Google, Facebook, AI, AR, VR và kỷ nguyên Bitcoin

Updated: 16/03/2018 at 17:51

Mặc dù Bitcoin đã có thể chứng minh bản thân có thể giao dịch giá trị mà không cần phải tập trung hóa quá trình sản xuất tiền và xác thực, tuy nhiên các loại tiền kỹ thuật số vẫn còn một chặng đường dài để đi.

Có thể giao dịch giá trị trực tuyến một cách tự do có lẽ là thành tựu quan trọng nhất từ khi internet xuất hiện. Nếu bạn nghĩ về nó, thì dù bao nhiêu thành tựu công nghệ khác sẽ ảnh hưởng, thúc đẩy và nâng cao chất lượng cuộc sống, như AI (Trí thông minh nhân tạo), VR (Thực tế ảo), AR (Thực tế tăng cường) và sự học hỏi của máy móc, không có gì có thể so sánh với tiền kỹ thuật số về mặt ảnh hưởng đến đời sống cơ bản của người dân. Bởi vì, chỉ trong vài năm, chắc chắn mọi người đều sẽ sủ dụng một loại tiền kỹ thuật số cho thanh toán. Tại sao mọi người lại muốn bám víu các tài khoản ngân hàng vốn đòi hỏi phí để duy trì? Tôi không nhắc đến các doanh nghiệp hay chính phủ mà tôi chỉ nhắc đến những người dân bình thường mà ta vẫn gặp và nói chuyện hàng ngày. Ảnh hưởng của tiền kỹ thuật số vào đời sống thường ngày sẽ xảy ra nhanh hơn hẳn những công nghệ khác, cũng giống như internet đã từng.

“Bài viết này không nhằm tư vấn tài chính, chỉ đơn giản là ý kiến và suy nghĩ của tôi. Phần lớn tiền tiết kiệm của tôi đều nằm dưới dạng một đồng tiền kỹ thuật số, nên có thể tin tưởng vào một phần những điều tôi nói. Đừng đầu từ nhiều hơn những gì bạn có thể mất”

Chúng ta bắt đầu giải quyết những vấn đề không minh bạch cho lắm nhé?

Trong bài báo trước, tôi đã đề cập đến việc tất cả những ai đạt được quyền lực đều sẽ lo sợ mất đi nó. Thật thú vị ra sao khi hôm nay tỉnh dậy và nhận ra Google cũng đã cấm các quảng cáo tiền kỹ thuật số! Không lâu trước đó Facebook cũng đã cấm những quảng cáo có liên quan đến tiền kỹ thuật số nữa.

“Tôi chắc là họ có những lí do chính đáng cho việc này”

Ôi trời, giá mà điều đó là thật. Nếu các công ty thật sự quan tâm đến người dân, kết quả của nhiều chiến lược có lẽ đã rất khác.

Hôm nay, tôi có một nhiệm vụ đơn giản: đó là cho bạn thấy được bạn lầm tưởng về những chiến lược của các công ty này ra sao.

Chính sách quảng cáo

Khi bạn nghe về việc một công ty chặn một quảng cáo, hành vi, hành động, bài đăng, hay bất kỳ điều gì đi nữa, thì lí do thật sự có khả năng lớn là nhằm cạnh tranh. Đây là cách đơn giản nhất để bất kỳ công ty nào có thể thống trị thị trường và hất cẳng các đối thủ. Hãy xem hai ví dụ dưới đây nhé:

Facebook:

“Chính sách này được ban hành rộng rãi trong lúc chúng tôi cố gắng để hoàn thiện và phát hiện tốt hơn các hành vi quảng cáo lừa đảo và gây hiểu lầm, và việc thực thi nó sẽ bắt đầu lan rộng ra khắp các nền tảng của chũng tôi, bao gồm cả Facebook, Audience Network và Instagram. Chúng tôi sẽ xem xét chỉnh sửa bộ luật cũng như việc thực thi nó khi mọi thứ được chúng tôi cải thiện.”

Google:

“Chúng tôi không có một quả cầu pha lê để có thể tiên đoán được rằng tương lai sẽ như thế nào với tiền kỹ thuật số, những hiện tại chúng tôi đã thấy đủ mối nguy hại cho người dùng hoặc tiềm năng gây thiệt hại cho họ trong khiến đây là một lĩnh vực mà chúng tôi bắt buộc phải tiếp cận một cách thận trọng.”

