Sau kế hoạch khởi chạy trên Ethereum đổ bể, bách khoa toàn thư phân quyền Everipedia đã công bố hoạt động của nó sẽ được phát hành trực tiếp trên EOS blockchain.
Everipedia muốn cạnh tranh với Wikipedia bằng cách cung cấp một cơ sở dữ liệu thông tin thực sự mở và không bị kiểm duyệt. Các nhà phát triển của nó cho rằng Wikipedia bị quá nhiều quy định và “giám sát kiểu quan liêu” khiến cho nó “chỉ hấp dẫn với một phần nhỏ những người viết bách khoa toàn thư tiềm năng”.
Có một kết nối cố hữu giữa hai nền tảng: đặc biệt là sự hiện diện của Tiến sĩ Larry Sanger, đồng sáng lập Wikipedia, là giám đốc thông tin của Everipedia (CIO).
Hy vọng rằng Everipedia sẽ được hưởng lợi từ tính chất phân quyền của EOS – nhưng khả năng chống kiểm duyệt như thế nào thì vẫn chưa được chứng minh.
Chuyển từ Ethereum sang EOS
Dự án sẽ còn khá lâu mới ra mắt – dự án lần đầu tiên xuất hiện vào năm ngoái, ban đầu được xây dựng trên nền tảng Ethereum. Vào tháng 12, nhóm đã chuyển sang EOS. Các nhà phát triển cho rằng việc xây dựng trên Ethereum là “vô cùng khó khăn” – ít nhất, cho đến khi nó giải quyết được các vấn đề về khả năng mở rộng.
Mặc dù đây là một lập luận đúng nhưng cần lưu ý rằng EOS thường gặp phải các vấn đề liên quan đến cách nó giải quyết việc tăng mạnh lưu lượng truy cập. Đặc biệt, đã xảy ra sự cố trong giải pháp phân phối tài nguyên quan trọng cho nhà phát triển ứng dụng, cụ thể là RAM.
“Không phải mọi thứ đều hoạt động hoặc đã sẵn sàng trên nền tảng EOS, nhưng điều đó cũng tương tự đối với Ethereum”, nhóm nghiên cứu của Everipedia nói với Hard Fork trong một email. “Các giải pháp mở rộng vẫn đang được thực hiện, chi phí lưu trữ, RAM và băng thông dao động rất nhiều. Rõ ràng, mọi thứ cần phải được cải thiện”.
Everipedia sẽ hoạt động như thế nào?
Everipedia có hệ thống khuyến khích được hỗ trợ bởi đồng tiền mã hóa – IQ. Những người đóng góp và người xác nhận được thưởng cho tính khách quan và nội dung chất lượng cao với token.
Việc đưa tiền vào quá trình biên tập này cũng làm nảy sinh một số câu hỏi đạo đức nhất định. Câu trả lời, có vẻ như, đi theo cách ‘thị trường tự do’ – nội dung tốt nhất chắc chắn sẽ lên top miễn là có sự” khích lệ”.
Việc không có chính quyền trung ương cũng mang lại những thách thức mới. Chúng ta biết rằng có những vấn đề liên quan đến việc duy trì chất lượng nội dung phân quyền: Có quá nhiều những sự lừa đảo.
Vấn đề này chắc chắn không phải là duy nhất cho các nền tảng phân quyền – vì Wikipedia nổi tiếng với những kẻ lừa đảo. Để chống lại điều này, Wikipedia đã theo dõi địa chỉ IP để xem ai đang làm gì – một đường mòn dữ liệu gợi nhớ đến một blockchain, theo cách mà các bản ghi được lưu giữ tất cả các chỉnh sửa trên trang.
Sanger tiếp tục xây dựng thêm về cách ông hình dung nền tảng này sẽ hoạt động như thế nào, trong email gửi tới Hard Fork:
Vì mạng được phân quyền nên mạng sẽ tập hợp các bài viết từ nhiều bách khoa toàn thư, chứ không chỉ Everipedia. Có thể có các bài viết khác nhau về cùng chủ đề, và cuối cùng chúng ta sẽ có một hệ thống xếp hạng giúp mọi người tìm thấy các bài viết khác nhau về cùng một chủ đề, được đánh giá bởi các đội ngũ và chuyên gia khác nhau.
Giống như Wikipedia nhưng có thêm tiền
Thành công của nó thực sự xoay quanh việc hệ thống có thúc đẩy nội dung hợp pháp hay không. Hiện tại thì đây vẫn mới chỉ là một thử nghiệm vẫn còn trong giai đoạn ban đầu. Nền tảng tuyên bố đã có hơn 8.000 người đóng góp và một số lượng lớn hơn các mục tiếng Anh khi so sánh với Wikipedia.
Điều này có lẽ là do Everipedia có một bàn đạp xuất phát: cơ sở dữ liệu gốc của nó là bản sao chính xác của Wikipedia.
Trong khi Everipedia.org bắt đầu như là một nhánh của Wikipedia và sẽ luôn duy trì một bách khoa toàn thư hợp tác theo phong cách wiki, trong vài năm tới, chúng tôi hy vọng mạng sẽ phát triển thành một cái gì đó về cơ bả n khác sẽ khácvới Wikipedia.
Cuối cùng, đây thực sự là một nỗ lực nhằm kết hợp với toàn bộ những người phát triển của các nhà bách khoa toàn thư – một điều mà Wikipedia đã thử, nhưng do bản chất phi lợi nhuận và thiếu ưu đãi nên điều này đã không thành công. Một vài năm trở lại đây, The Atlantic báo cáo rằng các nội dung Wikipedia đã được sửa đổi bởi những người được trả tiền để tạo ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thậm chí cả các bệnh nhân y tế.
Sanger nói với chúng tôi:
“Chúng tôi cần nhiều người hơn cảm thấy thoải mái khi đóng góp. Thay vì khoảng 10.000 người đóng góp — đó là ước tính của tôi về số lượng người dùng Wikipedia đang hoạt động — một mạng lưới phân quyền, cởi mở hơn sẽ có thể thu hút hàng triệu người trí thức từ khắp nơi trên thế giới. Điều này sẽ rất tuyệt vời. Bạn chỉ có thể có được điều đó bằng con đường phân quyền, tương tự như cách Internet được tổ chức, thông qua các giao thức kỹ thuật trung lập. ”
- Hardfork Constantinople sắp tới có thể khuấy động thị trường Ether
- Lượng Ethereum bán ra bởi các ICO đã giảm xuống chỉ còn 30,000 ETH một tháng
Theo tapchibitcoin.vn