Hoa Kỳ áp lệnh trừng phạt lĩnh vực khai thác của Nga – Tiền điện tử ngày càng phổ biến

Updated: 21/04/2022 at 14:45

Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ lần đầu tiên đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với một công ty khai thác tiền điện tử của Nga và các công ty con của nó.

tiền điện tử

Hoa Kỳ nhắm mục tiêu đến lĩnh vực khai thác tiền điện tử tại Nga

Trong một tuyên bố, Bộ Ngân khố nói rằng, các công ty khai thác tiền điện tử bị trừng phạt sẽ “khiến Nga phải kiếm tiền từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình”.

Cơ quan quản lý nói thêm rằng, mặc dù ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử đang phát triển mạnh mẽ tại Nga, các công ty của họ “dựa vào thiết bị máy tính nhập khẩu và thanh toán fiat”, do đó lệnh trừng phạt này sẽ rất hiệu quả. Bộ cũng lưu ý rằng, đây là lần đầu tiên họ ban hành lệnh trừng phạt đối với một công ty khai thác tiền điện tử.

BitRiver và 10 công ty con của nó sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Mặc dù BitRiver hiện thuộc sở hữu của công ty mẹ có trụ sở tại Thụy Sĩ, ban đầu nó được thành lập tại Nga và vẫn có ba văn phòng hoạt động bên ngoài Nga.

Các lệnh trừng phạt đối với BitRiver là một phần trong danh sách khoảng 80 lệnh trừng phạt đối với các công ty và cá nhân được công bố vào ngày 20 tháng 4. Các công ty bị xử phạt này hầu như không thuộc lĩnh vực tiền điện tử và blockchain, mà đa phần có liên quan đến ngân hàng và tài chính.

Trước các lệnh trừng phạt ngày nay, Nga đang có lợi thế trong việc khai thác tiền điện tử do năng lượng dồi dào và khí hậu lạnh, cùng việc cho phép khai thác tiền điện tử hiệu quả. Theo Statista, Nga đã thực hiện 11,23% tổng số hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn thế giới vào tháng 8 năm 2021.

Các biện pháp trừng phạt này là hành động mới nhất trong một loạt các hành động chống lại Nga sau cuộc xâm lược Ukraine, bắt đầu vào tháng Hai.

Theo Reuters, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga ít nhất 12 lần khác nhau kể từ ngày 24 tháng 2. Các quốc gia khác bao gồm thành viên của EU và G7 cũng đã có hành động tương tự.

Bên cạnh đó, hơn 100 công ty cũng đã hạn chế mối quan hệ đối tác của họ với Nga.

Những nỗ lực của Nga nhằm điều chỉnh và hạn chế hoạt động khai thác tiền điện tử trong phạm vi biên giới của mình cũng có thể ảnh hưởng đến các công ty trong ngành khai thác.

Chiến tranh, các biện pháp trừng phạt giúp tiền điện tử ngày càng phổ biến

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán, các quốc gia như Nga và Iran có thể sử dụng khai thác tiền điện tử để kiếm tiền từ các nguồn năng lượng của họ và tránh các lệnh trừng phạt.

Trong Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu, tháng 4 năm 2022, IMF cảnh báo hậu quả của cuộc xung đột quân sự đang diễn ra ở Ukraine sẽ kiểm tra khả năng phục hồi của hệ thống tài chính toàn cầu, có thể ảnh hưởng đến vai trò của đồng USD và dẫn đến việc thành lập các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Các ưu tiên về an ninh năng lượng có thể khiến các mục tiê giảm thiểu biến đổi khí hậu gặp rủi ro.

Tăng tốc “tiền điện tử hóa”, việc sử dụng rộng rãi hơn các tài sản tiền điện tử ở các thị trường mới nổi, là một vấn đề khác mà các nhà hoạch định chính sách sẽ phải giải quyết trong những năm tới. Để minh chứng cho xu hướng đó, IMF chỉ ra rằng khối lượng giao dịch tiền điện tử tăng đột biến sau khi đưa ra các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả hình phạt tài chính, chống lại Nga vì cuộc xâm lược Ukraine.

“Điều này đang xảy ra, việc gia tăng dài hạn của các giao dịch xuyên biên giới bằng crypto sẽ dẫn đến những thách thức trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt về dòng vốn”.

IMF lưu ý rằng, các hạn chế về vốn được áp dụng ở cả Nga và Iran đều đang góp phần vào sự gia tăng của hoạt động tiền điện tử tại đất nước này. Đồng thời, “tính thanh khoản của cặp giao dịch đồng rúp và hryvnia trên các sàn giao dịch tập trung vẫn còn hạn chế và thậm chí đã giảm dần”. Theo ý kiến ​​của họ, điều này đang khiến các khoản chuyển tiền lớn thông qua các sàn giao dịch crypto trở nên không thực tế.

Tuy nhiên, IMF thừa nhận rằng hệ sinh thái tiền điện tử cho phép người dùng trốn tránh một số biện pháp hạn chế như yêu cầu xác minh danh tính chặt chẽ hơn. Tổ chức quốc tế thừa nhận, do kết quả của việc đóng băng tài sản tiền điện tử và chặn các khoản tiền gửi bằng đồng rúp mới, một phần của các giao dịch có thể đã chuyển sang các nền tảng kém minh bạch hơn, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử không tuân thủ quy định.

Rủi ro đối với tính toàn vẹn tài chính trong khai thác tiền điện tử

Các chuyên gia IMF tin rằng, Nga và Iran có thể sử dụng khai thác tiền điện tử để tránh các lệnh trừng phạt. Việc đúc tiền kỹ thuật số tiêu tốn nhiều năng lượng như Bitcoin có thể cho phép các quốc gia này kiếm tiền từ các nguồn năng lượng của họ, bên ngoài hệ thống tài chính truyền thống. Doanh thu cũng có thể được tạo ra thông qua phí giao dịch.

“Tại thời điểm này, tỷ trọng khai thác ở các quốc gia bị trừng phạt và khối lượng doanh thu khai thác cho thấy hoạt động khai thác của Nga và Iran vẫn đang ở mức tương đối, mặc dù rủi ro đối với tính toàn vẹn tài chính vẫn còn”, IMF kết luận.

Theo ước tính được trích dẫn trong báo cáo, các miner của Nga có thể đã chiếm gần 11% doanh thu khai thác Bitcoin trong năm ngoái, trung bình khoảng 1,4 tỷ USD một tháng, trong khi các trang trại khai thác của Iran có thể nhận được khoảng 3% doanh thu.

Các quan chức tại Moscow đã và đang chuyển sự chú ý đến tài sản tiền điện tử như công cụ giúp khôi phục khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu của Nga, nhận thanh toán cho xuất khẩu năng lượng, tài trợ cho thương mại quốc tế và có khả năng đa dạng hóa dự trữ tiền tệ.

Các tổ chức chính phủ hỗ trợ hợp pháp hóa khai thác tiền điện tử như một hoạt động kinh tế và dự luật mới “Về tiền kỹ thuật số” gần đây đã được sửa đổi để bổ sung các điều khoản quy định cho ngành công nghiệp này.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Việt Cường

Theo News.Bitcoin

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Các lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã công bố rằng “Tuần lễ tiền điện tử” sẽ bắt đầu vào ngày 14 tháng 7, nhằm thu hút sự chú ý của Quốc hội đối với ba dự luật liên quan đến Web3. Những dự luật này đang ở các giai đoạn... ...

Trong vòng 24 giờ qua, Hyperliquid (HYPE) tiếp tục thể hiện đà tăng ấn tượng khi bật lên 6,58%, chính thức giành lại mốc $40 sau một nhịp điều chỉnh ngắn. Tín hiệu từ phân tích tâm lý thị trường cho thấy dòng tiền đang có xu hướng quay trở... ...

Bonk (BONK) đã có cú bật mạnh mẽ, tăng 21,22% sau khi chạm đáy gần nhất tại mức $0,000013, leo lên đỉnh cục bộ $0,0000175 vào thời điểm viết bài. Song song với đà tăng giá, khối lượng giao dịch của memecoin này cũng bùng nổ tới 332%, vọt lên... ...

Giá Shiba Inu (SHIB) đã bật tăng 7% chỉ trong 24 giờ qua, chính thức thoát khỏi xu hướng giảm kéo dài nhiều tháng từng khiến nhà đầu tư lao đao. Đà phục hồi này thổi luồng sinh khí mới vào thị trường, mang theo kỳ vọng về một chu... ...

Cổ phiếu các công ty khai thác bitcoin đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong tuần qua, bất chấp đợt điều chỉnh vào thứ Năm, nhờ các tín hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô, củng cố câu chuyện “hạ cánh mềm” của Cục Dự trữ... ...

Bo Hines, Giám đốc Điều hành của Ủy ban Tư vấn Tài sản Kỹ thuật số Hoa Kỳ, đã công bố rằng việc ban hành luật về stablecoin có khả năng thúc đẩy ngành công nghiệp tiền điện tử đạt quy mô thị trường từ 15 đến 20 nghìn tỷ... ...

Giá Bitcoin đã tăng lên 110.500 USD vào thứ Năm, nhưng đang gặp phải một ngưỡng kháng cự khi nhiều tín hiệu phân kỳ giảm giá xuất hiện trên các khung thời gian khác nhau. Trên các biểu đồ 15 phút, 1 giờ và 4 giờ, các nhà phân tích... ...

Vào lúc 09 giờ ngày 9/7 (theo giờ Việt Nam), thị trường crypto của Mỹ sẽ là trọng tâm duy nhất trong phiên điều trần đầu tiên của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện. Các nhà lập pháp và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ cùng xem xét cách thức vận... ...

XRP vừa xác nhận mô hình “cờ đuôi nheo” (pennant) trên biểu đồ tuần – một mô hình thường đi kèm với đà tăng mạnh. Những diễn biến tích cực xoay quanh Ripple, cùng với nhu cầu gia tăng trong thị trường hợp đồng tương lai XRP, có thể là... ...

Vào cuối tháng 6, funding rate của hợp đồng tương lai vĩnh viễn Bitcoin (BTC) bất ngờ chuyển sang vùng âm, đúng thời điểm giá giao ngay của BTC tăng vọt từ dưới $100.000 lên ngưỡng $108.000. Sự phân kỳ bất thường giữa giá và funding rate này từng là... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode