So với những ồn ào và tần suất xuất hiện dày đặc trong các buổi nói chuyện vào năm ngoái, ICO dường như trở nên im ắng hơn vào năm nay. Theo ICOWatchlist.com, trong đầu tháng 01/2018, giá trị các dự án ICO chỉ đạt được 52 triệu USD. Lưu lượng tiền vào có xu hướng giảm mặc dù số tiền huy động được có thể dao động. Vậy, điều gì đã xảy ra với ICO và điều này có nghĩa lý gì? Trước tiên chúng ta sẽ điểm qua một vài con số để chúng ta có thể dễ dàng tưởng tượng bức tranh toàn cảnh.
Quỹ vốn mới cho các start up chỉ đạt mức dưới 4 tỷ USD trong năm 2017. Theo ICOWatchlist, có 1,8 tỷ USD vốn huy động từ tháng 6 đến cuối tháng 10. Khoảng 78% các dự án ICO sử dụng nền tảng Ethereum. Sự bùng nổ này khiến chúng ta thấy được sức mạnh của Ethereum trên con đường thống trị thế giới tiền tệ số. Khoảng cuối tháng 10 đến giữa tháng 01, giá của Ethereum đã tăng gấp 4 lần, đạt ngưỡng 1338 USD (Coinbase).
Các nhà đầu tư đổ dồn mọi sự chú ý vào Ethereum và cho rằng đây chính là đứa con đại diện của ICO. Hiển nhiên, bản chất nguồn mở của nền tảng Blockchain đi kèm với tính năng smart contract, Ethereum đã cung cấp một giải pháp hoàn hảo cho các startup tìm kiến phương thức huy động vốn.
Và tất nhiên, trên thực tế, các ứng dụng từ Ethereum không chỉ dừng lại là tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án ICO mà còn cho các công ty đầu tư mới bước chân vào thị trường tiền kỹ thuật số. Khi đạt được mức lợi nhuận khổng lồ, chẳng còn mấy ai quan tâm để hiểu rõ các chi tiết.
Các dự án ICO có không ít tai tiếng
Trong nhiều tuần gần đây, không ít báo chí đã lên án một vài nhân vật vô lương trong không gian ICO. Điển hình là về start up tiền tệ số Confido. Một kẻ nào đó , dưới cái tên Joost Van Doorn đã huy động khoảng 375,000 USD tiền vốn đầu tư và sau đó bốc hơi không một dấu vết vào ngày 15/11/2017. Điều đáng nói ở đây là tên Joost cũng đồng thời xóa xổ trang web Confido cùng tài khoản của mình trên LinkedIn và Facebook.
Ngay sau đó, tên Joost này lại trở lại, tuyên bố đang thực hiện một chút sửa đổi về tài chính nhưng giới truyền thông không còn đả động nhiều bên lề của câu chuyện này nữa.
Các nhà phân tích ICO cho biết số vụ lừa đảo ICO đã tăng hơn 20%. Rất khó để xác minh những con số này đến từ đâu. Nhưng những câu chuyện như thế này và các dự án ICO tương tự cũng không thể giúp thấm nhuần lòng tin của các nhà đầu tư.
Quy định của các dự án ICO đều là một sai lầm
Có rất nhiều luồng tranh luận trái chiều cho rằng để cải thiện thị trường ICO cần sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, chẳng hạn như Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ.
Nhưng lý do tại sao điều này lại không đem lại hiệu quả? Các dự án ICO bắt nguồn từ crowdfunding (huy động gọi vốn cộng đồng), hoạt động được thúc đẩy khi Đạo luật Việc làm của chính quyền tổng thống Obama được thông qua trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính. Mục đích chung là tạo ra con đường huy động vốn không thông qua kiểm soát cho các công ty trẻ. Cho đến ngày nay, ICO đã phát triển trở thành một trong những phương thức hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu trong Đạo luật Việc làm.
Một trong những lập luận sắc bén nhất về lợi ích của ICOs là khả năng thách thức các nhà đầu tư mạo hiểm. Theo mô hình điển hình khi có công ty trẻ muốn huy động vốn, nhà đầu tư mạo hiểm có thể yêu cầu 50% cổ phần trong 5-7 năm, mà đổi lại chỉ đầu tư vài triệu USD vốn ban đầu. Đến cuối kỳ, công ty có thể có lãi hơn hàng triệu USD, nhưng những người sáng lập lại chỉ có một ít phần lợi nhuận.
Năm ngoái, ba công ty: Tazos, Filecoin và Finney đã quyết định thực hiện ICO, huy động tổng số gần 600 triệu USD mà không cần bỏ vốn. Điều này đại diện cho dân chủ trong thị trường vốn và đó là một điều tốt.
Quan niệm sai lầm về quy mô của các đợt chào bán
Một trong những quan niệm sai lầm nhất về ICO là mọi công ty thực hiện ICO đều là các startup nhỏ lẻ không có gì ngoài một whitepaper và một ước muốn huy động tiền mặt nhanh chóng. Trên thực tế đã có hàng ngàn ICO ra đời vào năm ngoái nhưng lại không tiến xa.
Theo dữ liệu của ICOWatchlist, hơn một nửa số vốn huy động được vào năm 2017 chỉ vào khoảng 2,3 tỷ USD. Trung bình mỗi ICO huy động được gần 40 triệu USD. Kể cả khi cho rằng dữ liệu này thiên về các ICO quy mô lớn thì vẫn có một sự thật không thể phủ nhận rằng ICO có tầm quan trọng lớn trong quy trình hình thành vốn.
Cơ hội đầu tư kiểu mới
Thay vì áp đặt những quy định khắt khe hơn với ICO, chúng ta nên có những nghiên cứu sâu rộng hơn từ phía bên mua. Đối với nhà đầu tư cá nhân đây có thể là vấn đề. Liệu một nhà đầu tư có thể nghiên cứu bao nhiêu khi trung bình một tháng có đến 20 hoặc nhiều hơn các dự án ICO xuất hiện trên thị trường. Đây chính là lý do vì sao đầu tư mạo hiểm và các quỹ phòng hộ với đội ngũ phân tích chuyên nghiệp có lợi thế hơn. Và năm 2018 có thể là năm của mô hình đầu tư này.
Rõ ràng, thị trường chứng khoán toàn cầu đang phóng đại mức lợi nhuận dựa vào lãi suất. Thị trường Mỹ ảo diệu đang khẳng định thực tế này. Điều này đặt ra câu hỏi về nguy cơ tương đối. Liệu thị trường chứng khoán toàn cầu có nhiều rủi ro hơn thị trường tiền tệ số? Câu trả lời có thể là có và thị trường tiền kỹ thuật số đang ngày càng có nhiều lợi thế.
Xem thêm:
Sn_Nour
Theo Tapchibitcoin.vn