Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban sắc lệnh yêu cầu các cơ quan tài chính địa phương và các trung tâm nghiên cứu do chính phủ tài trợ tập trung vào phát triển công nghệ blockchain đồng thời thúc đẩy thương mại hóa blockchain.
Nội dung tuyên bố chính thức của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành ngày 24 tháng 5: “Để xây dựng một thị trường chứng khoán khu vực ở Quảng Đông, theo như thị trường vốn mở cửa, phát hành kịp thời ở Hồng Kông, Ma Cau và các tổ chức đầu tư quốc tế tham gia vào các giao dịch. Chúng tôi sẽ phát triển mạnh mẽ công nghệ tài chính và đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain và công nghệ dữ liệu lớn dưới tiền đề tuân thủ pháp luật”.
Sự phát triển “mạnh mẽ” của Blockchain
Trong suốt năm 2018, chính phủ Trung Quốc và các chính quyền địa phương đã thể hiện thái độ ủng hộ blockchain qua việc tài trợ các sáng kiến hàng tỷ đô la để phát triển các mạng lưới dựa trên blockchain. Vào tháng Tư, chính quyền thành phố Hàng Châu đã trao 1,6 tỷ USD cho Quỹ Cải tiến Blockchain Toàn cầu nhằm hỗ trợ tài chính cho các công ty khởi nghiệp và các nhóm phát triển blockchain mới nổi.
Khu Thương mại Tự do Thí điểm Quảng Đông là khu vực khuyến khích phát triển các công nghệ sẽ được sử dụng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4 như blockchain, AI và Big Data (dữ liệu lớn). Đây là địa điểm tập trung của 71 công ty blockchain tại Quảng Đông.
Các công ty khởi nghiệp Blockchain tồn tại song song với các công ty và các nhóm phát triển khác cùng làm việc trên các công nghệ tiên tiến với tầm nhìn chung về thương mại hóa các công nghệ mang tính cách mạng.
Một nhà phân tích địa phương cho biết Trung Quốc chưa bao giờ hạn chế sự phát triển của công nghệ tiên tiến đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển hơn nữa. Trên thực tế, Trung Quốc được xem là một trong số ít các quốc gia thực sự tiến đến môi trường gần như “vô tiền giấy”, do làn sóng “di cư” của các cá nhân và doanh nghiệp từ các dịch vụ ngân hàng sang các mạng lưới công nghệ tài chính như Alipay của Alibaba.
Nhà báo từng đoạt giải thưởng có tên Zigor Aldama đã theo dõi toàn bộ ngành công nghiệp tài chính của Trung Quốc trong nhiều năm, ông nói rằng tốc độ tiến bộ của Trung Quốc so với các khu vực hàng đầu khác về đổi mới tài chính có thể tính bằng “năm ánh sáng”.
Đáp lời nhà báo Aldama, nhà sáng lập trang tư vấn thương mại điện tử 2 Open – Luis Galan nói:
“Tôi tin rằng tiền mặt cuối cùng sẽ biến mất theo cách chúng ta biết bây giờ. Với hệ thống sinh trắc học hiện tại, sẽ đến lúc chúng ta thậm chí không cần thiết bị gì để trả tiền, vấn đề chỉ là sớm hay muộn. Ngón tay, đồng tử mắt, ngay cả tai của chúng ta sẽ trở thành thiết bị thanh toán. Nhưng có nghĩa là ta sẽ có thể theo dõi mọi thứ người dùng mua trong thời gian thực – không chỉ mua cái gì mà còn ở đâu và khi nào”.
Trung Quốc chưa bao giờ né tránh đổi mới và phát triển công nghệ. Thị trường địa phương của nước này quá lớn đến mức thay vì chấp nhận Twitter thì họ tạo ra mạng xã hội riêng tên Weibo. Thay vì dùng YouTube, Trung Quốc áp dụng Tudou và WeChat thay cho Facebook Messenger.
Về cơ bản, chính phủ Trung Quốc muốn tạo ra mạng truyền thông xã hội, mạng blockchain và công nghệ của riêng mình. Dù có Ethereum, chính phủ muốn xây dựng mạng lưới blockchain riêng mà cả thế giới có thể sử dụng. Tầm nhìn này của chính phủ Trung Quốc là một trong những lý do chính tại sao họ cởi mở đối với VeChain, Qtum và các mạng blockchain liên quan đến quốc gia này.
Cách tiếp cận tích cực
Chính quyền Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy sự phát triển của công nghệ blockchain theo sắc lệnh của Hội đồng Nhà nước để chứng minh rằng đất nước hoàn toàn có thể dẫn đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp 4 cũng như tiên phong trong sự phát triển của công nghệ mới mẻ như blockchain.
- EOS đứng đầu bảng xếp hạng tiền mã hóa của chính phủ Trung Quốc
- Bitmain chuyển sang trí tuệ nhân tạo nhằm tránh bị chính phủ Trung Quốc “để ý”
Theo TapChiBitcoin/CCN.