Vào ngày 20/9, các nhà đầu tư đã rất vui mừng khi XRP thiết lập mức cao nhất trong 90 ngày. Sau bullrun kéo dài 5 ngày, tiền điện tử của Ripple đã tăng hơn 27%, lên tới 0,426 đô la. Vào thời điểm viết bài, altcoin này tiếp tục hướng lên trên các biểu đồ, giao dịch tại 0,493 đô la.
Vậy, điều gì đã thúc đẩy đợt tăng giá này? Cộng đồng tiếp tục theo dõi những diễn biến trong vụ lùm xùm pháp lý giữa Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) – Ripple đang diễn ra và hồ sơ của cả hai bên yêu cầu phán quyết không qua xét xử đã khiến các nhà đầu tư hy vọng vào một phán quyết sớm được ban hành.
Một phán quyết mà không có thêm bất kỳ phiên điều trần nào nữa sẽ ngăn chặn các sự kiện bất ngờ ảnh hưởng đến giá XRP và chấm dứt tình trạng bất ổn phát sinh từ vụ kiện này từ tháng 12/2020.
Châm ngòi thêm cho tâm lý phấn khích và lo lắng, Caroline Pham – một trong 5 ủy viên của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa và Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) gần đây đã có cuộc gặp với CEO Brad Garlinghouse của Ripple theo tweet của ông. Caroline Pham là một nhà phê bình có tiếng nói về cách tiếp cận của SEC đối với ngành công nghiệp tiền điện tử, cáo buộc cơ quan giám sát “quy định bằng cách thực thi”.
Cách tiếp cận thông qua tương tác thực tế và lập trường tương đối thân thiện hơn về tiền điện tử khiến nhiều người băn khoăn về những lợi ích khi CFTC điều chỉnh ngành.
Ngoài những tiến triển này, tiền điện tử lớn thứ 7 trên thế giới về vốn hóa thị trường cũng đang thể hiện xu hướng tốt thông qua các số liệu.
Câu hỏi đặt ra là khi nào XRP sẽ tăng giá mạnh mẽ trở lại trên các biểu đồ? Vận may của altcoin này tiếp tục gắn liền với việc vụ kiện kết thúc như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời.
Ripple, XRP và những điều liên quan
Mối quan hệ của Ripple với Tokyo-Mitsubishi Bank vào năm 2017 là một cột mốc quan trọng. Tiếp theo, XRP trở thành tiền điện tử lớn thứ hai tính theo vốn hóa thị trường trong một thời gian ngắn. Một năm sau, Ripple lại được nhắc đến trong mối quan hệ hợp tác với tập đoàn ngân hàng quốc tế Santander Group để tạo ra một ứng dụng tập trung vào giao dịch xuyên biên giới.
Về mặt cạnh tranh, Ripple gần như không có đối thủ nào vào thời điểm hiện tại. Họ là công ty tiền điện tử hàng đầu phục vụ cho các tổ chức tài chính trên khắp thế giới. Khi số lượng quan hệ đối tác tăng lên và Ripple không ngừng mở rộng, XRP sẽ gặt hái được nhiều lợi ích. Xét cho cùng, nó là phương tiện trao đổi cho tất cả các giao dịch xuyên biên giới được RippleNet kích hoạt.
Ripple tận dụng nhu cầu giao dịch nhanh chóng và các tiềm năng chưa được khai phá khác ở những nền kinh tế mới nổi, do các quốc gia ở khu vực Châu Mỹ Latinh và Châu Á Thái Bình Dương nhiều khả năng nhận ra giá trị của blockchain và token của họ hơn so với các đối tác đầu tiên trên thế giới. Với sự phát triển của các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), có khả năng những quốc gia đang phát triển tìm cách khám phá lựa chọn này sẽ sử dụng Ripple vì họ đã và đang cung cấp một khuôn khổ xuyên biên giới được thiết lập tốt. Tăng cường áp dụng CBDC cũng sẽ dẫn đến các tổ chức ngân hàng xem xét tích hợp tiền điện tử vào dịch vụ của họ. Điều này sẽ rất tốt cho Ripple vì RippleNet đã được liên kết với rất nhiều ngân hàng.
Một trong các giải pháp blockchain đang được cung cấp cho đối tác Ngân hàng Trung ương của Ripple muốn mạo hiểm với CBDC là sử dụng sổ cái XRP thông qua sidechain riêng.
Ripple dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn năm 2025-2030, vì nó có thể được sử dụng cho nhiều chức năng như kế toán, đầu tư, triển khai hợp đồng thông minh và lập trình phi tập trung.
XRP có lợi thế hơn các đối thủ do chi phí đầu vào thấp. Một vài đô la sẽ mua được hàng chục XRP có vẻ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mới, đặc biệt là những người thích đầu tư ít.
