Cùng với sự tăng trưởng chóng mặt của các cryptocurrency năm 2017, một số cơ quan tài chính chính đã bắt đầu rục rịch tham gia vào giới crypto không ngừng chuyển động.
Việc hợp đồng tương lai Bitcoin ra mắt thành công trên thị trường CBOE và CME đã chứng minh các nhà đầu tư phố Wall muốn chơi nước đôi vào các biến động giao dịch hằng ngày của crypto.
Trong khi hai thị trường tại Chicago sẽ chính thức lần đầu tiên trong lịch sử cung cấp Bitcoin futures, những tay chơi lớn khác cũng sẽ không nhường bước ở phía sau.
Sàn giao dịch chứng khoán New York đã chính thức cho phép các các quỹ trao đổi trên sàn giao dịch Bitcoin có liên kết với CBOE và CME. Goldman Sachs và những bên tương tự cũng đang chuẩn bị đặt cryptocurrency của họ lên bàn buôn.
Và cũng đừng quên: NASDAQ cũng đang tiến hành ra mắt Bitcoin futures của riêng mình khoảng giữa năm 2018.
Trong khi các chuyên gia đang giải quyết các khúc mắc trong kế hoạch cung cấp Bitcoin futures của họ trên nền tảng futures, NASDAQ đã đặt ra những khía cạnh quan trọng trong công nghệ đã đem hơi thở tới những cryptocurrency – BLOCKCHAIN.
Blockchain 101
Trước hết, hãy cùng lướt qua một chút thôngtin về Blockchain của Bitcoin. Nói đơn giản, Blockchain này là một sổ cái kế toán điện tử. Sổ cái này sẽ ghi lại mỗi giao dịch được thực hiện sử dụng Bitcoin từ khi bắt đầu.
Sổ cái này được chia sẻ trên mạng lưới toàn cầu, giữa các máy tính. Các máy tính này sẽ sao chép chính xác toàn bộ thông tin trên Blockchain. Hàng tỉ tỉ giao dịch được lưu trữ trên các block, cho đến khi đầy sẽ được thêm vào chuỗi. Nên ta có cụm từ “Blockchain” (block- khối, chain – chuỗi). Mỗi giao dịch cần được xác thực bằng các nút mạng trên Blockchain trước khi được lưu trữ vào Blockchain.
Mặc dù định nghĩa khá đơn giản, công nghệ blockchain có ứng dụng vào vô số lĩnh vực. Giờ đây, ta đang chứng kiến sự ra đời của vô số loại cryptocurrency.
Với NASDAQ và các cơ quan tài chính khác, ứng dụng của Blockchain vào các giao dịch rất được quan tâm vì nó giúp nhiều chức năng tài chính quan trọng trở thành hiện thực.
Loại bỏ nhu cầu bên trung gian
Đặc điểm quan trọng bậc nhất: Blockchain với tính phân tán loại bỏ nhu cầu một bên trung tâm hoặc bên thứ ba xác nhận và thực hiện giao dịch. Nasdaq chỉ ra trong một bài báo gần đây trên Due.com rằng, hầu hết các bên làm việc chỉ dựa trên lợi ích của bên mình.
“TUY NHIÊN, VẤN ĐỀ LÀ, RẤT NHIỀU Các cơ quan đang đưa ra những sáng kiến không đồng nhất để kiếm miếng lời của riêng mình.”
Bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain, các thông tin quan trọng có thể được ủy quyền và chia sẻ qua một thuật toán hiệu quả, hoàn toàn miễn nhiếm với quản trị kém.
Chứng minh quyền sở hữu
Ethereum lần đầu giới thiệu hợp đồng thông minh với Blockchain của nó, giúp cho phép các thông số hợp đồng được thêm vào hợp đồng hoặc thông tin được chia sẻ một cách hiệu quả.
Hợp đồng thông minh được tạo ra nhằm đảm bảo giao ước hợp đồng rõ ràng, minh bạch, đáng tin cậy thông qua sử dụng công nghệ Blockchain. Nhờ đó, các giao ước giữa hai bên đều được thực hiện suôn sẻ dưới sự quan sát của công chúng.
NASDAQ đánh giá cao hợp đồng thông minh của TrustToken sử dụng công nghệ Blockchain, đem lại một giao thức hợp lệ để công nhận chủ sở hữu tài sản.
Bảo mật cao hơn
Trong khi giải quyết vấn nạn hacking là một bài toàn khó, công nghệ Blockchain đã thực hiện một bước tiến phi thường trong công cuộc giải quyết các mối đe dọa tấn công mạng.
Vì Blockchain cần được xác thực bởi các nút mạng trên mạng lưới, tạo nên bởi hàng triệu triệu máy tính trên khắp thế giới, hack Blockchain là việc không thể. Thay đổi một nút mạng cũng không có ích gì, vì toàn bộ hệ thống còn lại sẽ loại bỏ nút mạng đó và các lưu trữ không đồng nhất trên sổ cái.
Kể cả khi một hacker có thể hủy đi hoặc ảnh hưởng đến một nút mạng trên blockchain, dữ liệu đã được mã hóa bằng mật mã học. Do mỗi giao dịch có thể được xem xét trên toàn cầu, thông tin không thể bị thay đổi.
Trích lời SteelKiwi trên trang Hackernoon, Nasdaq đánh giá mức độ khó khi crack blockchain.
“TRỪ KHI HACKER CÓ THỂ LÀM SẬP TOÀN BỘ HỆ THỐNG (ĐIỀU NÀY GẦN NHƯ KHÔNG THỂ), CÁC MÁY TÍNH KHÔNG BỊ HỦY ĐI,HAY CÒN GỌI LÀ CÁC “NÚT MẠNG” VẪN SẼ TIẾP TỤC CHẠY VÀ GHI CHÉP LẠI TOÀN BỘ DỮ LIỆU TRÊN MẠNG LƯỚI.”
Hỗ trợ chuỗi cung ứng
Một yếu tố khác dánh cho các doanh nghiệp muốn ứng dụng Blockchain đó là quản lí chuỗi cung ứng.
Các phương thức truyền thống buộc bạn phải sử dụng rất nhiều giấy tờ để ghi chép lại các hoạt động kinh doanh phức tạp. Từ tài chính đến theo dõi, đến việc lắp đặt các chi tiết,… Quy trình này có thể gặp vài sai sót.
Người khổng lồ trong ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dụng đa quốc gia Unilever đang tìm cách ứng dụng Blockchain vào nhằm quản lí chuỗi cung ứng sản xuất trà tại Malawi hiệu quả hơn.
Cơ hội là vô tận
Daisyme cũng chỉ rõ trong bài phân tích của mình, ứng dụng công nghệ Blockchain là vô tận. Chỉ cần những cái đầu cởi mở tìm đến những giải pháp điện tử đơn giản để giải quyết những vấn đề thực tế, và công nghệ Blockchain sẽ thổi hồn vào vô số lĩnh vực.
Xem thêm:
Sn_Nour
Tạp chí Bitcoin