Chuyện gì đang xảy ra với Ethereum, Ripple, và Litecoin?

Updated: 22/03/2018 at 17:15

Các nhà đầu tư vốn có khả năng và tiềm lực tài chính đầu tư vào các crypto vào đầu năm 2017 và giữ chúng trong suốt cả năm có lẽ đã nhận được phần thưởng hậu hĩnh. Giữa thời gian đầu và cuối năm 2017, tổng giá trị vốn hóa thị trường crypto đã đạt được gần 600 tỷ đô la, tăng lên tới 3.300 %. Đối với một loại tài sản đơn lẻ thì đây có thể là cú lộn ngược dòng mạnh mẽ nhất trong 12 tháng mà chúng ta thấy trong đời mình.

Thật không may, năm 2018 đã không chứng khiến bất cứ điều gì giống như năm trước đó. Sau khi đạt mốc thị trường cao nhất là 835 tỷ đô la vào ngày 7 tháng 1, các crypto bị đẩy xuống mức thấp chưa từng có kể từ khoảng Lễ Tạ ơn vào ngày 17 tháng 3 (vốn hóa thị trường lúc đó là 274 tỷ đô la). Nhưng bản thân sự sụt giảm đó không phải là điểm đáng quan tâm nhất. Thay vào đó, chúng ta cần chú ý tới yếu tố nào đã khiến thị trường crypto rớt giá thảm hại như vậy.

Messy stacks of physical silver and gold Ether tokens.

Đừng đổ lỗi cho bitcoin cho sự suy giảm gần đây

Hầu hết mọi người sẽ đổ lỗi cho Bitcoin. Xét cho cùng, Bitcoin là crypto lớn nhất theo mức vốn hóa thị trường, và thẳng thắn mà nói thì đó là crypto mà cộng đồng biết tới nhiều nhất. Mặc dù Bitcoin không thể hiện tốt, nhưng nó không phải là động lực đằng sau sự sụp đổ gần đây trong giá của các crypto.

Bạn có thể thấy, quý thứ tư của năm trước hoàn toàn là thời kỳ của một crypto khác không phải là bitcoin. Sau khi chứng kiến bitcoin bùng nổ từ dưới 0,01 USD tăng lên 10.000 USD cho mỗi token trong 8 năm trở lại đây, các nhà đầu cơ đã bơm tiền vào hàng tá loại crypto khác nhau vào năm 2017, với hi vọng chúng có thể là “bitcoin tiếp theo”. Kết quả là, nhiều đối thủ chính của Bitcoin đã bám sát nút nó vào năm ngoái. Ethereum, vốn là crypto lớn thứ hai theo mức vốn hóa thị trường, đã tăng trưởng giá trị ở mức 9.383% vào năm 2017, trong khi Ripple và Litecoin, hai loại tiền tệ kỹ thuật số cực kỳ phổ biến khác, lần lượt tăng 35.564% và 5.260%. Trong khi đó, Bitcoin chỉ có tăng 1.364%.

Năm nay đã chứng kiến một sự đảo ngược hoàn toàn với xu hướng quý IV năm 2017. Sau khi đạt mức kỉ lục 1.432 USD vào ngày 13/1, Ethereum đã bị đẩy xuống mức giá thấp nhất là 460 USD, tương đương với mức giảm 68%. Ripple, crypto tăng trưởng không ngừng vào năm ngoái và đạt mức cao nhất 3,84 USD vào ngày 3 tháng 1 nhưng từ sau đó đã giảm xuống mức thấp nhất là 0,55 USD – mức giảm 86%. Ngay cả Litecoin, từng xem như là đối thủ lớn nhất của Bitcoin, đã giảm mạnh từ mức đỉnh điểm là 375 USD vào ngày 19/12 xuống còn 107 USD vào đầu tháng Hai.

Theo CoinMarketCap.com, Bitcoin đã chiếm ít nhất 33% tổng giá trị vốn hóa thị trường cryptocurrency vào giữa tháng 1 và con số ấy là 44,4%. Đó là gần với mức cao nhất trong 3 tháng. Nói tóm lại thì mặc dù Bitcoin đang giảm nhưng nó giảm ít hơn so với các crypto khác.

Man sitting in front of laptop, holding face in his left hand, while his right hand holds a tablet displaying a falling stock chart

Hai lý do khiến cho những đối thủ của Bitcoin rớt giá mạnh

Điều đó đặt ra một câu hỏi: Cái quái gì đang xảy ra với Ethereum, Ripple, và Litecoin vậy?

Nhìn nhận kỹ hơn về các đối thủ lớn nhất của Bitcoin, chúng ta sẽ nhận thấy hai tác nhân nổi bật chịu trách nhiệm cho sự suy giảm đáng kể trong những tháng gần đây của các crypto này.

  1. Ít những rào cản

Thứ nhất, có một thực tế đơn giản là sự cạnh tranh trong phạm vi tiền tệ số và không gian blockchain đã bùng nổ. Blockchain là dạng sổ cái kỹ thuật số, phân phối và phân quyền đồng thời là nền tảng của các crypto, có trách nhiệm ghi lại tất cả các giao dịch mà không cần có một trung gian tài chính, giống như một ngân hàng.

Mùa hè năm ngoái, có khoảng 900 loại crypto mà các nhà đầu tư có thể mua. Tính đến ngày 17 tháng 3, đã có hơn 1.650, gần như tất cả chúng đi kèm với công nghệ blockchain độc quyền của riêng chúng.

Nếu ban vẫn thấy chưa có đủ sự cạnh tranh thì thực tế là các công ty có thương hiệu đã và đang phát triển công nghệ blockchain của họ, vài trong số đó hoạt động độc lập với một loại crypto. Ví dụ, IBM (NYSE: IBM) đang phát triển các giải pháp blockchain cho ngành dịch vụ tài chính, cũng như các ứng dụng phi tiền tệ. Vào tháng 10 năm 2017, IBM hợp tác với Stellar để sử dụng đồng Lumens như là một trung gian tài chính trong các giao dịch xuyên biên giới ở khu vực Nam Thái Bình Dương được xử lý trên nền tảng Blockchain của IBM. Ngoài ra, IBM và hãng vận tải khổng lồ A.P. Moller-Maersk gần đây đã thông báo ý định thành lập một liên doanh riêng biệt sẽ tập trung vào phát triển các giải pháp blockchain dựa trên việc vận tải. Các giải pháp như vậy có thể cho phép các sản phẩm được vận chuyển theo dõi thời gian thực, cũng như đẩy nhanh quá trình phê duyệt bằng cách loại bỏ mọi loại giấy tờ trong quy trình.

Nói cách khác, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các crypto  và các công ty có thương hiệu khác do ít những rào cản trong việc phát triển và triển khai các blockchain và các crypto đang khiến sự thị trường trở nên khốc liệt hơn.

A businessman staring at an encrypted blockchain on a digital screen.

  1. Bài toán proof-of-concept

Một vấn đề khác là giai đoạn chứng minh khái niệm (proof-of-concept) Catch-22 mà trên thực tế mọi crypto hiện đều đang mắc kẹt.

Bề nổi thì Ethereum, Ripple và Litecoin đã thực hiện tốt việc xây dựng thương hiệu công nghệ blockchain hoặc các token của họ và kết quả là đã thu hút rất nhiều các đối tác. Liên minh Enterprise Ethereum Alliance đã có tới 200 tổ chức thành viên vào tháng 10 và đã thử nghiệm một phiên bản blockchain của Ethereum trên nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong khi đó, Ripple đã thu hút năm đối tác tài chính thương hiệu trong vòng dưới hai năm, và các giao dịch trung bình hàng ngày của Litecoin đã liên tục tăng kể từ khi nhà sáng lập Charlie Lee tuyên bố ông cố gắng để thúc đẩy Litecoin trở thành một phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

Nhưng vấn đề cơ bản của hầu hết các crypto là các nền tảng của chúng đang được thử nghiệm trong các dự án quy mô nhỏ và các thử nghiệm chứ không phải ở quy mô lớn và bối cảnh thế giới thực. Các doanh nghiệp đơn giản là chưa cảm thấy thoải mái với ý tưởng chuyển sang các nền tảng blockchain bởi vì chúng chưa được chứng minh trên quy mô lớn. Tuy nhiên, chúng sẽ không bao giờ được chứng minh trên quy mô lớn cho đến khi một số ít các doanh nghiệp tạo cho chúng cơ hội. Nghịch lí Catch-22 giải thích chính xác tại sao giá trị cryptocurrency đã bị sụt giảm. Nếu các doanh nghiệp không vượt qua được bài toán proof-of-concept này, chúng ta có thể thấy Ethereum, Ripple và Litecoin tiếp tục sụt giảm mặc dù chúng sở hữu những lợi thế vượt trội so với Bitcoin.

Xem thêm: Amazon – Bitcoin – Ebay: Nếu một ngày cả 2 đại gia chấp nhận thanh toán Bitcoin thì thị trường Crypto sẽ bay tới đâu?

Sn_Nour

Theo Tapchibitcoin.vn/fool

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Mỗi khi giá Bitcoin giảm, câu chuyện thường được lặp lại: Nó đang thất bại trong vai trò là một biện pháp phòng ngừa lạm phát. Trong con mắt của những người chỉ trích, Bitcoin không phải là “vàng kỹ thuật số” như nhiều người vẫn ca ngợi. Khi giá... ...

Trong những năm gần đây, Gary Gensler nổi lên như biểu tượng của lập trường cứng rắn mà chính quyền Mỹ áp dụng đối với thị trường tài sản kỹ thuật số. Thế nhưng, theo tiết lộ mới đây từ cựu Hạ nghị sĩ Patrick McHenry, hình ảnh “chống crypto”... ...

Đợt tăng giá gần đây của Bitcoin lên mốc 103.000 USD đã kéo theo sự thay đổi đáng chú ý trong hành vi của thợ đào: thay vì bán tháo như thời gian vừa qua, họ đã chuyển sang chế độ tích trữ. Trong khi đó, chi phí khai thác... ...

Những người ủng hộ dự luật điều chỉnh stablecoin tại Quốc hội Mỹ có thể sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu khác về luật này trong vài ngày tới mà không giải quyết những lo ngại liên quan đến mối quan hệ tài chính của Tổng thống Donald Trump... ...

Hôm nay, hoạt động giao dịch trên thị trường crypto diễn ra sôi nỗi, với tổng vốn hóa thị trường tăng hơn 45 tỷ đô la trong 24 giờ qua. Xu hướng này báo hiệu sự quan tâm ngày càng tăng của giới nhà đầu tư đối với các tài... ...

Bitcoin tăng trên 100.000 đô la gần đây đã củng cố niềm tin vào dự đoán giá sẽ sớm đạt mức cao nhất mọi thời đại (ATH) mới. Dựa trên dữ liệu on-chain, xu hướng tích lũy và tâm lý thị trường, có một số lý do thuyết phục để... ...

Mối tương quan biến động giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán Mỹ đang làm dấy lên nghi ngờ về vai trò trú ẩn an toàn của tiền kỹ thuật số này trong bối cảnh căng thẳng tài chính toàn cầu. Theo một nghiên cứu mới từ RedStone Oracles –... ...

Ngày 14 tháng 5, Pi Network chính thức ghi dấu bước ngoặt lịch sử khi đội ngũ phát triển tuyên bố đã đóng cửa node trung tâm (central node) – hành động được xem là biểu tượng cho cam kết chuyển mình sang một blockchain phi tập trung thực thụ.... ...

Nhà sáng lập và cựu CEO của Binance, Changpeng Zhao (CZ), gần đây đã đề xuất giảm phí gas trên BNB Chain xuống còn 1/3 hoặc 1/10. Chỉ chưa đầy 24 giờ sau đó, BNB Chain đã cắt giảm phí gas 10 lần, đạt mức giảm 90%. Động thái này... ...

Giá Bitcoin (BTC) đang dao động quanh mức $103,766 và đã duy trì ổn định trên mốc $100,000 trong suốt tuần qua. Dù có sự điều chỉnh nhẹ trong ngày, nhưng xu hướng chung vẫn cho thấy sự tích cực, đặc biệt khi vốn hóa toàn thị trường tiền điện... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode