Bitcoin đã hình thành một mô hình giao dịch vào ngày 8 tháng 1, được các nhà phân tích theo dõi chặt chẽ để đưa ra dự đoán cho những đợt giảm giá tiếp theo.
Cụ thể, đường trung bình động hàm mũ EMA 50 ngày đã cắt xuống dưới EMA 200 ngày, tạo thành “Death Cross”. Mô hình này xuất hiện khi Bitcoin trải qua một chặng đường khó khăn trong hai tháng trước đó, giảm hơn 40% so với mức cao nhất mọi thời đại (ATH) 69.000 đô la được thiết lập vào ngày 10 tháng 11.
Biểu đồ giá BTC/USD khung hàng ngày | Nguồn: TradingView
Death cross trong lịch sử
Trong hai năm qua, Death Cross không có tác động đáng kể đối với Bitcoin. Đặc biệt, vào tháng 3/2020, Death Cross đã đến muộn sau giai đoạn giá BTC giảm từ gần 9.00 đô la xuống dưới 4.000 đô la.
Ngoài ra, sự xuất hiện của nó đã ngăn chặn Bitcoin tăng lên 29.000 đô la vào cuối năm 2020, như được thể hiện trong biểu đồ bên dưới.
Biểu đồ giá BTC/USD khung hàng ngày xuất hiện Death Cross vào tháng 3/2020 | Nguồn: TradingView
Tương tự, một Death Cross xuất hiện trên biểu đồ hàng ngày của Bitcoin vào tháng 7/2021 – giống như vào tháng 3/2020 – đến chậm hơn và khó dự đoán hơn nhưng không dẫn đến một đợt bán tháo lớn. Thay vào đó, giá BTC chỉ đơn thuần sideway trước khi tăng lên 69.000 đô la vào tháng 11/2021.
Biểu đồ giá BTC/USD khung hàng ngày xuất hiện Death Cross vào tháng 7/2021 | Nguồn: TradingView
Nhưng giao cắt giảm giá trong cả hai trường hợp như đã đề cập ở trên đều có tin tốt đi kèm giúp hạn chế tác động của nó đối với thị trường Bitcoin.
Giá Bitcoin phục hồi vào tháng 7/2021 chủ yếu xảy ra sau khi có tin đồn rằng Amazon sẽ bắt đầu chấp nhận BTC để thanh toán – dù rằng sau đó tin đồn bị bác bỏ – và trong hội nghị “The B-Word”, CEO Jack Dorsey của Twitter, CEO Elon Musk của Tesla và CEO Cathie Wood của ARK Invest lên tiếng ủng hộ Bitcoin.
Tương tự, Bitcoin đã phục hồi mạnh mẽ từ mức dưới 4.000 đô la vào tháng 3/2020, chủ yếu là do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) công bố các chính sách tiền tệ, đặc biệt là nới lỏng định lượng để ngăn chặn hậu quả của sự sụp đổ thị trường chứng khoán do đại dịch Covid-19 gây ra.
Death Cross lần này có vẻ nguy hiểm
Sự sụt giảm gần đây nhất của Bitcoin phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của nhà đầu tư về quyết định mạnh tay hủy bỏ các chính sách lới lỏng định lượng của Fed, bao gồm việc cắt giảm chương trình mua tài sản trị giá 120 tỷ đô la một tháng, sau đó là ba lần tăng lãi suất vào năm 2022.
Thông thường, lãi suất tăng khiến việc nắm giữ các tài sản dễ biến động như Bitcoin kém hấp dẫn hơn so với trái phiếu chính phủ, vốn mang lại lợi suất đảm bảo.
“Đây là bằng chứng cho thấy Bitcoin hoạt động giống như một tài sản rủi ro”, theo Noelle Acheson, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty cho vay tiền điện tử Genesis Global Trading. Ông nói thêm rằng các holder ngắn hạn sẽ là người “tháo chạy khỏi thị trường đầu tiên”.
Kết hợp sự sụt giảm tổng thể về tính thanh khoản của tiền mặt với sự hình thành Death Cross có thể kích hoạt thêm các đợt bán tháo trên thị trường Bitcoin. Tuy nhiên, nếu giá BTC tăng trở lại từ mức hỗ trợ hiện tại quanh mức 40.000 đô la, đường 0,382 Fib được hiển thị trong biểu đồ bên dưới, sẽ làm vô hiệu trường hợp giảm giá này.
Biểu đồ giá BTC/USD khung hàng ngày có các mức thoái lui Fib | Nguồn: TradingView
Trong trường hợp phá vỡ dưới 40.000 đô la, giá BTC sẽ trượt về đường Fib hỗ trợ tiếp theo, gần 35.000 đô la.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Khi nào đỉnh chu kỳ của Bitcoin xuất hiện?
- Trader kỳ cựu Peter Brandt cảnh báo nguy hiểm tiềm ẩn của việc mua dip
Ông Giáo
Theo Cointelegraph