Để diễn giải Mark Twain, những tin đồn các quốc gia sụp đổ bị thổi phồng lên rất nhiều.
Mastercard, Visa, Paypal và 4 công ty khác đã ly khai khỏi Hiệp hội Libra sau khi Pháp và Đức chuyển sang chặn dự án stablecoin toàn cầu và sau khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc cho các thành viên Libra. Đây không chỉ là một trở ngại lớn cho những nhà sáng lập Libra của Facebook, đó cũng là một lời nhắc nhở rằng quyền lực của chính phủ vẫn không có đối thủ. Sau 10 năm trong cuộc cách mạng Bitcoin, vẫn cực kỳ khó khăn để thách thức quyền lực độc quyền của nhà nước về tiền tệ.
Tuy nhiên, ‘tuyên án tử’ cho Libra ngay bây giờ là quá sớm. Hiệp hội Libra vẫn có 21 trong số 28 thực thể thành viên ban đầu ký hợp đồng với tập đoàn quản lý tiền tệ ở Geneva tuần trước. Và ngay cả khi Libra không thể tồn tại, những người chơi khác ít gây tranh cãi hơn Facebook vẫn đang ấp ủ kế hoạch stablecoin của riêng họ. Nếu những kế hoạch đó thất bại, chúng ta sẽ luôn có Bitcoin.
Điều đó cho thấy chống lại quy định là một việc làm kinh khủng. Tuần trước, cả Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính và Ngân hàng thanh toán quốc tế đều tuyên bố rằng các stablecoin như Libra là mối đe dọa lớn đối với mọi nỗ lực chống rửa tiền (AML), ổn định tài chính và cạnh tranh tiền tệ. Trong khi đó, một số chuyên gia, bao gồm cựu giám đốc Gary Gensler của CFTC, đã lập luận Libra nên được quy định như chứng khoán.
Nhưng điều đó không có nghĩa là stablecoin không phải là định mệnh dành cho những điều lớn lao. Động lực tiếp tục của công nghệ cùng với các tình trạng kinh tế địa chính trị toàn cầu cấp bách cho thấy các chính phủ cuối cùng sẽ phải nắm lấy chúng hoặc cạnh tranh với chúng. Như Chủ tịch Rob Kaplan của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas đã nói vào tuần trước, sớm hay muộn thì “ai đó sẽ tìm ra cách để làm điều này”.
Libra là một yếu tố thúc đẩy quan trọng của động lực đó. Nó đã làm dấy lên cuộc tranh luận quốc tế, làm phấn khích nhà phát triển và tạo ra mối quan tâm kinh doanh tiền token hóa. Đồng thời, Bitcoin là yếu tố có công nhất trong công cuộc này vì tiền điện tử đầu tiên đã cung cấp một sự thay thế hoàn toàn độc lập với các loại tiền fiat. Nếu không có Bitcoin, thành công sẽ không đến.
Chỉ đơn giản là khi nói đến stablecoin, bất kỳ giải pháp chính thống nào xuất hiện từ giai đoạn đầu hỗn loạn này đều cần sự phối hợp trực tiếp với các chính phủ. (Tôi chủ yếu muốn nói về các stablecoin dựa trên quỹ dự trữ, cho dù là các loại tiền điện tử được chốt bằng nhiều loại fiat như Libra hoặc các sản phẩm một đổi một như USDC hoặc Gemini dollar, chứ không phải là các token dựa trên hợp đồng thông minh, được thế chấp như DAI). Libra và những loại tương tự sẽ cần phải ‘ngồi xuống cùng đàm đạo’ với các nhà quản lý, thỏa hiệp một số yếu tố trong thiết kế của họ và làm các cơ quan thoải mái với những phần họ không thể thay đổi.
Con đường phía trước
Trên hết, vẫn còn hy vọng cho Libra.
Hiệp hội Libra được Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (FINMA) ủng hộ, cho phép thành lập theo quy định, được tôn trọng để phát triển dự án. Từ đây, nó sẽ tập trung sâu vào việc tuân thủ quy định. Nguồn lực của hiệp hội và đầu mối vận động hành lang sẽ lớn hơn với Mastercard và Visa. Đồng thời, khả năng tài chính tốt hơn để tài trợ cho các cuộc đàm phán mang tính xây dựng đang diễn ra với chính quyền ở các quốc gia khác nhau.
