không ngừng, người dùng có thể rơi vào tình thế “chết từ từ” do phí tăng cao khiến cho hoạt động giao dịch ngày càng trở nên đắt đỏ.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Minh Anh

Theo Cryptoslate

MỚI CẬP NHẬT

Hàn Quốc áp đặt lệnh trừng phạt đối với hacker tiền điện tử và nhân viên CNTT của Triều Tiên

Hàn Quốc trừng phạt nhóm hacker và nhân viên IT Triều Tiên liên quan...

Chính phủ Hàn Quốc hôm nay tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt đối với 15 cá nhân và một tổ chức thuộc Cộng...

Hyperliquid là gì? Airdrop HYPE có ý nghĩa như thế nào đối với DeFi?

Hyperliquid là một nền tảng Layer 1 hiệu suất cao, được thiết kế để trở thành một sàn giao dịch tiền điện tử phi...

XRP đối mặt áp lực bán: Đà tăng 43% bị phe gấu ngăn chặn

Ripple (XRP) đang bị mắc kẹt trong khu vực đi ngang, chật vật để gia nhập liên minh các loại tiền điện tử đạt...

Bloomberg tiếp tục gieo rắc FUD, cảnh báo Tether sụp đổ

Bloomberg quay trở lại với việc mà họ làm tốt nhất: thúc đẩy nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn và nghi ngờ (FUD)....

Token Gate (GT) vượt mốc 15 đô la, trở thành altcoin tăng mạnh nhất...

Gate (GT), token gốc của GateChain – blockchain công khai thuộc sàn giao dịch Gate.io, đã trở thành altcoin có hiệu suất tốt nhất...

Hồng Kông đạt bước tiến quan trọng về quy định stablecoin

Dự luật về Stablecoin của Hồng Kông đã được chuyển đến Hội đồng lập pháp, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thiết...
Bitcoin

Giá Bitcoin giảm 3% do lỗi trên TradingView khiến chỉ số thống trị về...

Bitcoin biến động vào ngày 26/12 khi thị trường dường như phản ứng với dữ liệu sai lệch trên biểu đồ TradingView. Lỗi dữ liệu...

Trader kiếm được 1,1 triệu đô la nhờ Short ETH với đòn bẩy 50X...

Một trader đã kiếm được hơn 1,1 triệu đô la từ vị thế Ether trong vòng hai ngày sau khi xác định chiến lược...

Cá voi tiến hành “thu gom” lượng lớn PENGU đẩy giá tăng 10%

Pudgy Penguins (PENGU), token mới ra mắt gắn liền với bộ sưu tập NFT phổ biến, đã thu hút sự chú ý của thị...

SOL có thể chạm mốc 300 USD: Đồng altcoin layer 2 SOLX cũng có...

Vừa trải qua một tháng đầy biến động với mức giảm gần 22%, Solana vẫn kiên cường đứng vững trên mức hỗ trợ quan...
memecoin

Lý do 2 memecoin MOODENG và MIRA tăng vọt hai chữ số

Memecoin chưa bao giờ khiến ngành công nghiệp này thất vọng với cộng đồng siêu năng động và lượng người theo dõi trung thành....

Tin vắn Crypto 26/12: Bitcoin vẫn đang trong giai đoạn tăng giá lành mạnh...

Từ nhận định Bitcoin vẫn đang trong giai đoạn tăng giá lành mạnh đến Crypto.com ra mắt công ty tín thác mới tại Hoa...

Solaxy huy động được 5,6 triệu USD, tiềm năng trở thành token tiếp theo...

Solaxy (SOLX) đang phát triển một giải pháp Layer 2 đột phá nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng trên mạng Solana. Dự án...
đoge-giam

Cá voi Dogecoin là hy vọng duy nhất để phục hồi sau cú giảm...

Dogecoin đang gặp khó khăn trong việc phục hồi những khoản lỗ gần đây, với nhu cầu giảm rõ rệt trong vài ngày qua....
Dự trữ Bitcoin trên Binance giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ tháng 1

Dự trữ Bitcoin trên Binance giảm xuống mức thấp tương tự tháng 1 trước...

Dự trữ Bitcoin trên sàn giao dịch Binance đã giảm xuống mức thấp tương tự tháng 1/2024. Điều này xảy ra chỉ hai tháng...

Bitget hợp nhất BWB và BGB, đưa BGB trở thành token hệ sinh thái...

Bitget, một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu thế giới, vừa chính thức thông báo kế hoạch hợp nhất hai...