Các thị trường mới nổi và các loại tiền tệ tương ứng của họ đang tăng lên, trong lịch sử đã có một số mối tương quan với giá của Bitcoin.
Theo Morgan Stanley, điểm chuẩn thị trường mới nổi toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 8% trong năm 2019, chủ yếu là do sự gia tăng sự hứng thú trên thị trường chứng khoán Trung Quốc sau triển vọng lạc quan của thỏa thuận thương mại.
Bitcoin vs các thị trường mới nổi: Đâu là mối tương quan?
Vào tháng 8 năm 2018, nhà phân tích vĩ mô toàn cầu Peter Tchir cho biết, trong giai đoạn thị trường mới nổi căng thẳng, các loại tiền mã hóa hư Bitcoin giống như một kho lưu trữ giá trị được dự đoán sẽ đem lại sự tăng trưởng.
Ông nói:
“Tôi cho rằng bitcoin và tiền mã hóa sẽ hoạt động tốt trong thời điểm thị trường mới nổi căng thẳng. Nếu bạn sống ở một quốc gia có thị trường mới nổi, nơi tình hình chính trị khó khăn và tiền tệ của bạn đang mất giá nhanh chóng, sẽ rất có ý nghĩa khi muốn lưu trữ hoặc giấu nó đi hoặc đầu tư vào tiền mã hóa. Về lý thuyết, Bitcoin là ‘quỹ bảo hộ’ lý tưởng cho một người giàu có trong tình huống như vậy”.
Nhưng, Bitcoin đã tiếp tục đi theo xu hướng giá của các điểm chuẩn thị trường mới nổi như chỉ số MSCI EM trong đà giảm.
Các nhà đầu tư và chiến lược gia dự đoán các thị trường mới nổi và Bitcoin sẽ chứng minh mối tương quan nghịch đảo. Trong suốt năm 2018, cả hai đã liên tục cho thấy mối tương quan và nếu chỉ số MSCI EM tăng 8% vào cuối năm, nó có thể có tác động tích cực đến giá của các đồng tiền mã hóa.
Phát biểu với Trading Nation của CNBC, Tom Lee, người đứng đầu mảng nghiên cứu của Fundstrat Global cho biết vào cuối năm 2018 rằng cho đến khi các thị trường mới nổi phải đối mặt với xu hướng đảo ngược, thật khó tưởng tượng rằng nhiều nhà đầu tư sẽ buộc phải bám víu lấy thị trường tiền mã hóa.
Ông Lee nói rằng:
“Cả hai thực sự đã đạt đỉnh vào đầu năm nay và cả hai đều có xu hướng giảm. Cho đến khi các thị trường mới nổi bắt đầu quay đầu, tôi nghĩ theo một số cách mà mối tương quan sẽ được giữ vững và cho chúng ta biết rằng rủi ro về tâm lý là những người mua không mua Bitcoin”.
Danh sách các thị trường mới nổi cho năm 2019 bao gồm các quốc gia như Hàn Quốc, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan, cũng đại diện cho các thị trường giao dịch tiền mã hóa tương đối lớn.
Mặc dù Trung Quốc đã đàn áp giao dịch tiền mã hóa nhưng các báo cáo cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang mua tiền mã hóa thông qua các thị trường giao dịch OTC trong nước hoặc tại Hồng Kông.
Vào tháng 9, SCMP đã báo cáo rằng các trader tiền mã hóa ở Trung Quốc đang lách luật để không bị hạn chế trong việc đầu tư vào thị trường này.
Terence Tsang, giám đốc điều hành của TideBit, cho biết :
“Cảnh báo mới nhất và có khả năng tăng cường giám sát các nền tảng nước ngoài được nhắm vào một loạt các sàn giao dịch nhỏ hơn được cho là những thực thể có nguồn gốc từ nước ngoài, nhưng thực tế đang hoạt động tại Trung Quốc và tuyên bố họ đã thuê ngoài hoạt động cho một công ty Trung Quốc. Những sàn giao dịch có trang web đích bằng tiếng Trung Quốc đã thu hút sự giám sát đặc biệt của các nhà quản lý”.
Mối tương quan giữa các thị trường mới nổi và Bitcoin dựa trên lý thuyết rằng sự cải thiện về triển vọng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia được coi là thị trường mới nổi có thể khiến nhiều nhà đầu tư cam kết với tiền mã hóa.
Lee nhấn mạnh rằng các nhà đầu tư khó có thể đầu tư vào thị trường tiền mã hóa khi các thị trường truyền thống đang xả vì tiền mã hóa mang đến cơ hội lợi nhuận và rủi ro cao hơn cho các nhà đầu tư.
Nhờ các hoạt động gia tăng đáng kể trong ngành công nghiệp tiền mã hóa liên quan đến việc phát triển, tài trợ, dòng vốn và mở rộng các công ty mà các nhà điều hành ngành công nghiệp này vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của lĩnh vực tiền mã hóa.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các nhà phân tích thường nghiêng về xu hướng giảm giá cho thị trường tiền mã hóa trừ khi Bitcoin thiết lập động lực mới và đẩy giá vượt qua các mức kháng cự chính mà trước đây không thể vượt qua.