Xu hướng GameFi mới nhất trong ngành công nghiệp tiền điện tử hoạt động theo mô hình play-to-earn. Thu nhập từ game có thể đủ trang trải cuộc sống nhưng không phải ai cũng thích loại hình này.
Một ví dụ điển hình là CEO Dash Huang của nền tảng phân phối game nổi tiếng của Trung Quốc TapTap. Anh tin rằng các game play-to-earn trên blockchain hiện tại về cơ bản là game đánh bạc và kế hoạch Ponzi.
Không phải là fan của play-to-earn
Không giống như các game truyền thống, người chơi của một số game dựa trên blockchain nhất định sẽ nhận được phần thưởng tài chính khi hoàn thành một số nhiệm vụ. Mặc dù GameFi xuất hiện từ năm 2017, nhưng phải đến khi đại dịch bùng phát mới thu hút được sự chú ý rầm rộ và thúc đẩy hoạt động kiếm tiền trên blockchain từ trải nghiệm game.
Mặc dù chỉ mới bắt đầu phát triển nhưng một số game thủ đã tạo được thu nhập đáng kể ngoài việc kiếm thu nhập thụ động trong game. Trên thực tế, play-to-earn nổi lên với các video game trực tuyến NFT như Axie Infinity.
Video game huấn luyện thú cưng “play-to-earn” thuộc loại Metaverse này do studio Sky Mavis của Việt Nam phát triển, được những người dân Philippines hưởng ứng nhiệt tình do đại dịch virus Corona gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống. Ở Venezuela đang chìm trong siêu lạm phát, nhiều cá nhân kiếm sống bằng cách chơi video game tiền điện tử.
Tuy nhiên, theo nhà điều hành TapTap, blockchain phù hợp với các game đánh bạc và play-to-earn giống như kế hoạch Ponzi dành cho nhà đầu tư cá nhân cả tin.
Trung Quốc cảnh báo về game play-to-earn
Bắc Kinh không thích tiền điện tử và bất cứ thứ gì liên quan đến nó. Tiếp tục khẳng định lập trường tiêu cực đối với ngành công nghiệp này, một kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo người dân không nên tham gia vào các game mô phỏng trực tuyến dựa trên công nghệ blockchain, play-to-earn như Farmers World.
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) gọi những game này là “trò gian lận” sau khi đưa tin về hai nhà trung gian ở Thiểm Tây và Phúc Kiến mời gọi công dân Trung Quốc tham gia vào các game play-to-earn.
CCTV tuyên bố những game này có trang web rẻ tiền và lừa người chơi. Họ cũng trích dẫn bình luận của các chuyên gia trong ngành đã so sánh cơ chế này với kế hoạch Ponzi.
Bất chấp quan điểm ác cảm của Trung Quốc đối với bất kỳ thứ gì liên quan đến tiền điện tử, quốc gia này có cách nhìn nhận hoàn toàn khác về Metaverse. Thậm chí họ còn công bố cơ quan công nghiệp Metaverse đầu tiên của quốc gia được gọi là Ủy ban Công nghiệp Metaverse (Metaverse Industry Committee), thuộc Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc (CMCA) do nhà nước giám sát vào tháng 11.
Trung Quốc không bảo vệ lợi ích liên quan đến tiền điện tử
Trong một diễn biến khác, một tòa án ở Bắc Kinh đã phán quyết rằng ba thỏa thuận đầu tư cho các hoạt động khai thác Bitcoin ở Tứ Xuyên là “không hợp lệ”.
Tòa án nhân dân quận Triều Dương ở thủ đô Trung Quốc gần đây đã bác bỏ đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại từ một công ty tiền điện tử. Tờ South China Morning Post đưa tin, một trong những khách hàng của họ đã không thu được lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình vào khai thác Bitcoin.
Beijing Phonf Marketing Technology, nguyên đơn, đã ký ba thỏa thuận với Zyzc Blockchain Technology vào tháng 5 năm 2019 để triển khai phần cứng khai thác ở Tứ Xuyên, trả 10 triệu nhân dân tệ (1,6 triệu USD) cho công việc này. Vào thời điểm đó, chính quyền trung ương vẫn chấp nhận việc khai thác tiền điện tử, trong khi một số chính quyền địa phương, bao gồm cả ở tỉnh này, cho phép các trang trại Bitcoin sử dụng thủy điện dư thừa.
Trung Quốc đã cấm các hoạt động liên quan đến tiền điện tử như giao dịch vào năm 2017 nhưng chính phủ đã không can thiệp vào việc khai thác cho đến mùa xuân năm nay. Vào tháng 5, Hội đồng Nhà nước đã quyết định kiểm soát ngành công nghiệp này sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết đạt được mức độ trung lập carbon trong 4 thập kỷ tới. Cuộc tấn công của chính phủ từ đó lan sang các tỉnh như Tứ Xuyên.
Trong phần biện hộ, Beijing Phonf tiết lộ rằng họ đã kiếm được 18,35 BTC, trị giá khoảng 904.000 đô la vào thời điểm viết bài nhưng ít hơn trong các giai đoạn trước và yêu cầu công ty đối tác phải trả thêm 278,17 BTC nữa. Đây là trường hợp đầu tiên của loại hình này và tòa án đã xác định rằng các hợp đồng khai thác là vô hiệu. Tờ báo nhận xét rằng quyết định này cho thấy hệ thống tư pháp Trung Quốc không có ý định công nhận hoặc bảo vệ các lợi ích liên quan đến tiền điện tử.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Người dân Trung Quốc ngày càng quan tâm đến Web 3 nhiều hơn
- Khai thác Bitcoin đã hoàn toàn phục hồi sau lệnh cấm của Trung Quốc và biến Mỹ trở thành thánh địa đào coin
- Nga đang tìm cách cấm đầu tư tiền điện tử
Đình Đình
Theo AZCoin News