Giá Bitcoin vẫn bị mắc kẹt giữa 2 mức quan trọng mà không có dấu hiệu cho thấy xu hướng sẽ lệch về phía nào. Vùng hỗ trợ tức thời ngăn chặn điều chỉnh dốc dường như đang trở nên yếu hơn sau mỗi lần retest, báo hiệu khả năng phá vỡ mức này và giảm thấp hơn.
Giá Bitcoin và tiềm năng đầu hàng
Giá Bitcoin đang hợp nhất trong khoảng giá 45.000 – 35.000 đô la và đã hoạt động như vậy trong suốt 2 tháng qua. Vụ sụp đổ vào cuối tháng 1 đã gặp phải áp lực mua mạnh không kém, đẩy giá đóng trên ngưỡng hỗ trợ 34.752 đô la.
Mức này rất quan trọng trong việc ngăn chặn điều chỉnh dốc xuống. Khi BTC phục hồi sau sự cố, nó đã thiết lập vùng nhu cầu nằm trong khoảng từ 36.398 đến 38.895 đô la. Sau đó, vua crypto không thể phá vỡ rào cản và có những động thái thúc đẩy ấn tượng từ khu vực này.
Tuy nhiên, khi giá Bitcoin chạm đến rào cản lần thứ 3, sức hấp dẫn và sức mạnh của nó dường như đang suy giảm. Do vậy, retest hiện tại có thể phá vỡ rào cản và mở đường hướng đến mức hỗ trợ 34.752 đô la.
Mức đóng hàng ngày bên dưới 34.752 đô la sẽ là chìa khóa đẩy giá xuống rào cản tâm lý 30.000 đô la. Nếu kịch bản như vậy xảy ra, BTC có thể sẽ mở rộng về phía thấp hơn và thu thập thanh khoản sell-stop nằm dưới hỗ trợ 29.100 đô la, từng đóng vai trò là bệ phóng vào tháng 7/2021.
Từ quan điểm thận trọng, BTC sụp đổ xuống 29.100 đô la có thể là động thái đầu hàng, đánh dấu mức đáy tiềm năng. Trong trường hợp nghiêm trọng, breakdown mức nói trên sẽ đẩy giá xuống 23.000 đô la, đây có thể là đáy tiềm năng thứ hai.
Biểu đồ giá BTC 1 ngày | Nguồn: Tradingview
Hỗ trợ quan điểm kỹ thuật cho giá Bitcoin trên là mô hình Global In/Out of the Money (GIOM) của IntoTheBlock. Chỉ số này cho thấy khoảng 5,06 triệu địa chỉ đã mua gần 2,45 triệu BTC với mức giá trung bình là 23.251 đô la.
Do đó, khu vực này sẽ là một mức hỗ trợ đáng kể và kéo dài từ 11.443 đến 36.754 đô la. Breakdown mức hỗ trợ 36.754 đô la có thể gây sụp đổ thảm khốc xuống 30.000 hoặc 23.251 đô la.
Điều thú vị là các mức này trùng khớp với những rào cản đã được đề cập từ góc độ kỹ thuật.
Mô hình GIOM của BTC | Nguồn: IntoTheBlock
Bên cạnh đó, chỉ số cung thua lỗ vẽ ra một bức tranh toàn cảnh rõ ràng về khả năng sụp đổ. Chỉ báo này được sử dụng để xác định số lượng BTC thua lỗ kể từ khi mua. Vào thời điểm viết bài, khoảng 5,8 triệu BTC bị lỗ. Đây là một con số tương đối cao hơn so với mức thấp nhất của vụ sụp đổ vào tháng 7/2021.
Cấu trúc này chỉ ra ngày càng có nhiều nhà đầu tư thua lỗ và giá lao dốc chớp nhoáng bất ngờ có thể khiến họ bị thanh lý và tiếp tục đẩy giá xuống mức được giao dịch lần cuối vào tháng 12/2020. Giả sử kịch bản như vậy xảy ra, nó sẽ là thiết lập hoàn hảo cho một vụ sụp đổ đầu hàng.
Nguồn cung BTC thua lỗ | Nguồn: Glassnode
Bổ sung thêm độ tin cậy cho khả năng điều chỉnh dốc là Điểm số Z của Giá trị thị trường trên Giá trị thực (MVRV Z-score). Số liệu on-chain này được sử dụng để đánh giá xem tài sản đang được định giá quá cao hay quá thấp, bằng cách chia chênh lệch giữa vốn hóa thị trường và vốn hóa thị trường thực với độ lệch chuẩn của vốn hóa thị trường.
Thậm chí, MVRV còn giúp xác định các khu vực lịch sử có giá trị hợp lý, quá bán hoặc quá mua. Dải màu đỏ phản ánh quá mua và thường là nơi chu kỳ tăng giá dừng lại, đảo chiều. Ngược lại, vùng giá trị màu xanh cho thấy quá bán và là nơi holder dài hạn có xu hướng tích lũy.
Đối với BTC, Z-score hiện ở mức 1,16, chứng tỏ còn dư địa để nhích về phía dải màu xanh. Động thái này sẽ yêu cầu giá Bitcoin giảm xuống thấp hơn nhiều so với vị trí hiện tại, cho thấy sụp đổ là hợp lý và cần thiết để thiết lập đáy.
MVRV Z-score của BTC | Nguồn: Glassnode
Trên một lưu ý tương tự, nhà phân tích on-chain Willy Woo tuyên bố các tổ chức và holder lớn đang bán, khiến câu chuyện trở nên giảm giá.
“Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở trong một thị trường gấu do thời gian bán tháo kéo dài. Chưa từng xuất hiện đáy trong thị trường gấu BTC mà không có sự kiện đầu hàng, vì vậy tôi nghĩ có khả năng cao là khu vực này bị phá vỡ giảm và test các đáy thấp hơn trước khi diễn ra tích lũy để thiết lập chu kỳ tăng tiếp theo”.
Trong khi tất cả các dấu hiệu chỉ ra tương lai ảm đạm cho giá Bitcoin, nguồn cung trên sàn giao dịch dường như đang vẽ nên một bức tranh đầy hy vọng, ít nhất là từ góc độ siêu vĩ mô. Số lượng BTC được giữ trên các thực thể tập trung này có thể gây ra áp lực bán. Do đó, nguồn cung trên sàn sụt giảm sẽ thể hiện triển vọng tăng giá.
Nguồn cung BTC trên các nền tảng như vậy giảm từ 2,69 triệu xuống còn 2,03 triệu kể từ ngày 19/5/2021, tăng thêm cảm giác nhẹ nhõm cho holder dài hạn.
Nguồn cung BTC trên các sàn giao dịch | Nguồn: Santiment
Luận điểm giảm giá của BTC sẽ bị vô hiệu khi đóng hàng ngày hoặc hàng tuần trên ngưỡng 52.000 đô la. Động thái này sẽ thiết lập đỉnh cao hơn và mở ra con đường giúp Bitcoin khám phá mức cao hơn, quay lại ngưỡng tâm lý 60.000 đô la.
Với áp lực mua tăng đủ, tiền điện tử hàng đầu thậm chí có thể thiết lập mức cao mới tại 80.000 đô la.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- RUNE sẵn sàng tăng trong khi LUNA sắp điều chỉnh thảm khốc
- Mùa xuân đang quay trở lại với Bitcoin, BNB, XRP, DOT, LUNA?
- Xung đột Ukraine – Nga chứng minh giá trị đích thực của Bitcoin
Đình Đình
Theo FXStreet