Khi thực hiện nghiên cứu về đội ngũ phát triển của một ICO, đó không chỉ đơn giản là kiểm tra LinkedIn và google tên của họ. Dưới đây là những câu hỏi bạn nên đặt ra cho chính mình khi nghiên cứu về đội ngũ của dự án trước khi quyết định đầu tư vào một ICO.
Trước khi quyết định tham gia vào ICO, bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì làm cho một thành viên trong đội ngũ phát triển trở nên có giá trị? Đôi khi, khi bạn thấy rằng ông/anh ta đã từng làm việc cho Google, Goldman Sachs hoặc Intel trước đây. Rõ ràng thì đó là một điểm tốt nhưng nó có thực sự đủ chất lượng cho dự án này?
Nếu bạn đang nghiên cứu về các thành viên trong đội ngũ phát triển thì đừng quên trả lời 5 câu hỏi sau:
1. Đội ngũ quản lý có thể triển khai giải pháp này hay không?
Có thể sẽ không công bằng khi xem trọng đội ngũ quản lý hơn các thành viên khác, nhưng sự thật là một đội ngũ phát triển không có những nhà lãnh đạo giỏi thì thường sẽ thất bại. Bạn nên chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng những người này này. Họ đã làm gì trước đây? Họ có kinh nghiệm lãnh đạo không?
Họ có thể đã trải nghiệm các doanh nghiệp trong quá khứ. Mặc dù những thất bại trong quá khứ không phải là một dấu hiệu cho những thất bại trong tương lai (và ngược lại) nhưng bạn luôn luôn nên cố gắng tìm hiểu TẠI SAO những doanh nghiệp đó thất bại. Có thể có lý do chính đáng như vấn đề đối tác, thiếu vốn, hoặc đối thủ đã quyết định sao chép sản phẩm của họ. Song nhiều khi đó có thể là do sự thất bại trong việc quản lý, những lý do không thể giải trình hoặc thậm chí là nghi ngờ gian lận. Bạn luôn cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng mọi thứ.
2. Kinh nghiệm trước đây của họ đã chuẩn bị cho vai trò hiện tại như thế nào?
ICO có thể chạy trước hoặc sau khi xây dựng sản phẩm. Trong cả hai trường hợp, nó xảy ra trong giai đoạn đầu của sản phẩm khi đội ngũ phát triển là khá nhỏ. Sẽ chỉ có một vài thành viên trong đội ngũ. Họ sẽ phải đảm nhiệm nhiều vai trò. Bạn nên đảm bảo rằng mỗi thành viên (không có ngoại lệ) có đủ kinh nghiệm để trang trải tất cả các yêu cầu của dự án.
Bạn phải để ý tới sự chuyển đổi nghề nghiệp một cách tự nhiên. Không quan trọng là các công ty trước đây anh ta từng làm là lớn hay nhỏ, anh ta đã bắt đầu từ vai trò thực tập hoặc nhân viên quền và sau đó từng bước leo lên các chức vực cao hơn hay không. Tuy nhiên, nếu anh ta đột ngột được thuê về để làm “lãnh đạo” hoặc “trưởng nhóm” thì nên dè chứng đấy!
Một cách khác để xác thực các thành viên là kiểm tra các thành tựu cá nhân, chuyên môn của họ trong lĩnh vực này. Liệu họ đã có kinh nghiệm về loại hình này? Lãnh đạo điều hành doanh nghiệp trước đây, các nhà phát triển có tài khoản Github đang hoạt động và các chuyên gia tiếp thị có danh mục đầu tư tuyệt vời là những người bạn đang tìm kiếm.
3. Tại sao họ đủ điều kiện để thực hiện giải pháp cụ thể này và phân phối nó ra thị trường?
Nếu trước đây họ làm việc trong lĩnh vực này thì đó là một sự xác nhận tuyệt vời cho sự thành công của họ. Đội ngũ phát triển phải chọn ra các chuyên gia từ thị trường. Các chuyên gia, những người đã làm việc chặt chẽ với khách hàng mà họ đang xây dựng sản phẩm và họ cần thu hút sự chú ý của họ. Những cá nhân này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển một sản phẩm thành công cuối cùng. Các đội ngũ phát triển phải luôn có những thành viên như vậy nếu không thì phải là một trong những nhà lãnh đạo của họ có chuyên môn như vậy.
Nếu bạn không thể phát hiện bất kỳ lý do nào tại sao nhóm nghiên cứu sẽ cố gắng giải quyết giải pháp cụ thể đó, họ có thể đang theo dõi tiền. Bước chân vào thị trường mà chẳng có lấy một chuyên gia ư? Thật nhảm nhí! Họ chắc chắn sẽ thật bại.
4. Điều gì mà đội ngũ phát triển còn thiếu sót?
