Có thể cho rằng xu hướng tài chính thú vị nhất của năm 2017 là sự lan truyền của tiền tệ kỹ thuật số, đặc biệt là trong hệ sinh thái Ethereum. Với sự bùng nổ ICO, rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau đã được kết nối với các token hoặc blockchain. Điều này khiến một số nhà đầu tư đặt ra các câu hỏi về các phương án phân phối và sử dụng khác nhau của các token và cách định giá chúng.
Liệu chúng ta có đang trong một bong bóng hay không thì vẫn là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi khi mà chúng ta chắc chắn đang ở trong một làn sóng đầu cơ khổng lồ. Làn sóng ấy sẽ đem lại kết thúc tồi tệ cho một vài coin nhưng nên nhớ rằng thị trường tiền mã hóa nói chung mới chỉ đang ở giai đoạn đầu và sẽ còn mở rộng lên nhiều lần trong những năm tới.
Như tôi đã kết luận trong bài so sánh với bong bóng Dot-Com, đầu tư chọn lọc trong sự bùng nổ ICO là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư dài hạn.
Có thể thiết lập một khuôn khổ để phân tích tất cả các mô hình kinh doanh khác nhau và đánh giá các coin được không? Hoặc ít nhất liệu có thể xác định con đường để đi theo khi lựa chọn giữ hay bán các coin không? Tôi sẽ trả lời câu hỏi đó bên dưới và trong phần thứ hai sắp tới của bài viết.
Giá trị đến từ đâu?
Đối với một nhà phân tích truyền thống, câu hỏi thú vị nhất là giá trị của các token từ đâu mà có. Có một số trở ngại để xác định? Tại sao? Thứ nhất, bởi vì trái ngược với cổ phiếu, việc giữ một token không cung cấp cho bạn quyền sở hữu trong công ty tiến hành ICO, do đó sự thành công của công ty không trực tiếp làm tăng giá trị của coin.
Ngoài ra, thực tế là công nghệ blockchain và tất cả các thứ liên quan đều có tính công khai. Điều này có nghĩa là vô số token và blockchain có thể được tạo ra mà không có rào cản về pháp lý. Điều này có thể làm cho cuộc cạnh tranh trở nên khốc liệt, đồng thời làm giảm nhu cầu dịch vụ đằng sau những token và tiếp đó là bản thân các token.
Một vấn đề khác với các ICO hiện tại là ngay cả khi ý tưởng đằng sau công ty là có căn cứ và nhu cầu cho token là thật thì cũng không có gì đảm bảo rằng việc thực hiện ý tưởng đó sẽ không lỗi thời trong một vài tháng, chứ chưa nói đến vài năm. Đây là một trong những lý do chính khiến nhiều công ty Dot-Com thất bại. Là người tiên phong thì rất tuyệt nhưng thị trường lại thường được cai trị bởi các công ty thế hệ thứ hai hoặc thứ ba, những kẻ đánh bại người tiên phong của một công nghệ.
Nguồn giá trị không có quyền sở hữu
Tất nhiên, ngoài quyền sở hữu (không tồn tại trong hầu hết các mô hình hiện tại) có một số cách mà các token có thể có được giá trị. Điều quan trọng nhất, theo ý kiến của tôi, là nhu cầu đối với các token cùng với nguồn cung hạn chế về vốn có thể tạo ra sự mất cân bằng giữa cung và cầu, khiến giá của “hàng hóa kỹ thuật số” cao hơn.
Đối với chủ sở hữu của các token, nhiều dự án cũng triển khai một số loại “tiền thuê” cố định hoặc “biến động” hoặc “cổ tức”. Sự tồn tại của một hệ thống như vậy có thể là lý do chính xác tại sao doanh nghiệp sẽ thất bại. Nhưng có một nhược điểm: nếu một mô hình đủ mạnh để tồn tại và thống trị, nó có thể có khả năng duy trì các khoản phí bảo hiểm này và đưa ra một sự thúc đẩy rất lớn cho giá trị của token. Nhưng điều gì sẽ tách biệt kẻ chiến thắng với phần còn lại?
Hiệu ứng mạng lưới
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải lưu ý rằng cả hai nguồn giá trị trên đều dựa trên hiệu ứng mạng lưới. Điều này, đôi khi khó nắm bắt. Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả lý do tại sao trong một số ngành công nghiệp người chiến thắng có tất cả (hoặc ít nhất là lợi nhuận), và một số công ty được hưởng một vị trí độc quyền “tự nhiên”.
Hãy nghĩ về Facebook trong phân khúc mạng xã hội, Microsoft trong phân khúc hệ điều hành, hoặc một công ty điện thoại cố định trong quá khứ. Việc thêm nhiều người dùng vào các mạng như vậy không chỉ làm giảm chi phí hoạt động cho mỗi người dùng mà thực sự làm tăng tiện ích cho tất cả. Dịch các sản phẩm đó theo bản tóm tắt tuyệt vời này:
Một sản phẩm cho thấy các hiệu ứng mạng lưới tích cực khi việc sử dụng nhiều sản phẩm hơn của người dùng này làm tăng giá trị sản phẩm cho người dùng khác (và đôi khi là tất cả người dùng).