Cả hai công ty đều đề cập ít nhiều đến một lí do giống nhau: bảo vệ khách hàng khỏi những khoản đầu tư xấu và lừa đảo. Có vẻ như, điều đó cũng đúng nhỉ? Dưới đây, lại là chính sách quảng cáo cho người dùng từ Google.

Để biết thêm chi tiết, kiểm tra phần Dịch vụ Tài chính (Financial Services). Thú vị là, các công ty được phép quảng cáo các dịch vụ tài chính, như thẻ tính dụng cá nhân, sản phẩm tài chính, v.v. Vậy tại sao lại loại trừ tiền kỹ thuật số?

Làm rõ hành vi này của các công ty

Câu trả lời rõ ràng nhất là chặn các đối thủ cạnh tranh có giá trị cao hơn để quảng cáo cho sản phẩm của họ. Có những con người đang xây dựng các công cụ tìm kiếm phân chia hóa quyền hạn, những mạng lưới xã hội phân chia hóa quyền hạn, những chuỗi cung ứng phân chia hóa quyền hạn, nói chung đủ thứ phân chia hóa quyền hạn. Điều này có nghĩa là các ưu đãi kinh tế cũng được đưa kèm vào nền tảng. Bạn, một người dùng, sẽ nhận được tiền (dưới dạng thẻ) khi dùng những nền tảng này hoặc chia sẽ tài nguyên với chúng. Ý tưởng cơ bản là bạn luôn có thứ gì đó để nhận lại.

Đây là sức mạnh thực sử của công nghệ phân tán hóa quyền lực sổ cái: khi bạn liên kết nó với các ưu đãi kinh tế, hầu như bất kỳ sản phẩm hay công ty nào cũng có thể phân tán hóa quyền lực. Người dùng của những sản phản hay công ty này sẽ nhận nhiều giá trị hơn vì có một ưu dãi đang hoạt động ngầm để cải thiện trải nghiệm của bạn bằng cách trả thẻ cho thông tin, vốn dĩ có thể tồn tại dưới nhiều hình thức và hình dàng. Hãy thử nhìn ở đây:

Bitclave, một công cụ tìm kiếm được phân cấp: với sản phẩm này, bạn có thể nhận thẻ khi chia sẻ thông tin. Nói thẳng ra bạn được một trình duyệt trả tiền để tìm kiếm và chia sẻ tài nguyên.

Bạn có nghĩ đây là phản ứng của Google?

Rõ ràng là không

Steemit, một mạng xã hội nơi người dùng được trả tiền đã đăng nội dung. Sổ cái của teemit có một cơ chế đáng kinh ngạc nơi các bài viết được tính như một giao dịch làm cho blockchain phát triển lên phía trước. Bất kỳ  bài viết nào bạn chia sẻ trên steemit cũng có thể được upvote bởi các thành viên trong cộng đồng và mỗi upvote sẽ giúp bạn có một số đô la steem.

Cả hai dự án đang được hỗ trợ bởi những con người tài năng. Ví dụ, Dan Larimer, người sáng lập Steemit, cũng là người đang chỉ đạo dự án EOS, được xem là một trong những ứng cử viên trong ngành công nghiệp giao thức DLT. Cũng có nhiều trường hợp các công ty phát triển công nghệ hiện đại có thể cải thiện đời sống của nhiều người trên toàn thế giới. Chúng tôi đang nói đến việc kĩ thuật số hóa bất kì loại tài sản nào bằng các ưu đãi tài chính. Nghĩa là, bất kỳ sự thiết lập blockchain hợp lí nào, với PoW (proof of work) là cơ chế đồng thuận, chắc chắn sẽ an toàn hơn bất kỳ máy chủ nào của Google hay Facebook. Điều này đã được chứng minh bởi Bitcoin và blockchain, ít nhất là cho tới bây giờ.

Bây giờ chúng ta làm gì?

Là người dùng của cả Google lẫn Facebook, chúng ta có hai lựa chọn. Một là chấp thuận điều luật và cứ thế mà sống tiếp, hoặc từ chối chấp nhận chúng và dời đi hoặc phản ứng lại việc đó.

Rời khỏi những nền tảng đó không phải là cách tốt nhất, bởi buộc người khác phải thay đổi là điều mà tôi không muốn. Nâng cao nhận thức về sự tập trung hóa của các nền tảng đó và chia sẻ các thay thế là cái mà chúng ta nên làm.

