Arbitrum là một trong những mạng layer 2 của Ethereum, đã thu hút được sự chú ý đáng kể từ người dùng và nhà phát triển kể từ khi ra mắt. Arbitrum chiếm 41,88% trong tổng giá trị bị khóa (TVL) 2,25 tỷ đô la của các giải pháp layer 2 vào ngày 8/12. Nó hiện là giải pháp mở rộng hàng đầu trong số tất cả các mạng layer 2.
Phần trăm giá trị bị khóa của các giải pháp layer 2 | Nguồn: Footprint Analytics
Arbitrum ra mắt mainnet vào ngày 1/9/2021, có vẻ muộn hơn so với các mạng layer 2 khác. Mặc dù vậy, TVL của nó nhanh chóng vượt qua các dự án và thậm chí hoạt động tốt hơn cả mong đợi.
Xu hướng tăng trưởng TVL của các giải pháp layer 2 | Nguồn: Footprint Analytics
Nhưng điều gì đã giúp cho Arbitrum nổi bật giữa đám đông? Dưới đây là một số lý do:
Chi phí chuyển đổi công nghệ thấp
Chỉ trong thời gian ngắn, giải pháp rollup Optimistic của Arbitrum trở nên phổ biến hơn với các nhà phát triển so với giải pháp rollup ZK phức tạp về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, về lâu dài, mạng rollup ZK có tiềm năng bắt kịp nhờ tốc độ nhanh hơn và bảo mật mạnh hơn.
Phí gas thấp
Arbitrum xử lý 40.000 yêu cầu giao dịch mỗi giây, lớn hơn nhiều so với 15-30 yêu cầu của Ethereum, giảm đáng kể tắc nghẽn mạng, tăng tốc độ và giảm chi phí giao dịch. Theo dữ liệu từ các nền tảng khác, chi phí giao dịch của Arbitrum là 1,8 Gwei so với 64 Gwei của Ethereum – gấp gần 36 lần so với Arbitrum.
Hệ sinh thái cởi mở hơn
Nhiều người có thể tự hỏi tại sao mạng Optimistic (cũng sử dụng giải pháp rollup Optimistic) không tốt bằng Arbitrum?
Chiến lược ra mắt của Arbitrum là đưa vào mạng hơn 400 dự án DeFi trước khi mở cho công chúng và hàng chục dự án đã hoạt động trực tuyến cùng một lúc khi bắt đầu ra mắt. Điều này cho phép người dùng thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong hệ sinh thái. Mặt khác, Optimistic sử dụng cơ chế whitelist (danh sách trắng) và chỉ các dự án trong whitelist mới có thể được triển khai trên mainnet của nó.
Do cơ chế triển khai mở của Arbitrum, không phải giao thức DeFi hàng đầu khiến Arbitrum trở nên nổi tiếng, mà là các khoản đầu tư “degen” khác nhau (các khoản đầu tư không được đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện) mang lại lợi nhuận cao đến mức khó tin.
Quá trình tăng trưởng TVL ban đầu của Arbitrum phần lớn là nhờ ArbiNYAN, thu hút các nhà đầu tư stake token gốc của họ với lợi nhuận hơn 1000%. Những dự án này giúp hệ sinh thái mới được nhiều người biết đến hơn, mặc dù không phải mọi dự án đều hợp pháp.
Giới thiệu về hệ sinh thái Arbitrum
Arbitrum hiện chỉ có 44 dự án đang hoạt động và đây không phải là một con số quá lớn. Trong số đó, danh mục DeFi chủ yếu bao gồm các dự án sàn giao dịch phi tập trung (DEX), tài sản và cho vay.
Cụ thể, DEX chiếm 56% TVL, tài sản chiếm 18% và cho vay 17,8%.
TVL của các loại dự án trên Arbitrum | Nguồn: Footprint Analytics
Quan sát bảng xếp hạng TVL của các dự án DeFi, các dự án degen không còn nằm trong top 5 và nhiều dự án chính thống đã vươn lên dẫn đầu. Curve đứng ở vị trí đầu tiên với TVL đạt 420 triệu đô la.
5 giao thức DeFi hàng đầu trên Arbitrum | Nguồn: Footprint Analytics
Kết luận
Arbitrum là một giải pháp mở rộng quan trọng của Ethereum đang thu hút rất nhiều vốn (124 triệu đô la huy động vốn Series A, B) và có định giá 1,2 tỷ đô la. Arbitrum hiện chưa ra mắt tiền điện tử và đồng sáng lập team phát triển Offchain Labs tuyên bố không có kế hoạch ra mắt token riêng trong tương lai gần.
Arbitrum vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, dự kiến sẽ tiếp tục làm phong phú thêm hệ sinh thái của mình và thu hút nhiều nhà phát triển cũng như nhà đầu tư hơn nữa.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- DOGE có thể quay lại top 10 sau roadmap mới không?
- Binance tích hợp mainnet Arbitrum One là một cú hích cần thiết nhưng…
- Sự phụ thuộc quá nhiều vào Ethereum khiến Arbitrum trượt dốc?
Minh Anh
Theo CryptoSlate