Logic trong việc xác định giá trị của ứng dụng và token
Chúng ta phải nhấn mạnh rằng đây chỉ là một bộ lọc cơ bản, nhưng nó có một giá trị tuyệt vời trong phân tích. Theo tạp chí Fortune:
Jeff Garzik, một nhân vật hàng đầu trong cộng đồng blockchain, người điều hành một công ty tư vấn gọi là Bloq, thấy ICO là “biến đổi” nhưng vẫn cảnh giác.
Ông nói:
“99% các ICO là scam”.
Mặc dù 99% có thể hơi quá nhưng có thể nói rằng hầu hết các ICO hiện tại sẽ thất bại, trong khi những ICO sống sót sẽ nhân giá trị lên nhiều lần và sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh cho ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, công việc chính của nhà đầu tư trong phân khúc mới mẻ này là chọn lọc đúng những ICO tốt. Vì vây, bước đầu tiên là cần phải hiểu điều gì đang thúc đẩy cuộc cách mạng này ngay từ đầu.
Lợi ích quan trọng nhất của công nghệ Blockchain
Để tạo ra một khuôn khổ để định giá tiền mã hóa, chúng ta phải nhận thức được các trường hợp sử dụng hiện tại và có thể có của công nghệ Blockchain. Sự mới mẻ của công nghệ này làm cho điều này rất khó và trong một số trường hợp là không thể. Nhưng nếu chúng ta theo dõi những ưu điểm chính của blockchain, chúng ta có thể xác định được các dự án và mô hình kinh doanh được xây dựng dựa trên sức mạnh thực sự của công nghệ hay chỉ là thổi phổi.
- Hồ sơ giao dịch được lưu trữ vĩnh viễn và được xác minh
- Cơ sở dữ liệu và chức năng theo dõi được đơn giản hóa
- Chi phí và thời gian giao dịch thấp hơn
- An toàn
- Giao thức truyền dữ liệu ngang hàng
- Logic hợp đồng thông minh: mô hình kinh doanh dựa trên quy tắc và hệ sinh thái
Kết hợp những đặc tính này với các mô hình kinh doanh chỉ là bước đầu tiên. Bạn có thể thấy một mô hình phổ biến với các ví dụ bên dưới trích từ bài viết tuyệt vời của Marco Iansiti và Karim Lakhani.
Vai trò của sự chấp nhận trong việc định giá tiền điện tử và các ứng dụng Blockchain
Ngay cả khi bạn quay trở lại những năm 80 và biết về sự thành công của Google thì bạn cũng không thể đầu tư trực tiếp vào công ty này không chỉ vì những người sáng lập công ty vẫn còn đang ở giai đoạn chập chững mà cơ sở hạ tầng mà doanh nghiệp vẫn chưa tồn tại. Vậy chúng ta có đang trong thập niên 80 của công nghệ blockchain hay không? Phải, việc chấp nhận trên quy mô toàn cầu có thể sẽ mất ít nhất một thập kỷ nữa. Và cũng phải nói rằng, nó sẽ giống như Internet, sẽ mang lại những sự bất ngờ: cả tích cực và tiêu cực.
Cơn bão quản lý tiền mã hóa đang lờ mờ xuất hiện
Thật khó để vượt qua các rào cản pháp lý mà thị trường tiền mã hóa sẽ sớm phải đối mặt. Khung pháp lý của ICO hiện còn rất yếu và bằng cách nào đó các nhà quản lý sẽ cố gắng kiềm chế sự bùng nổ và chuyển theo hướng truyền thống hơn. Và xét về một số mặt thì điều đó cũng tốt cho các nhà đầu tư. Một thị trường được điều tiết hơn sẽ có lợi trong việc tránh bị lừa đảo, trong khi cho phép các nhà đầu tư khác tham gia vào ngành công nghiệp mới này.
Đối với các coin hiện tại, điều này có thể là rủi ro lớn nhất, vì toàn bộ ICO có thể bị coi là bất hợp pháp. Điều này sẽ khiến những người nắm giữ token đối mặt với sự bất ổn định trong khung pháp lý và có khả năng đẩy giá trị của các token xuống.
Trong phần tiếp theo của bài viết, tôi sẽ xem xét điều này và các rủi ro khác mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Tôi cũng sẽ đưa ra các nguyên tắc hành động, cân nhắc các lợi thế và rủi ro của một số ứng dụng và các loại tiền mã hóa đồng thời dự báo nhu cầu thực tế cho các dịch vụ và token. Để giúp mọi thứ khách quan hơn, tôi cũng sẽ tích hợp một số phương pháp định giá truyền thống.
Theo: TapChiBitcoin.vn/hacked
Xem thêm: