Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, Federal Reserve Hoa Kỳ (Cục dự trữ liên bang) đã in hơn 2K tỷ đô la để ngăn chặn bong bóng tín dụng toàn cầu. Năm 2008, Fed nắm giữ khoảng 950 tỷ đô la tài sản, nhưng vào thời điểm in tiền, công suất đã tăng vọt 3K tỷ đô la. Bitcoin đã được giới thiệu vào năm kế tiếp, đánh dấu thời điểm thị trường tiền điện tử mà chúng ta biết ngày nay ra đời.
Trước đó, Federal Reserve đã in tiền và đầu tư vào trái phiếu Kho bạc mới. Chính phủ bán số trái phiếu này mỗi tháng để bù đắp thâm hụt. Họ gọi các hành động đó là QE (Nới lỏng định lượng) nhằm mục đích tạo ra hoạt động liên quan đến vốn.
Một tình huống tương tự có thể sẽ xảy ra vào hôm nay.
Sau khi thị trường chứng khoán lao dốc thảm khốc vào ngày 12/3, những nỗ lực mới nhất của Federal Reserve nhằm cứu lấy Wall Street đã đặt nó vào vị trí thực hiện kế hoạch của năm 2008.
Vào ngày giá giảm, Fed tuyên bố sẽ sử dụng thị trường repo (thỏa thuận mua lại). Thỏa thuận repo là một hình thức vay ngắn hạn, chủ yếu là chứng khoán chính phủ, nơi các tổ chức, những người sở hữu nhiều chứng khoán được phép vay tiền với lãi suất thấp.
Theo tuyên bố từ Federal Reserve, họ sẽ đưa ra một loạt các điều khoản trị giá 500 tỷ đô la trong thỏa thuận repo cho đến ngày 13/4, tổng giá trị tương ứng là 4K tỷ đô la.
Tác động như thế nào đến tiền điện tử khi đô la Mỹ được in tích cực như vậy?
Bất cứ khi nào hệ thống tài chính giảm, ngân hàng trung ương in tiền.
Tuy nhiên, việc in lượng tiền mặt khổng lồ như vậy làm mất giá trị của nó và chúng ta có thể thấy ngày càng nhiều người chuyển sang tiền điện tử, thay vì fiat.
Theo bài đăng gần đây của Ryan Sean Adam, đây là lần thứ 2 ngành công nghiệp tiền điện tử chứng kiến hành động in tiền tích cực từ Federal Reserve.
Sau chu kỳ in tiền đầu tiên vào năm 2008-2013, khoảng 145 tỷ đô la vốn đã đi từ các tài sản khác sang Bitcoin và ETH. Đó là con số không hề nhỏ trong bối cảnh tài sản kỹ thuật số không được thị trường chính thống chú ý hoặc ít nhất là không nhiều như bây giờ.
Tuy nhiên, hiện tại chúng ta đang bước vào một giai đoạn khác.
Lượng vốn chuyển vào tài sản tiền điện tử trong chu kỳ in này có thể nhiều hơn đáng kể so với trước đây.
Kể từ chu kỳ in cuối cùng, thị trường tiền kỹ thuật số đã dần củng cố vị thế của mình trong hệ sinh thái tài chính, với các hệ thống ngân hàng tiền điện tử đáng tin cậy khác nhau như Binance và Coinbase hiện có thể chứa hàng triệu tiền fiat để mua tài sản kỹ thuật số trong hệ thống của họ.
Dòng vốn đổ vào ngành công nghiệp mã hóa sẽ không ồ ạt xảy ra trong một đêm, nhưng dựa trên các chu kỳ in trước đó, crypto chắc chắn sẽ có lợi về lâu dài.
Federal Reserve in 6K tỷ đô la
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang tích cực khai thác máy in tiền. Đa phần cho rằng cách tốt nhất để chống lại hậu họa kinh tế do virus Corona gây ra là ném tiền vào nền kinh tế.
Sau nhiều ngày thảo luận liên tục, hai bên đã đạt được thỏa thuận trị giá 2K tỷ đô la. Thượng Nghị sỹ Hoa Kỳ Mitch McConnell cho biết đây là “thỏa thuận của lưỡng đảng về gói cứu trợ lịch sử cho đại dịch này”. Nhưng đó chỉ là sự khởi đầu. Federal Reserve cam kết sẽ in tới 6K tỷ đô la và thậm chí còn có thể nhiều hơn nữa.
Theo số liệu từ National Review:
“Trong tổng số, 4K tỷ đô la được đưa ra dưới dạng thanh khoản từ Federal Reserve, trong khi 2K tỷ đô la còn lại sẽ là một phần của luật 3 giai đoạn được đề xuất bởi Quốc hội. Tổng số hỗ trợ 6K tỷ đô la tương đương với khoảng 30% GDP của Hoa Kỳ”.
Không có bình luận nào được đưa ra về tác động bất lợi của lạm phát nguồn cung đô la. Nhưng có lẽ cho đến khi cuộc đại khủng hoảng này kết thúc, hệ thống tiền tệ cũng sẽ bị lung lay.
Bên cạnh đó, cypherpunk và nhà phát triển Bitcoin Jameson Lopp đã chỉ ra một số quan điểm lạc quan về hành động in tiền hàng loạt. Tạo ra 6K tỷ đô la mới tương đương với “gần 50 Bitcoin trị giá đô la”.
Perspective: the United States just announced the creation of nearly 50 Bitcoins worth of dollars out of thin air. Not 50 BTC, but 50 Bitcoin networks.
— Jameson Lopp (@lopp) March 25, 2020
“Quan điểm: Hoa Kỳ vừa bất ngờ công bố tạo ra gần 50 Bitcoin trị giá đô la. Không phải 50 BTC, mà là 50 mạng Bitcoin”.
Bitcoin: Giọt nước trong đại dương
Vậy, tweet này thực chất muốn nói điều gì? Chà, ngoài thực tế là nguồn cung của Bitcoin không thể bị lạm phát và không bao giờ bị mất giá quá nhiều thì nó cũng nhấn mạnh mạng Bitcoin thực sự nhỏ như thế nào.
Rốt cuộc, Federal Reserve Hoa Kỳ chỉ cần bất ngờ in 6K tỷ đô la, thì mức vốn hóa thị trường Bitcoin dưới 120 tỷ đô la vẫn chỉ là một giọt nước trong đại dương. Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài trước khi Bitcoin được sử dụng rộng rãi.
Nhưng với ‘tiền trực thăng’ tràn lan trên trời, một số người tự hỏi tất cả số tiền miễn phí này đến từ đâu và giá trị cuối cùng sẽ là bao nhiêu?
- Bitcoin vẫn đang tuân theo mô hình chạm đáy $3k năm 2018, dự kiến giá sẽ đạt $9k trong vài tuần tới
- Đây là lý do tại sao gói kích thích 6 nghìn tỷ đô la đang thúc đẩy Bitcoin tăng giá