Lĩnh vực tài chính tập trung (CeFi) nhận được chưa đến 7% quỹ đầu tư mạo hiểm tiền điện tử mỗi tháng từ tháng 7 đến tháng 10. Theo dữ liệu do FalconX tổng hợp, con số này khác xa so với năm 2021 là nhận được hơn một nửa tổng vốn đầu tư mạo hiểm.
Vì tỷ lệ quỹ đầu tư mạo hiểm trì trệ, các sàn giao dịch tập trung đang có xu hướng chấp nhận các tính năng phổ biến của tài chính phi tập trung (DeFi). Theo đó, những người theo dõi trong ngành có nhiều quan điểm khác nhau về việc liệu CeFi chuyển hướng sang DeFi xuất phát từ nhu cầu thanh khoản hay từ sự quan tâm thực sự đến công nghệ DeFi?
David Lawant, trưởng bộ phận nghiên cứu tại công ty môi giới tiền điện tử FalconX, cho biết dữ liệu của công ty dường như cho thấy hoạt động gây quỹ của CeFi so với DeFi giảm theo thời gian. Tuy nhiên, David lưu ý nguồn tài trợ sụt giảm có thể là kết quả của các công ty CeFi đã có đủ hướng đi từ các vòng đầu tư mạo hiểm vào năm 2021 và 2022.
Nhưng nguồn vốn của CeFi tạm lắng cũng đi kèm với sự thất vọng về doanh thu.
Cụ thể là trên các sàn giao dịch tập trung, giao dịch giảm rất nhiều kể từ năm 2021. Ngược lại, tỷ lệ giao dịch diễn ra trên các sàn phi tập trung tăng lên so với các sàn giao dịch tập trung theo thời gian. Riyad Carey, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu tiền điện tử Kaiko, cho biết mức độ nghiêm trọng của suy giảm CeFi khi xem xét khối lượng của Bitcoin:
“Thật đáng ngạc nhiên vì ngày càng ít sàn giao dịch có khối lượng đáng kể khi phí theo khối lượng được coi là nguồn doanh thu chính của sàn giao dịch”.
Khi phí giao dịch trở nên ít sinh lợi hơn, các nền tảng tập trung đang chạy đua để xây dựng “ứng dụng tiền điện tử tất cả trong một”, Carey cho biết, trích dẫn Coinbase là một ví dụ nổi bật. Coinbase đã ra mắt layer 2 Base vào mùa hè và ra mắt nền tảng xác minh on-chain vào tuần trước.
OKX và Kraken đang theo bước Coinbase trong việc phát triển Ethereum layer 2 trong khi Binance phát hành ví lưu ký, báo hiệu xu hướng đang thịnh hành của các sàn giao dịch tập trung.
Carey cho biết các dự án đầu tư DeFi chủ yếu xuất phát từ việc tìm kiếm thanh khoản từ nền tảng CeFi, nhưng những người tham gia trong ngành có nhiều lý do khác nhau để chuyển hướng.
Brian Rudick, chiến lược gia cấp cao của công ty dịch vụ tài chính tiền điện tử GSR, cho biết nguyên nhân khiến CeFi quan tâm đến các sản phẩm DeFi có thể là do các công ty tập trung mong muốn “giới thiệu nhiều điểm mấu chốt hơn” và cross-selling (bán chéo). Brian lưu ý người dùng layer 2 của sàn giao dịch tập trung cũng có thể sử dụng dịch vụ ví của họ.
Đối với Banafsheh Fathieh, đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm tiền điện tử Lightspeed Faction, CeFi đã giúp thiết lập tiền điện tử như một loại tài sản, trong khi DeFi tập trung vào vị trí của tiền điện tử như một xu hướng công nghệ.
“Theo quan điểm của tôi, cốt lõi của sự đổi mới có lẽ sẽ tiếp tục thuộc về DeFi, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi tôi nghĩ rằng nhiều người chơi CeFi đang ngày càng tìm cách thực hiện nhiều loại hình on-chain hơn”, Fathieh nói.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Dự án NFT hàng đầu của Solana tăng 122% trong một tuần
- Changpeng Zhao: DeFi sẽ vượt CeFi trong 6 năm tới
- Nghị sĩ Hoa Kỳ Tom Emmer: Sự sụp đổ của FTX không phải sự thất bại của tiền điện tử mà là CeFi, Sam Bankman-Fried và Chủ tịch của SEC
Minh Anh
Theo Blockworks