Ngay cả khi Libra phải được triển khai từng phần với công dân của một số quốc gia có quyền truy cập và những người khác thì không, các kỹ thuật định vị địa lý ngày càng tinh vi sẽ ngăn những người ở khu vực pháp lý kém thân thiện hơn tiếp cận nó. Nếu FB coin có khả năng làm giảm chi phí giao dịch xuyên biên giới ở những nơi đó, cho phép các hình thức thương mại dựa trên hợp đồng thông minh mới và nếu nó giới thiệu các mô hình nhận dạng kỹ thuật số mới với giá rẻ nhưng an toàn cho những người nghèo hơn về tài chính, áp lực sẽ đè nặng lên vai các quốc gia khác để buộc họ phải giảm bớt các hạn chế .
Libra được một số người ủng hộ nhiệt thành. Trong đó phải nói đến Terry Gou, chủ sở hữu của tập đoàn điện tử khổng lồ Foxconn, có mối quan hệ kinh doanh với hàng chục ngàn nhà sản xuất trên toàn thế giới. Vị ứng cử viên tổng thống Đài Loan một lần gần đây đã kêu gọi đất nước của ông chấp nhận Libra, cho rằng đó có thể là cầu nối cho tiền tệ kỹ thuật số sắp tới của Trung Quốc.
Mặc dù một số quốc gia đang phát triển như Ấn Độ có thái độ thù địch với Libra và các loại tiền điện tử khác nhưng những nước khác đang ráo riết theo đuổi chúng như là giải pháp cho các thách thức tài chính của công dân. Những quốc gia này bao gồm các quốc gia vùng Caribbean, chịu các giao dịch xuyên biên giới tốn kém và “giảm rủi ro” cho các ngân hàng nước ngoài do các yêu cầu tuân thủ chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ đã khiến họ cắt giảm mối quan hệ ngân hàng đại lý với các tổ chức ở các quốc gia đó.
Bermuda gần đây cho biết họ sẽ chấp nhận thanh toán thuế bằng stablecoin USDC. Và Ngân hàng Trung ương Đông Caribbean, nơi xử lý chính sách tiền tệ cho 9 quốc gia, đang thử nghiệm một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương dựa trên blockchain.
Tất nhiên, Caribbean là một vùng lãnh thổ nhỏ hơn nhiều so với Ấn Độ. Nhưng nó vẫn đưa ra mục tiêu tài chính có phần hơi quá sức. Trong những năm qua, các quốc đảo của khu vực đã sử dụng các chính sách ưu đãi thuế và khoản khác phí để thu hút các ngân hàng lớn nhất thế giới, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ và các quỹ phòng hộ, hiện đang quản lý tổng gần 1 nghìn tỷ đô la tài sản tài chính ở đó. Ngoài ra, dân số nhỏ hơn khiến nó là một nơi thử nghiệm lý tưởng.
Hơn nữa, Libra có thể tìm thấy sự hỗ trợ ở Vương quốc Anh, nơi mà ngành ngân hàng hết sức quan trọng coi sự phát triển của fintech là chìa khóa tồn tại sau Brexit. Khi Thống đốc Mark Carney nói hồi tháng 6 rằng Ngân hàng Anh đã lên kế hoạch cấp quyền truy cập thanh khoản cho các công ty công nghệ thì một loại sản phẩm phá vỡ truyền thống quản lý tiền tệ tập trung vào ngân hàng chỉ mới công khai với kế hoạch của mình – Libra đã thu hút ông.
Cuộc đua đổi mới
Nếu London sải bước với phát minh stablecoin mới thì các trung tâm tài chính khác như New York và Hồng Kông sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Nhiều quan chức Hoa Kỳ lo lắng các nhà đổi mới tài chính có thể từ bỏ bờ biển Hoa Kỳ nếu lập trường của Washington quá cứng rắn.
Tuần trước, Thượng nghị sĩ Mike Rounds (R-S.D.) đã viết một lá thư ủng hộ các thành viên Libra, trong đó ông nhắc đến các công văn đe dọa mà Thượng nghị sĩ Brian Schatz (D-Hawaii) và Sherrod Brown (D-Ohio) gửi cho Mastercard, Visa và Stripe như là một điều đáng ngại và đã cảnh báo về việc vượt quá quy định, cảm thấy thật chill cho sự đổi mới ở Hoa Kỳ.
Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị và sự không chắc chắn về kinh tế cuối cùng sẽ gây áp lực cho các chính phủ tìm kiếm giải pháp thay thế cho cách tiếp cận tiền tệ hiện tại của họ. Trung Quốc đang phát triển tiền fiat kỹ thuật số của riêng mình, có thể mang lại lợi thế thương mại cho nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào đô la Mỹ.
Một thách thức khác: khi nền kinh tế toàn cầu suy yếu, gánh nặng hàng nghìn tỷ đô la nợ tư và nợ công sẽ gây ra mối đe dọa đáng lo ngại cho các nền kinh tế phương Tây, làm dấy lên lo ngại về việc đổ xô vào đô la và các loại tiền tệ cạnh tranh sụp đổ. Phát biểu trên podcast Hidden Forces, chiến lược gia đầu tư nổi tiếng Raoul Pal lập luận rằng tiền kỹ thuật số phi quốc gia dựa trên nhiều loại tiền fiat như Libra có thể cho phép các quốc gia tránh được hậu quả của chiến tranh tiền tệ và tiếp tục giao dịch khi đàm phán xóa nợ với các chủ nợ.
Người thừa kế Libra?
Cho dù câu trả lời nằm ở giải pháp dựa trên giỏ tiền, trong các token được chốt bằng tiền fiat theo công thức 1:1 hay với các loại tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương trực tiếp phát hành, Facebook và các thành viên Libra đồng hành của họ vẫn bỏ xa các công ty lớn đơn độc tìm cách kiếm tiền từ lời hứa về stablecoin. Được giải thoát khỏi gánh nặng danh tiếng của Facebook, các công ty này đang đặt cược rằng họ sẽ ở vị thế mạnh hơn để đàm phán với các cơ quan chính phủ.
Một người chơi có khả năng khám phá dự án giống Libra là nhà bán lẻ khổng lồ Walmart, công ty lớn nhất ở Hoa Kỳ và giống như Foxconn, là thực thể trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu khổng lồ. Đối với Mastercard, gã khổng lồ sẽ không bắt đầu với Libra giống như đã từng với sự phát triển của tiền điện tử và blockchain. Gần đây, hệ thống đã thuê thêm nhiều các chuyên gia blockchain, nhà cung cấp mạng và thẻ thanh toán có thể tự định vị mình là một người chơi quan trọng trong ngành công nghiệp stablecoin non trẻ. Đồng thời khẳng định mối quan hệ chặt chẽ với các nhân vật chính phủ trên khắp thế giới.
“Chúng tôi nghĩ rằng Libra không có giá trị lâu dài hoặc quan trọng. Họ đã yêu cầu các thành viên sáng lập ban đầu trở thành thành viên chính thức trong một thực thể pháp lý, tại thời điểm mà khung pháp lý rất không chắc chắn. Chúng tôi không thực sự hiểu ý nghĩa của quyền thành viên. Chúng tôi muốn chờ các cơ quan quản lý làm rõ khuôn khổ đó trước khi chúng tôi thực hiện trách nhiệm pháp lý này”, Phó chủ tịch Jorn Lambert của Digital Solutions giải thích.
Lambert nói rằng các bước đi trong tương lai của Mastercard sẽ được định hình xung quanh “mối quan hệ đối tác công – tư”. Ông thậm chí còn dự tính một kịch bản, trong đó các ngân hàng trung ương sẽ đúc, đốt các token đi và đến trong khi các công ty tư nhân có kinh nghiệm bán lẻ như Mastercard sẽ xử lý phân phối và bảo vệ khách hàng .
Chính ý tưởng hợp tác với chính phủ sẽ khiến một số người ủng hộ tiền điện tử cảm thấy ‘rùng mình’. Nhưng tin tốt cho họ là đây không phải như một trò chơi có tổng bằng không. Tôi tin rằng việc tạo ra các loại tiền kỹ thuật số được tiền fiat hỗ trợ sẽ nâng cao vị thế của Bitcoin, vượt trên cả vàng với vai trò như là tài sản bảo đảm an toàn quan trọng để tránh rủi ro chính trị.
Nó chỉ đơn giản là cho đến khi tiền điện tử đạt được sự ổn định nội bộ, khả năng mở rộng và chấp nhận rộng rãi. Một loại tiền có thể mở rộng ngay lập tức với giá trị ổn định là cần thiết nếu nền kinh tế chính thống nắm lấy tiền lập trình. Bài học từ Libra là phải thân thiện với chính phủ.
- Libra mất đi các thành viên chủ chốt, có khả năng bị Fork nhưng vẫn có vẻ tự tin
- Cuộc chiến thanh khoản giữa XRP, Libra, CBDC của Trung Quốc, chuyện quái gì đang diễn ra?
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Coindesk