Cuối cùng thì, chúng ta ai cũng một lựa chọn:

  • Chúng ta có thể chấp nhận những công ty như thế sẽ mãi mãi sở hữu dữ liệu của chúng ta và kiếm tiền dựa trên chúng, tạo ra sự mất cân bằng trong nền kinh tế thiết kế nội dung và bỏ dần các rào cản cho các đối thủ tham gia vào thị trường (bởi vì họ có thể cấm người khác đăng các nền tảng thay thế như ngay lúc này đây)
  • Chúng ta cũng có thể hỗ trợ các dự án khác, những không hẳn là việc tạo ra nội dung cho chúng (như tiểu sử, bài viết, bì đăng, v.v…) mà còn bởi việc chia sẻ chúng với người khác. Càng đông càng vui mà!

Bạn bây giờ đang cho phép các công ty này, vốn dĩ có lợi nhuận từ thông tin của bạn, có thể định đoạt bạn xem hay không xem được gì.

Hãy nhớ rằng: nếu bạn tin tưởng vào cốt lõi của tiền kỹ thuật số, hãy dành nhiều thời gian có thể nhất suy nghĩ và nói chuyện về nó. Tất cả đều phụ thuộc vào việc chúng ta dạy và chia sẻ về công nghệ tuyệt vời này, cũng như những lợi ích nó mang lại cho cộng đồng người dùng.

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Thị trường stablecoin sinh lời (yield-bearing stablecoin) đang bước vào một giai đoạn tăng trưởng bùng nổ, với tiềm năng lớn nhưng cũng không ít thách thức, đặc biệt trong bối cảnh khung pháp lý toàn cầu còn chưa rõ ràng. Mặc dù chưa thu hút sự chú ý rộng rãi... ...

Hôm nay, Bitcoin – đồng tiền điện tử hàng đầu thế giới – đã chính thức vượt qua ngưỡng 110.000 USD, một cột mốc mang tính biểu tượng và đầy ý nghĩa về mặt tâm lý đối với giới đầu tư. Cột mốc này không chỉ đánh dấu sức mạnh... ...

Thị trường crypto gần đây đã chứng kiến những chuyển biến thú vị từ token PI. Sau một thời gian dài lao dốc, token này đã bắt đầu thể hiện dấu hiệu đảo ngược xu hướng khi tăng 20% chỉ trong bốn ngày qua. Dù vậy, những tín hiệu từ... ...

Trong khi phần lớn thị trường vẫn chú ý đến những tên tuổi kỳ cựu như dYdX, một cái tên mới nổi – Hyperliquid – đang âm thầm viết lại luật chơi trong lĩnh vực giao dịch hợp đồng vĩnh viễn phi tập trung. Mới đây, nền tảng Layer-1 hiệu... ...

Phe bò của Cardano (ADA) đã thành công đẩy giá vượt lên trên mốc 0,75 USD và biến mức này thành vùng hỗ trợ vững chắc. Nhờ đó, cả cấu trúc xu hướng trên khung ngày và khung 4 giờ đều đã chuyển sang trạng thái tăng giá rõ rệt.... ...

Pi Network (Pi) gần đây liên tục xuất hiện trên các mặt báo nhưng không phải toàn bộ đều là tin tốt. Sự hào hứng ban đầu khi nhà sáng lập Pi Network, Tiến sĩ Nicolas Kokkalis, phát biểu tại sự kiện Consensus đã nhanh chóng chuyển thành sự hoang... ...

Mặc dù thị trường đang chứng kiến làn sóng bán tháo mạnh mẽ từ các nhà đầu tư lớn, giá PEPE vẫn chứng tỏ sự kiên cường khi tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trên biểu đồ. Điều này thật sự bất ngờ, bởi trái với những dự đoán... ...

Bitcoin và Ethereum (ETH) đang âm thầm biến mất khỏi các sàn giao dịch tập trung (CEX), làm dấy lên suy đoán sắp xảy ra khủng hoảng nguồn cung. Khi lượng coin có sẵn tiếp tục thu hẹp, holder dài hạn dường như cố giữ lấy khoảng nắm giữ của... ...

Aave (AAVE) đang tạo nên làn sóng chấn động trong không gian tài chính phi tập trung (DeFi). Là giao thức cho vay on-chain hàng đầu, altcoin này đang chứng kiến ​​đà tăng giá cũng như hoạt động của mạng lưới phát triển mạnh mẽ. AAVE đã bật lên 11%... ...

Các coin Made in USA đang thu hút sự chú ý khi bước vào tuần cuối cùng của tháng 5, với các token như Ava AI (AVA), Solana (SOL), Pi Network (PI), Uniswap (UNI) và Worldcoin (WLD) đều đang được quan tâm. AVA đã tăng gần 10% nhờ sự quan... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode