Ngay khi Bitcoin tăng nhẹ trên 45.000 đô la vào thứ 6, tin tức ngân hàng trung ương Trung Quốc cấm công dân của họ giao dịch tiền điện tử đã gây thanh lý hơn 600 triệu đô la các vị thế phái sinh vào thời điểm viết bài.
Điều quan trọng cần nhớ là thanh lý ồ ạt có xu hướng gây ra hàng loạt lệnh buộc phải bán, dẫn đến mất cân bằng trong ngắn hạn giữa cung và cầu. Trong những trường hợp này, cung lấn át cầu và giá giảm cho đến khi bid lớn tiếp theo được thực hiện.
Nguồn: TradingView
Bất chấp biến động ngắn hạn, xu hướng tổng thể của các yếu tố cơ bản và chỉ số on-chain vẫn tăng giá vững chắc khi holder dài hạn và thợ mỏ tiếp tục HODL. Ngược lại, “tay yếu” và trader sở hữu coin “trẻ” hoảng loạn bán. Đây là thực tế đã xảy ra trong đợt bán tháo hai ngày nay.
FUD Trung Quốc gần đây về việc cấm giao dịch tiền điện tử dường như là “bình mới rượu cũ” từng được thông báo vào ngày 3/9/2021. Xem xét sự kiện thanh lý 4 tỷ đô la gây sụt giảm 20% vào ngày 7/9/2021 cũng là ngày El Salvador chấp nhận Bitcoin làm tiền hợp pháp, tin tức đã được định giá.
Michael Saylor, CEO của MicroStrategy, tuyên bố:
“Không có gì tạo ra sự giàu có trong thập kỷ qua như những công nghệ bị cấm ở Trung Quốc.
Jon Geenty, một nhà khoa học dữ liệu tại công ty phân tích CoinMetrics, đã đưa ra một biểu đồ so sánh cho thấy Bitcoin hoạt động như thế nào sau mỗi câu chuyện “lệnh cấm” của Trung Quốc. Trái ngược với những lo ngại, hành động giá trên thực tế vẫn ổn định sau những sự kiện như vậy.
BTC Price change 60d pre and post prior China “ban” events pic.twitter.com/uyGTxB9iuJ
— Jon Geenty (@geenty) September 24, 2021
“Giá BTC thay đổi trước và sau 60 ngày trong các sự kiện “lệnh cấm” của Trung Quốc trước đây”.
Giá Bitcoin đang cố gắng tìm đáy
Biến động gần đây và các đợt thanh lý lớn đã đẩy BTC xuống mức thấp hàng tuần là 39.500 đô la vào thứ 3, hợp lưu với Fibonacci thoái lui quan trọng. Cho đến nay, cấu trúc kỹ thuật này thể hiện pullback từ 52.900 xuống 39.500 đô la là sóng điều chỉnh của sóng 2 (theo Elliot Waves).
Theo cấu trúc Elliot Waves, các sóng điều chỉnh bao gồm 3 sóng di chuyển xuống. Nhiều nhà phân tích kỹ thuật gọi đây là sóng điều chỉnh ABC, trong đó A là bước giảm ban đầu, B là đẩy lên, sau đó C là bước giảm cuối cùng.
Nguồn: TradingView
Trong ngắn hạn tiếp theo, giá Bitcoin cần phải giữ mức thấp nhất của sóng C là 39.500 đô la. Cho đến nay, BTC tăng trở lại và đang hình thành đáy cao hơn tại 40.700 đô la. Đây cũng là mức hỗ trợ kỹ thuật hợp lưu với dải Bollinger Band thấp hơn trên biểu đồ hàng ngày.
Nếu BTC có thể thành công duy trì đáy cao hơn tại 40.700 đô la và bắt đầu tạo đỉnh cao hơn trên 45.200 đô la, điều này sẽ làm tăng thêm xác suất hoàn thành sóng 2.
Nguồn: TradingView
Trong thời gian tới, cấu trúc kỹ thuật gợi ý hoàn thành sóng 2 sẽ khởi đầu sóng 3 lớn hơn, có xu hướng là sóng đẩy giá lên cao hơn đáng kể. Điều này phụ thuộc vào việc BTC có thể bảo vệ đáy cao hơn tại 40.700 đô la và mức thấp nhất trong tuần 39.500 đô la hay không.
Mặc dù các biểu đồ ngắn hạn có vẻ giảm giá, nhưng biểu đồ dài hạn vẫn tăng giá, đặc biệt là khi giá giữ được cấu trúc lớn hơn. BTC đã cố gắng duy trì hỗ trợ trên đỉnh của phạm vi 30.000 đến 40.000 đô la vào tháng 6 và đang tạo đáy cao hơn kể từ đáy 29.200 đô la vào tháng 7.
Mô hình tích lũy Wyckoff kéo dài giai đoạn D
Mô hình tích lũy Wyckoff dường như đang kéo dài giai đoạn D – là giai đoạn hợp nhất. Giai đoạn này diễn ra trước giai đoạn E, khi giá được đẩy cao hơn đáng kể. Nhiều đợt thanh lý và FUD đến đúng lúc một cách đáng ngờ đã đẩy BTC xuống dưới 50.000 đô la.
Khối lượng giao dịch tăng lên khi BTC test các mức hỗ trợ kỹ thuật quan trọng quanh mức 40.000 đô la, cho thấy người mua lớn hơn đã tham gia. Mặc dù pullback sâu hơn dự đoán nhưng BTC vẫn đang tạo ra đáy cao hơn (trên khung thời gian thấp hơn). Để duy trì cấu trúc kỹ thuật lớn hơn, BTC cần giữ hỗ trợ từ 41.300 đô la đến 40.000 đô la trên cơ sở đóng hàng tuần.