Khi bạn đã thực hiện nghiên cứu của mình về các thành viên hiện có của nhóm, bạn nên quay lại và tìm các liên kết còn thiếu. Đội ngũ phát triển còn thiết những vị trí, vai trò nào? Đó có phải là một vai trò quan trọng? Họ có ý định lấp đầy vị trí đó không? Bạn có thể kiểm tra trang tuyển dung. Nếu họ có tuyển người cho vị trí đó thì bạn cần kiểm tra ngày đăng (cũ hơn 3 tháng thì rất đáng nghi) và đọc mô tả để chắc chắn họ biết họ đang nói về điều gì và họ đang thực sự tìm kiếm người tham gia đội ngũ của họ. Không có nhiều việc phải làm trong giai đoạn này. Tiếp tục đầu tư và hy vọng họ sẽ tìm được một thành viên mới tuyệt vời trong thời gian ngắn nhất.
Bạn nên quan tâm tới nhưng ai trong đội ngũ phát triển?
- Rõ ràng là các nhà phát triển và các kỹ sư. Hai hoặc nhiều hơn. Một dự án với một thành viên kỹ thuật duy nhất sẽ mất rất nhiều thời gian và nó sẽ dễ xảy ra những sai sót cá nhân
- Chuyên gia tiếp thị có kinh nghiệm để đảm bảo khả năng nhận diện của dự án, thu hút nhà đầu tư và tăng mức độ tương tác.
- Nhà thiết kế. Một nhóm mà không có một nhà thiết kế thì rất có thể sẽ thất bại trong việc xây dựng một sản phẩm hấp dẫn cho khách hàng. Đúng là họ có thể thuê một freelancer cho công việc ngắn hạn này, nhưng một thành viên trong nhóm thực sự hiểu được sản phẩm và giữ liên lạc với khách hàng sẽ đảm bảo sự thành công lớn hơn.
- Người quản lý cộng đồng tích cực để đưa khách hàng và nhà đầu tư đến gần với sản phẩm hơn
- Nếu lãnh đạo hay bất kỳ thành viên nào trong số này không phải là chuyên gia trong thị trường của sản phẩm, họ chắc chắn sẽ có một.
Có thể có các vai trò khác như bán hàng, thông tin liên lạc, người đứng đầu sản phẩm, v.v. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là các vai trò thứ yếu. Các vai trò chính cần thiết cho mọi dự án đã được liệt kê ở trên.
5. Các cố vấn tham gia dự án như thế nào?
Cùng với danh sách đội ngũ phát triển cốt lõi còn có những cố vấn của dự án. Vai trò của họ không phải lúc nào cũng rõ ràng. Họ có giám sát mọi quyết định không? Hay họ chỉ hỗ trợ dự án? Khi Ethereum trở nên phổ biến, các dự án bắt đầu thêm Vitalik Buterin vào danh sách của các cố vấn của họ. Họ đã nhận được sự chấp thuận của anh ta. Song, trong hầu hết các trường hợp, anh chỉ đóng góp danh nghĩa của mình mà thôi. Điều tương tự cũng xảy ra với nhiều dự án hơn cho đến khi các cố vấn bắt đầu nói rằng họ chỉ hỗ trợ cho đội ngũ phát triển và họ tin vào sự thành công của dự án. Đó là một dấu hiệu tốt, phải không? Tất nhiên, chúng khác biệt với các dự án khác mà không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ từ những người có tiếng nói nào. Nhưng nếu có điều gì xảy ra thì những cố vấn cũng chẳng hề liên can. Họ có thể gọi nó là “tiềm năng đã bị mất” trong khi bạn thì đang phải đau khổ khi mất đi số tiền đầu tư của mình.
Bạn nên xác định mối quan hệ thực sự với từng cố vấn. Việc phân tích các tài khoản truyền thông xã hội của họ có thể cho biết liệu họ có thường xuyên chú ý đến dự án, chia sẻ thông báo và đưa ra ý kiến sâu sắc về tiến trình của dự án. Lời nói của họ có thể lan truyền và gia tăng giá trị của các token ngay cả sau ICO.
Không phải mọi đội ngũ phát triển đều hoàn hảo. Không ai trong số các đội ngũ phát triển là hoàn hảo. Vì vậy, bạn không nên loại bỏ dự án ngay khi thấy có dấu hiệu khả nghi. Đây chỉ là những dấu hiệu giúp bạn trở nên cẩn trọng và tiến hành những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để có được một cái nhìn sâu sắc về dự án.
Tác giả không quảng bá hình ảnh cho bất kỳ cá nhân hay đội ngũ nào được đề cập trong bài viết. Hãy tự mình thực hiện những nghiên cứu và đưa ra những lựa chọn hợp lý.
Theo: TapchiBitcoin.vn/howtotoken
Xem thêm: Hơn 1000 dự án ICO hiện được coi là đã ‘chết’