Chiến lược tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) có thể sẽ tiếp tục, khiến ngành công nghiệp tiền điện tử khó phục hồi trở lại. Để tiền kỹ thuật số trở thành hàng rào chống lạm phát, ngành cần khám phá các cách để tách khỏi thị trường truyền thống. Trong đó, DeFi có thể là một giải pháp hiệu quả mang lại lối thoát từ các mô hình tài chính cũ.
Các chính sách của Fed đang ảnh hưởng đến tiền điện tử như thế nào?
Vào những năm 1980, Chủ tịch Fed Paul Volcker đã giới thiệu chính sách tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Volcker tăng lãi suất lên hơn 20%, buộc nền kinh tế rơi vào suy thoái do làm giảm khả năng mua của người dân. Chiến lược này đã phát huy hiệu quả và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm từ 14,85% xuống 2,5%. Ngay cả bây giờ, Fed vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp này để giảm tỷ lệ lạm phát cao.
Vào năm 2022, lạm phát cơ bản của Hoa Kỳ đạt mức cao nhất trong 40 năm, khiến Fed liên tục tăng lãi suất trong suốt cả năm. Điều này đã tác động tiêu cực đến thị trường tiền điện tử. Mike McGlone, nhà chiến lược hàng hóa cấp cao tại Bloomberg Intelligence, giải thích rằng “chiếc búa tạ” của Fed đã “gây áp lực lên crypto trong năm nay”. McGlone tin rằng chính sách của Fed có thể dẫn đến sụp đổ tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Dữ liệu thị trường cho thấy mô hình rõ ràng trong đó Fed tăng lãi suất tương ứng với việc giá coin giảm đáng kể. Ví dụ, giá Bitcoin đã giảm vào ngày 6/5 sau cuộc họp của Fed vào ngày 3 và 4/5 để tăng lãi suất thêm 0,5%. Tương tự, Bitcoin trượt xuống 17.500 đô la sau cuộc họp của Fed vào ngày 14 và 15/6 để tăng lãi suất thêm 0,75%.
Sự kiện tăng lãi suất vào tháng 6 là một yếu tố đáng kể khiến các coin như BTC và ETH giảm 70% kể từ mức cao nhất mọi thời đại. Như các biểu đồ giá chứng minh, chính sách của Fed có tương quan trực tiếp với biến động của thị trường tiền điện tử. Theo đó, tình hình bất ổn này cản trở ngành công nghiệp phục hồi trở lại một cách dứt khoát. Vì crypto là một loại tài sản rủi ro, các nhà đầu tư đang giảm mức độ tiếp xúc do lãi suất tăng và lo ngại suy thoái kinh tế.
Fed đã thực hiện đợt tăng lãi suất 0,75% khác vào tháng 11 và cho biết họ đang cố gắng giảm “lạm phát về mức 2% trong thời gian dài”. Ủy ban Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất quỹ liên bang lên 3-4%. Họ “dự đoán việc tăng liên tục trong phạm vi mục tiêu sẽ là phù hợp để đạt được lập trường đủ hạn chế của chính sách tiền tệ nhằm đưa lạm phát trở lại mức 2% theo thời gian”.
Khi lạm phát vẫn ở mức cao, không có lý do gì để hy vọng Fed sẽ sớm ngừng tăng lãi suất. Thật không may, đây không phải là tin tốt cho các tài sản rủi ro như tiền điện tử.
Quỹ đạo tương lai của các chính sách từ Fed
Rất có thể Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất tương ứng với phản hồi dữ liệu từ thị trường. Bank of America đã viết:
“Fed nhấn mạnh sự phụ thuộc vào dữ liệu […] họ sẽ nhận thêm hai bản NFP và CPI trước cuộc họp tháng 12. Nếu tình hình không hạ nhiệt, tăng lãi suất thêm 0,75% là khó tránh khỏi. Nếu không, mức tăng sẽ nhẹ nhàng hơn tại 50 bps. Fed sẽ không ngừng tăng lãi suất đến khi dữ liệu cho thấy cần làm vậy”.
Đồng tình với tâm lý này, nhóm nghiên cứu tín dụng của Barclays nhận xét:
“Fed cần thấy lạm phát quay đầu… trước khi chuyển sang ôn hòa đáng kể”.
Vì vậy, có khả năng cao là ngay cả khi Fed giảm tỷ lệ phần trăm tăng lãi suất, họ sẽ tiếp tục tăng. Tùy thuộc vào số liệu lạm phát, Fed có thể giảm các biện pháp thắt chặt thanh khoản từ tháng 12 nhưng sẽ không dừng các chiến lược giảm thiểu lạm phát ngay lập tức. Do đó, các nhà đầu tư cần chuẩn bị tinh thần cho một thời gian dài biến động trên thị trường tiền kỹ thuật số.
Fed dự định tạo ra hiệu ứng tài sản đảo ngược để các nhà đầu tư đánh giá lại danh mục tiền điện tử của họ. Họ muốn tạo ra tình huống thị trường bấp bênh bằng cách làm chậm nhu cầu nhưng cũng cẩn trọng để tránh bất kỳ sự hỗn loạn nào. Mặc dù GDP của Hoa Kỳ giảm trong hai quý liên tiếp, Fed vẫn mong muốn đánh giá và thực hiện các chính sách gây bất lợi nghiêm trọng. Vì vậy, ngành cần tìm các phương pháp thay thế để giải quyết thách thức từ Fed.
Kịch bản thị trường hiện tại chứng minh rằng giá tiền điện tử gắn liền với thị trường chứng khoán và vốn chủ sở hữu. Các nhà đầu tư vẫn coi chúng là tài sản có rủi ro cao và hoài nghi về việc đầu tư trong thời kỳ lạm phát cao. Vì vậy, lĩnh vực này bắt buộc phải tách khỏi các loại tài sản rủi ro truyền thống khác. May mắn thay, một báo cáo của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ cho thấy nhận thức về rủi ro đối với crypto đang dần thay đổi.
Theo báo cáo của Federal Reserve Bank of New York, tiền điện tử không còn nằm trong top 10 được coi là rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Điều này cho thấy sự thay đổi quan trọng trong suy nghĩ của nhà đầu tư, chứng minh cuối cùng nó sẽ trở thành một loại tài sản không rủi ro. Tuy nhiên, điều đó sẽ không xảy ra nếu tiền điện tử tiếp tục tuân theo mô hình tài chính cũ. Để đánh bại lạm phát và bù đắp các chính sách của Fed, ngành công nghiệp phải nắm lấy tài chính phi tập trung để tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ trong tương lai.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Đánh giá hiệu suất Bitcoin và các tài sản khác khi chủ tịch Fed vẫn diều hâu
- Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ: Thất bại của FTX không thể cản trở bước tiến của tiền điện tử
- Top 3 chủ đề nóng bỏng nhất về tiền điện tử cần theo dõi trong tuần
Đình Đình
Theo Cointelegraph