Hashflow là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được thiết kế với khả năng tương tác, không bị trượt giá và các giao dịch được MEV bảo vệ. Hashflow hiện có sẵn trên Ethereum, BNB Chain, Polygon, Avalanche, Arbitrum, Optimism, với khối lượng giao dịch hơn 10 tỷ USD kể từ khi ra mắt vào năm 2021.
Các nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của DeFi trong hai năm qua. Mặc dù các nhà phát triển đã tạo ra nhiều mô hình AMM để giải quyết các vấn đề gây khó chịu, nhưng hiện vẫn còn tồn đọng nhiều điều chưa được giải quyết triệt để, chẳng hạn như phí giao dịch cao, chạy trước (front-running), tấn công sandwich, thiếu phí gas và các giao dịch thất bại thường xuyên vẫn cần được giải quyết.
Hashflow giúp đổi mới không gian DeFi bằng cách giới thiệu các tính năng mang tính cách mạng, như tối ưu hóa khả năng tương tác, không trượt giá và các giao dịch được MEV bảo vệ.
Bài viết này sẽ chia sẻ thêm về Hashflow, cách hoạt động của yêu cầu báo giá (RFQ), cross-chain swap không cần cầu nối, HFT tokenomic và Hashverse.
Hashflow là gì?
Hashflow là một DEX được tối ưu hóa khả năng tương tác, không trượt giá và bảo vệ MEV (lợi nhuận mà thợ đào kiếm được nhờ việc lợi dụng quyền hạn của mình). Nó cho phép người dùng giao dịch tài sản kỹ thuật số trên nhiều blockchain chỉ trong vài giây bằng cách liên kết ví web3. Các giao dịch trên Hashflow không tính hoa hồng và báo giá được hoàn thành theo giá thị trường, mang đến giá tốt nhất cho từng giao dịch.
Hầu hết các DEX đều tận dụng các nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) để tạo thuận lợi cho giao dịch. Mặc dù AMM đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của DEX và DeFi nói chung, nhưng chúng cũng có những nhược điểm.
AMM phải đối mặt với những thách thức như hiệu quả sử dụng vốn, định giá tài sản cố định và rủi ro như tấn công sandwich và tổn thất tạm thời.
Hashflow giải quyết các vấn đề trên bằng cách tận dụng kỹ thuật yêu cầu báo giá (RFQ) để cho phép các nhà tạo lập thị trường kiểm soát pool thanh khoản. Mô hình này cho phép trader và nhà cung cấp thanh khoản (LP) tiếp cận nguồn vốn ứng trước, các tính năng bảo mật và các sản phẩm tài chính trước đây không có trong DeFi.
Không giống như tính năng định giá sản phẩm của AMM, mô hình RFQ của Hashflow cho phép các nhà tạo lập thị trường khám phá tính thanh khoản và giá thị trường thông qua tính năng định giá off-chain. Nói cách khác, các nhà tạo lập thị trường có thể khai thác các phương pháp định giá nâng cao hơn khi xem xét dữ liệu off-chain, bao gồm giá token trước đó, sự biến động và thông tin thị trường khác,… cho phép họ định giá tài sản một cách công bằng.
Định giá off-chain cho phép trader hưởng những lợi ích sau:
- Giá tốt hơn – giá off-chain đảm bảo báo giá hợp lý, cho phép trader thu được giá trị tối ưu từ các giao dịch.
- Không trượt giá – báo giá được hoàn thành theo giá thị trường có sẵn.
- Bảo vệ MEV – Hashflow sử dụng chữ ký mã hóa, ngăn chặn tấn công chạy trước.
- Cross-chain swap không cần cầu nối – các trader có thể dễ dàng hoán đổi token sang các mạng lưới một cách nhanh chóng mà không cần sử dụng cầu nối.
Hashflow hoạt động như thế nào?
Giao thức Hashflow kết nối các trader on-chain với các nhà tạo lập thị trường tiền điện tử tốt nhất. Nó thực hiện điều này với phí gas cực thấp, các nhà tạo lập thị trường tốt nhất và sử dụng vốn hiệu quả. Ngoài ra, người dùng không cần phải tin tưởng các nhà tạo lập để giao dịch với họ vì Hashflow hỗ trợ vấn đề này với mức giá hợp lý. Nhà tạo lập sẽ cung cấp cho người dùng báo giá bảo mật mà và họ có thể chấp nhận nếu muốn.
Nguồn: Hashflow
Phí gas của Hashflow rẻ vì vai trò của giao thức bị giới hạn ở mức tối thiểu. Người dùng xác nhận chữ ký và thực hiện giao dịch mà không cần định tuyến on-chain.
Các DEX phải nhất quán hỗ trợ các giao dịch lớn và nhỏ có giá hợp lý, với khả năng kết hợp để duy trì sự phát triển liên tục của DeFi. Hashflow cố gắng hiện thực hóa ý tưởng này thông qua mô hình định giá RFQ của mình. Mô hình này đảm bảo các nhà tạo lập thị trường ưu tú giao dịch trên CEX và OTC có thể liên tục tham gia vào DeFi, giao dịch số tiền lớn với rủi ro tối thiểu. Những nhà tạo lập này có thể cung cấp tính thanh khoản rất cần thiết trong CEX.
Cross-Chain Swap không cần cầu nối
Hashflow cho phép người dùng nhanh chóng trao đổi token trên các mạng lưới mà không cần sử dụng cầu nối. Ngoài ra, các giao dịch Hashflow được bảo vệ khỏi sự trượt giá và khai thác MEV, cho dù chúng được thực hiện on-chain hay trên một blockchain khác. Bất kể người dùng thực hiện giao dịch ở đâu, họ đều sẽ nhận được token của mình trên chuỗi người nhận mà không bị khấu trừ giá trị.
Giao thức tận dụng các RFQ gốc DeFi để lấy báo giá từ các nhà tạo lập thị trường, những người kiểm soát tính thanh khoản trong pool. Giao thức yêu cầu các nhà tạo lập xác nhận báo giá bằng mật mã.
Tính năng ổn định giá đảm bảo giá tài sản ở mức giá hợp lý và ngăn chặn các cuộc tấn công sandwich và chạy trước. Bên cạnh đó, tính năng này cũng bảo vệ người dùng khỏi trượt giá trong trường hợp giá dao động mạnh trong thời gian xác nhận giao dịch và truyền thông tin đến chain của người nhận.
Nguồn: Hashflow
Đây là các bước cross-chain swap không cần cầu nối:
- Trader đưa ra báo giá để bán 1 ETH trên blockchain Ethereum (chain nguồn) và mua 50 BNB trên BNB Smart Chain (chain đích).
- Nhà tạo lập thị trường gửi báo giá được ký bằng mật mã cho trader.
- Trader gửi giao dịch trên Ethereum với báo giá đã dữ liệu ký nhận.
- Khi giao dịch trên blockchain nguồn (Ethereum) được chấp nhận, hợp đồng sẽ đưa ra hoạt động.
- Relay sẽ chuyển tiếp dữ liệu đến chain nhận (BSC) và gửi BNB vào tài khoản của trader.
Quá trình này không liên quan đến các cầu nối bên ngoài hoặc yêu cầu trader khóa ETH của họ trên chain nguồn làm tài sản thế chấp. Người dùng có thể hoán đổi (swap) bất kỳ token nào thông qua định giá dựa trên chữ ký và RFQ.
HFT Tokenomic
HFT có vốn hóa thị trường là 85 triệu USD, nguồn cung lưu thông là 175 triệu và nguồn cung tối đa là 1 tỷ token. Nó cung cấp năng lượng cho hệ sinh thái Hashflow, bao gồm Hashverse, tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) và nền tảng quản trị của nó.
HFT là token ERC-20 hoạt động trên blockchain Ethereum, phục vụ hai mục đích cụ thể:
Quản trị
Quản trị trên Hashflow sử dụng cơ chế vote-escrow (ve), quyền biểu quyết dựa trên số lượng token HFT mà người dùng tham gia staking và thời gian mà chúng bị khoá. Về cơ bản, người dùng cần phải tiến hành staking HFT để có quyền biểu quyết và định hình tương lai của Hashflow, bao gồm chi phí giao dịch, chiến dịch marketing và nâng cấp mã code.
Sức khỏe và phần thưởng trong DAO
Hashverse là nền tảng quản trị và điều khiện DAO dựa trên theo cốt truyện nguyên thuỷ ban đầu, được game hóa. Hashverse health (Điểm sức khỏe) của người dùng được xác định dựa số token mà họ tham gia staking. Họ sẽ phải liên tục điều chỉnh số lượng và thời hạn của token đã stake để duy trì sức khỏe trong Hashverse. Giao thức sẽ tiếp tục trao thưởng (reward) cho các thành viên tích cực nhất của cộng đồng và sự hiện diện Hashverse của họ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc quy đổi các phần thưởng này.
Phân phối HFT
Khi mới thành lập, tổng nguồn cung HFT là 1 tỷ và được phân phối như sau:
- 19,32% cho Nhóm nòng cốt
- 25,00% cho Nhà đầu tư sớm
- 2,50% cho các lần phân bổ khác trong tương lai
- 53,18% cho Phát triển hệ sinh thái
Trong Phát triển hệ sinh thái, HFT được phân phối cho các danh mục phụ sau:
- 18,54% cho Đối tác hệ sinh thái
- 13,08% cho Phần thưởng cộng đồng
- 9,54% cho Phần thưởng cộng đồng trong tương lai
- 7,50% cho các khoản cho vay của nhà tạo lập thị trường được chỉ định
- 2,52% cho Nhà cung cấp dịch vụ sớm
- 1,00% cho Kho bạc cộng đồng
- 1,00% cho Phần thưởng Hashverse
Người dùng có thể mua HFT trên các sàn giao dịch như BKEX, Binance, Coinbase, Huobi và Kraken…
Hashverse
Nguồn hình ảnh: Hashflow
Hashverse là nền tảng quản trị và DAO dựa trên cốt truyện nguyên thuỷ, cho phép người dùng tham gia staking HFT, hoàn thành các hoạt động và tạo phần thưởng để định hình tương lai của hệ sinh thái Hashflow.
Trung tâm của Hashverse là cốt truyện của nó, được tạo ra bởi Superconductor, công ty sáng tạo hàng đầu Hollywood.
Hashverse giống như một nhóm holder HFT sẽ định hình tương lai của hệ sinh thái Hashflow. Mục tiêu là giúp cho việc quản trị trong không gian DeFi trở nên dễ dàng hơn, cho phép tất cả người dùng tham gia và kiếm phần thưởng. Bằng cách tận dụng các tính năng này, Hashverse mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho những người tham gia hoàn thành nhiệm vụ, thu thập, trao đổi các vật phẩm trong game, nâng cấp nhân vật của họ và tạo ra các khuyến khích kinh tế, trong khi định hình tương lai của Hashflow.
Kết luận
Về cốt lõi, Hashflow là DEX hỗ trợ giao dịch cross-chain. Nó không yêu cầu người sử dụng phải đăng ký hoặc vượt qua quá trình xác minh. Người dùng chỉ cần kết nối ví web3 và bắt đầu sử dụng.
Tất cả các giao dịch Hashflow đều miễn phí hoa hồng và báo giá được hoàn thành theo giá thị trường có sẵn, giúp tối đa hóa lợi ích từ các giao dịch.
Hashflow tận dụng cơ chế RFQ để cho phép các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp kiểm soát pool thanh khoản. Giờ đây, trader và LP có thể tiếp cận các sản phẩm tài chính, bảo mật và hiệu quả tốt hơn trong DeFi.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm đối với các stablecoin như USDT, USDC vào năm 2023
- Staking ETH trên các sàn giao dịch hàng đầu góp phần kiểm duyệt Ethereum
- Đánh giá hiệu suất của Bitcoin, ETH và các tài sản khác khi đối mặt với lạm phát
Việt Cường
Nguồn CoinGecko