Tổ chức giáo dục đại học lớn nhất ở Tây Úc, Đại học Curtin, đã ra mắt Quỹ học bổng tiến sĩ tiền điện tử và chấp nhận quyên góp hoàn toàn bằng tiền điện tử Bitcoin và Ethereum. Chương trình tiến sĩ đang muốn thu hút sinh viên quan tâm đến việc theo đuổi công nghệ blockchain và các tập hợp khoa học máy tính khác.
A new Cryptocurrency PhD Scholarship Fund launched by @CurtinUni
will enable companies and individuals to donate cryptocurrency to fund PhD students in the areas of #blockchain, #cybersecurity and #dataanalytics: https://t.co/OW2THo58Hc— peck rousert (@PeckRousert) July 24, 2019
“Một quỹ học bổng tiến sĩ tiền điện tử mới do @CurtinUni phát động sẽ cho phép các công ty và cá nhân quyên góp tiền điện tử để tài trợ cho nghiên cứu sinh trong các lĩnh vực #blockchain, #cybersecurity và #dataanalytics: http: //bit.ly/2JN6zEr”
Kêu gọi quyên góp từ triệu phú và tỷ phú tiền điện tử
Theo Phó Hiệu trưởng Nghiên cứu của Đại học Curtin – Giáo sư Garry Allison, sáng kiến này nhắm đến những người giàu mới nổi nhờ vào lĩnh vực tiền điện tử:
“Bằng cách thành lập Quỹ học bổng tiến sĩ tiền điện tử, Curtin sẽ tạo cơ hội cho các doanh nhân đã nhận lợi ích đáng kể từ tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum để trả lại cho các cộng đồng này”.
Một vài năm trước, thị trường tiền điện tử có giá trị bằng 0 nhưng giờ đây nó tự hào với mức vốn hóa gần 300 tỷ đô la Mỹ (hơn 400 tỷ đô la Úc). Những nhà tài trợ hào phóng nhất thậm chí sẽ chọn lĩnh vực chuyên môn mà Quỹ học bổng tiến sĩ tiền điện tử sẽ tài trợ.
Nhận quyên góp vào thời gian thực
Để cho phép các nhà tài trợ tiền điện tử thực hiện thanh toán theo thời gian thực, ngang hàng trên cả hai chuỗi khối Bitcoin và Ethereum, Đại học Curtin đã hợp tác với công ty dịch vụ blockchain Centrality và công ty thanh toán Nelnet International. Quỹ học bổng tiến sĩ tiền điện tử do các nhà khoa học dữ liệu riêng của Curtin thiết kế.
Khi các khoản đóng góp bắt đầu được triển khai, Đại học Curtin sẽ không phải là tổ chức đầu tiên thụ hưởng các khoản đóng góp từ lĩnh vực tiền điện tử. Vào tháng 4 năm nay, đồng sáng lập Ripple, Chris Larsen, đã quyên tặng XRP trị giá 25 triệu đô la cho Đại học bang San Francisco của California.
Năm ngoái, Ripple đã trao 50 triệu đô la cho 17 trường đại học hàng đầu trải rộng trên toàn thế giới với quan điểm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của công nghệ blockchain. Đây là nỗ lực được gọi là Sáng kiến nghiên cứu Blockchain (UBI). Tuy nhiên, Ripple đóng góp bằng đô la Mỹ chứ không phải bằng tiền điện tử.
- Ripple cấp học bổng nghiên cứu công nghệ Blockchain cho sinh viên Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc
- Nền tảng đào tạo lập trình viên lớn nhất Trung Quốc phổ cập các khóa học về blockchain
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | CCN