Theo báo cáo Định giá, quy mô thị trường tiền điện tử dự kiến sẽ đạt 4,94 tỷ đô la vào năm 2030, tăng với tốc độ CAGR là 12,8%. Một số công ty tiền điện tử sẽ được hưởng lợi từ điều này, trong đó có Ripple.
Sự tăng trưởng của thị trường tiền điện tử được thúc đẩy bởi gia tăng nhu cầu về hiệu quả hoạt động và tính minh bạch trong các hệ thống thanh toán tài chính, cũng như gia tăng nhu cầu chuyển tiền ở các quốc gia đang phát triển.
Nói chung, số lượng tổ chức tài chính chấp nhận RippleNet sẽ tăng lên, dẫn đến việc nền tảng cũng như token gốc XRP được thừa nhận nhiều hơn. Điều này cũng đã được cân nhắc trong khi tính toán các dự đoán cho năm 2025 và hơn thế nữa.
Biểu đồ giá XRP | Nguồn: TradingView
Giá XRP vào thời điểm viết bài thấp hơn rất nhiều so với mức cao nhất mọi thời đại (ATH) 3,84 đô la đạt được vào tháng 1/2018. Trên thực tế, giá hiện tại gần với giá ra mắt hơn là ATH. Mặc dù vậy, khi XRP phục hồi trên các biểu đồ, vốn hóa thị trường cũng vậy, ở mức 24,55 tỷ đô la vào thời điểm viết bài.
Nguồn: MarketWatch
Mặc dù giá XRP phần nào được cải thiện trong tháng qua, nhưng mức tăng từ đầu năm đến nay vẫn khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Vụ kiện của SEC và tác động
Vào ngày 22/12/2020, SEC đã đệ đơn kiện Ripple Labs. Vụ kiện cáo buộc Ripple huy động 1,3 tỷ đô la thông qua việc bán “chứng khoán chưa đăng ký” là XRP. Ngoài ra, SEC cũng cáo buộc các nhà điều hành hàng đầu của Ripple là Christian Larsen (đồng sáng lập) và Brad Garlinghouse (CEO) trục lợi cá nhân tổng cộng 600 triệu đô la trong quá trình này.
SEC lập luận XRP nên được coi là chứng khoán thay vì tiền điện tử và do đó nằm trong phạm vi quản lý của họ.
Một phán quyết có lợi cho SEC sẽ đặt ra tiền lệ pháp lý bất lợi cho thị trường tiền điện tử nói chung. Đây là lý do tại sao vụ kiện này được các bên liên quan rất quan tâm và theo dõi nhất cử nhất động.
Rõ ràng là các diễn biến trong vụ kiện có tác động trực tiếp đến giá của XRP. Ngay sau tin tức mở màn sự việc vào năm 2020, XRP giảm gần 25%. Vào tháng 4/2021, Thẩm phán đã mang lại cho Ripple chiến thắng nhỏ khi cấp cho họ quyền truy cập vào các tài liệu nội bộ của SEC, đẩy giá tăng trên mốc 1 đô la – một ngưỡng mà tiền điện tử này không thể vượt qua trong 3 năm.
Theo một tweet của Luật sư đại diện James Filan vào ngày 15/8/2022, Tòa án Quận phía Nam của New York, Hoa Kỳ đã giáng một đòn nữa vào SEC khi Thẩm phán Sarah Netburn cho phép Ripple đưa ra trát đòi hầu tòa để có được các bản ghi video cho mục đích xác thực, bác bỏ tuyên bố của các nhà quản lý rằng Ripple đang cố gắng mở lại khám phá. Đây là quyết định để trả lời cho kiến nghị của Ripple được đệ trình vào ngày 3/8/2022.
Trong Ý kiến & Lệnh được đưa ra trước đó vào tháng 7, Thẩm phán Sarah Netburn đã lên án SEC vì “đạo đức giả” và các hành động cho thấy cơ quan quản lý này đang “áp dụng quan điểm kiện tụng của mình để đạt được mục tiêu mong muốn và không trung thành với luật pháp”.
Phán quyết của vụ kiện cho dù nghiêng về bên nào cũng sẽ có tác động lâu dài đến giá trị của XRP. Điều quan trọng cần lưu ý là phán quyết có lợi cho SEC sẽ khiến XRP chỉ trở thành chứng khoán ở Hoa Kỳ vì cơ quan quản lý không có thẩm quyền ngoài biên giới quốc gia. Điều này sẽ bù đắp một số thiệt hại cho Ripple, vì công ty có hoạt động kinh doanh đáng kể trên toàn cầu
Carol Alexander, Giáo sư tài chính tại University of Sussex, tin rằng XRP không giống bất kỳ loại tiền điện tử nào khác. Theo bà, nếu Ripple vượt qua được vụ kiện của SEC, có thể nó sẽ bắt đầu tham gia vào hệ thống ngân hàng SWIFT. SWIFT là mạng nhắn tin mà các tổ chức tài chính sử dụng để truyền tải thông tin và hướng dẫn một cách an toàn.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, CEO Ripple Brad Garlinghouse đã nói về tiềm năng IPO (phát hành công khai lần đầu) sau khi vụ việc với SEC được giải quyết. Việc Ripple niêm yết công khai sẽ có tác động đáng kể đến hành động giá của XRP trong những năm tiếp theo.
Trong một cuộc phỏng vấn với Axios tại Collision 2022, Garlinghouse nói thêm rằng giá hiện tại của XRP được cân nhắc đến khi Ripple thua kiện.
“Nếu Ripple thua kiện, có gì thay đổi không? Về cơ bản, đó chỉ là những gì đang diễn ra”, ông nói thêm.
Đối với quan điểm cá nhân về phán quyết, Garlinghouse đang đặt cược sẽ có lợi cho Ripple.
“Tôi đặt cược điều đó bởi vì tôi nghĩ sự thật và phát luật đang đứng về phía chúng tôi”.
Thật kỳ lạ, không phải ai cũng ủng hộ Ripple và XRP, khi Vitalik Buterin của Ethereum gần đây đã bình luận:
“XRP đã mất quyền được bảo vệ khi họ cố gắng làm hại chúng tôi với imo do Trung Quốc kiểm soát”.
Tại tòa án và trên giấy tờ
Vụ kiện của Ripple và SEC không chỉ giới hạn trong phòng xử án. Vụ việc này đã tốn không ít giấy mực của các phương tiện truyền thông và có rất nhiều bài xã luận đối lập dành cho cả hai bên, thường chỉ trích lẫn nhau. Chỉ trong tháng này, Ripple và SEC là chủ đề của một cuộc trao đổi sôi nổi thông qua các bài viết được Wall Street Journal xuất bản.
Vào ngày 10/8, Chủ tịch SEC Gary Gensler nhắc lại lập trường của mình về định nghĩa tiền điện tử và quyền giám sát của họ tại một bài báo đăng trên The Wall Street Journal.
“Đừng nhầm lẫn: Nếu một nền tảng cho vay đang cung cấp chứng khoán, thì nó. . . thuộc thẩm quyền của SEC”.
Chủ tịch Gensler tiếp tục trích dẫn khoản giàn xếp 100 triệu đô la mà cơ quan quản lý đã đạt được với BlockFi, nói rằng thị trường tiền điện tử phải tuân thủ luật chứng khoán “đã được kiểm tra theo thời gian”. Theo các điều khoản của thỏa thuận, BlockFi phải sắp xếp lại hoạt động kinh doanh của mình để tuân thủ Đạo luật Công ty Đầu tư của Hoa Kỳ năm 1940 ngoài việc đăng ký theo Đạo luật Chứng khoán năm 1933 để bán sản phẩm của mình.
Để đáp lại chỉ trích của Chủ tịch Gensler, Stu Alderoty đã xuất bản bài viết của riêng mình trên The Wall Street Journal và không tiếc lời phản đối cơ quan quản lý. Alderoty cáo buộc Gensler lạm quyền của các cơ quan quản lý đồng nghiệp (CFTC, FDIC, v.v.) và vượt quá quyền tài phán của mình, đi ngược lại Sắc lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chỉ đạo các cơ quan phối hợp thực hiện quy định đối với tiền điện tử.
“Những gì chúng tôi cần là sự rõ ràng về quy định đối với tiền điện tử, chứ không phải SEC khoe mẽ để bảo vệ sân chơi của mình với cái giá phải trả của hơn 40 triệu người Hoa Kỳ trong nền kinh tế tiền điện tử”.
Một bài báo gây tranh cãi do Roslyn Layton chấp bút trên tờ Forbes vào ngày 28/8 đã chỉ ra rằng kể từ năm 2017, Cơ quan tiền điện tử của SEC liên quan đến 200 vụ kiện kỳ quặc. Theo Layton, con số này cho thấy thay vì đưa ra các quy định rõ ràng để đảm bảo tuân thủ, cơ quan quản lý thà đưa các công ty crypto vào con đường kiện tụng để cố gắng điều chỉnh bằng cách thực thi.
CTO Ripple David Schwartz tỏ ra bất bình với đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin vào đầu tháng này, sau khi Buterin soi mói XRP trên Twitter như đã đề cập ở trên. Schwartz đã phản hồi lại dòng tweet của Buterin, so sánh thợ đào trong hệ sinh thái PoW như Ethereum với những người sở hữu cổ phiếu của các công ty như eBay.
“Tôi nghĩ rằng việc tương tự hóa thợ đào trong hệ thống PoW với các cổ đông trong công ty là hoàn toàn công bằng. Cũng như những người nắm giữ cổ phiếu của eBay kiếm tiền từ giao dịch giữa người mua và người bán mà eBay không loại bỏ, thì thợ đào ETH và BTC cũng vậy”, Schwartz nói thêm.
Hiện tại, đưa ra một con số chính xác về giá tương lai của XRP không phải là một công việc dễ dàng. Tuy nhiên, miễn là có tiền điện tử, sẽ có các chuyên gia cung cấp phân tích chuyển động thị trường.
Dự đoán giá XRP năm 2025
Nền tảng giao dịch tiền điện tự Changelly đã đưa ra mức dự đoán trung bình là 0,47 đô la cho XRP vào cuối năm 2022. Đối với năm 2025, phạm vi tối đa cho altcoin này là từ 1,47 đến 1,76 đô la.
Theo kết luận của Finder thông qua một hội đồng gồm 36 chuyên gia trong ngành, XRP sẽ ở mức 3,61 đô la vào năm 2025. Cần lưu ý rằng không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý với dự báo đó. Một số người trong số họ tin rằng tiền điện tử này thậm chí sẽ không vượt qua ngưỡng 1 đô la vào năm 2025. Keegan Francis, biên tập viên toàn cầu cho Finder, không đồng ý với hội đồng chuyên gia. Anh dự đoán rằng XRP sẽ trị giá 0,5 đô la vào cuối năm 2025 và thậm chí chỉ 0,1 đô la vào năm 2030.
Theo dữ liệu được công bố trên Nasdaq, dự báo trung bình cho năm 2025 là khoảng 3,66 đô la.
Dự đoán giá XRP năm 2030
Các chuyên gia của Finder đã đưa ra một con số khá thận trọng đối với XRP vào năm 2030. Họ tin rằng tiền điện tử này có thể đạt 4,98 đô la vào năm 2030. Trong một tuyên bố với Finder, Matthew Harry, Giám đốc quỹ tại DigitalX Asset Management, tiết lộ anh ta không thấy bất kỳ tiện ích nào của XRP ngoài yếu tố đầu cơ.
Theo dữ liệu được công bố trên trang web của Nasdaq, dự báo trung bình cho năm 2030 là khoảng 18,39 đô la.
Kết luận
Số liệu từ đầu năm đến nay (YTD) từ báo cáo thu nhập quý 2 của Ripple cho thấy rõ rằng mặc dù giá XRP giảm nhưng nhu cầu đối với dịch vụ Thanh khoản theo yêu cầu (ODL) của họ không những không suy giảm mà còn thực sự tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái (YoY) với tổng doanh thu ODL đạt 2,1 tỷ đô la trong quý 2. Báo cáo cho biết thêm rằng Ripple đã cam kết chi 100 triệu đô la cho các hoạt động loại bỏ carbon, phù hợp với mục tiêu trung lập carbon và bền vững của họ.
Báo cáo Xu hướng tiền điện tử của Ripple khẳng định NFT và CBDC vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và khi tiềm năng của chúng dần dần được khai phá, tác động đối với mạng của Ripple và trong không gian blockchain rộng lớn hơn sẽ được thể hiện rõ.
Cần lưu ý rằng trong khi nhiều chuyên gia khác nhau dự đoán giá của XRP sẽ tăng trong những năm tiếp theo, có một số người tin rằng XRP sẽ mất hết giá trị vào cuối thập kỷ này.
Các yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến giá của XRP trong những năm tới là:
– Phán quyết cho vụ kiện của SEC
– IPO sau khi vụ kiện được giải quyết
– Quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính
– Chấp nhận hàng loạt
– Các Ngân hàng Trung ương triển khai CBDC
Các dự đoán tất nhiên sẽ không còn chính xác khi hoàn cảnh thay đổi và sẽ luôn được cập nhật với những diễn biến mới.
Với chỉ số sợ hãi và tham lam vẫn đang vật lộn để phục hồi, XRP và phần còn lại của thị trường tiền điện tử khó tránh khỏi bất ổn vào lúc này.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Những altcoin này có thể tăng giá khi Bitcoin ổn định
- Tất tần tật lý do cộng đồng XRP đang rất lạc quan
- TOP nhà phân tích dự đoán mức tăng hơn 80% cho XRP, cập nhật triển vọng về Bitcoin và hai altcoin khác
Minh Anh
Theo AMBCrypto