Dữ liệu on-chain báo hiệu tăng
Phần lớn hoạt động bán gần đây đến từ việc thanh lý đòn bẩy và bán hoảng loạn từ các coin trẻ hơn, chủ yếu là những coin từ 3 tháng tuổi trở xuống. Nhìn chung, các coin cũ tiếp tục xu hướng tích lũy, cho thấy không có hứng thú với việc bán giảm giá.
Kể từ khi giá đạt đỉnh ở mức 52.900 đô la, dự trữ của thợ mỏ đang dần có xu hướng thấp hơn, giảm khoảng 6.600 BTC. Nghe có vẻ là một lượng lớn BTC, nhưng chỉ là 6.600 BTC trong tổng số dự trữ 1.850.000 BTC của thợ mỏ.
Dự trữ của thợ mỏ Bitcoin tiếp tục duy trì trên số dư vào tháng 1/2021, cho thấy họ bán một lượng nhỏ BTC theo định kỳ, nhưng xu hướng chung thể hiện không có áp lực bán lớn so với thị trường gấu.
Chỉ số tuổi coin trung bình của CryptoQuant tiếp tục có xu hướng cao hơn bất chấp giá giảm. Điều này khẳng định những người nắm giữ dài hạn tiếp tục tích lũy và HODL trong khi “tay yếu” bán ra.
Biến động trong suốt năm 2021, nhiều sự kiện thanh lý, FUD nhất quán và mức giảm sâu đã không ảnh hưởng đáng kể đến holder dài hạn. Điều này cho thấy HODLer đã nắm giữ BTC trong nhiều năm đang trở nên thoải mái với vị trí của họ ngay cả khi xảy ra những biến động hoang dã và thanh lý ồ ạt.
Nguồn: CryptoQuant
Hành vi tích lũy (có thể quan sát on-chain) cho thấy rõ ràng rằng holder dài hạn và các thực thể nắm giữ coin cũ hơn có niềm tin mạnh mẽ vào Bitcoin và từ chối bán khi giá giảm đáng kể. Khi các thực thể này tiếp tục tích lũy, sẽ có ít BTC hơn để bán trên các sàn giao dịch, càng khiến nguồn cung cạn kiệt sâu hơn.
Điều này cũng được thể hiện qua dự trữ sàn giao dịch giao ngay, tiếp tục tạo ra mức thấp mới trong nhiều năm, ngay cả với biến động gần đây. Dự trữ sàn giao dịch giao ngay đã giảm 12.500 BTC kể từ khi giá đạt đỉnh 52.900 đô la và bắt đầu pullback. Dựa trên dữ liệu này, rõ ràng là các nhà đầu tư đang mua dip và rút BTC từ sàn giao dịch.
Nguồn: CryptoQuant
Bitcoin chuẩn bị đóng tuần quan trọng
Bitcoin đã nhanh chóng giảm xuống dưới 42.000 đô la vào ngày 25/9 khi cuối tuần có vẻ như được thiết lập để cung cấp mức đóng tuần không mấy ấn tượng.
Biểu đồ BTC 1 giờ | Nguồn: TradingView
Dữ liệu từ TradingView cho thấy BTC mất 1.000 đô la chỉ trong hơn một giờ trước khi bật lên trở lại.
Cuối tuần bắt đầu với giá khoảng 43.000 đô la – một mức quan trọng mà một số người cho rằng nên giữ khi giá đóng hàng tuần sắp đến.
Điều đáng lưu ý là BTC vẫn giao dịch trên 41.300 và 40.000 đo la khi chuẩn bị đóng cuối tuần. Trong ngắn hạn, cần giữ mức 40.700 đô la để tạo đáy cao hơn, là bước tiếp theo để hoàn thành pullback của sóng 2.
Cũng có khả năng xuất hiện các đợt thanh lý khác đưa BTC về mức thấp nhất là 39.500 đô la. Phá vỡ dưới 39.500 đô la sẽ đưa BTC đến các mức hỗ trợ quan trọng tại 38.600, 38.300 và 37.300 đô la.
Đây sẽ là một kịch bản ít lý tưởng hơn đối với phe bò, đặc biệt là khi BTC đang tiến gần đến giá đóng hàng tuần quan trọng. Nếu có một bấc thanh lý giảm xuống các mức cao của vùng 30.00 đô la, điều quan trọng là giá phải tăng lên trên 40.000 đô la để duy trì cấu trúc kỹ thuật lớn hơn.
Nhà phân tích Michaël van de Poppe tweet vào hôm qua rằng:
“Mức quan trọng đối với Bitcoin vẫn không đổi, nằm trong khoảng 38.000-40.000 đô la, tôi muốn thấy mức này được giữ nguyên. Nếu thành công, mọi thứ đều ổn”.
Tóm lại, các biểu đồ ngắn hạn có vẻ thận trọng, nhưng các biểu đồ dài hạn cũng như xu hướng tổng thể của các yếu tố cơ bản và on-chain vẫn tiếp tục tăng giá vì holder dài hạn, thợ mỏ và các tổ chức nắm giữ coin cũ hơn không có bất kỳ dấu hiệu bán nào. BTC tiếp tục có vị trí tốt cho một đợt phục hồi mạnh mẽ lên mức cao nhất mọi thời đại mới vào cuối năm nay.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Tại sao phe gấu Bitcoin không thể tạo ra đáy thấp hơn mới?
- Bitcoin luôn comeback ngoạn mục sau 19 FUD Trung Quốc trong 12 năm qua
- Thị trường tiền điện tử vẫn trong xu hướng tăng bất chấp cuộc đàn áp của Trung Quốc, trader tránh hoảng loạn mà mất hàng
Đình Đình
Theo AZCoin News