Khi nào sự tập quyền trở nên hữu ích trong thế giới phân quyền?

Updated: 03/08/2018 at 13:30

Gần đây, chúng tôi đã chứng kiến ​​một cuộc đối đầu giữa những người ủng hộ các cách tiếp cận và quan điểm khác nhau về sự tập quyền và phân quyền. Trong một cuộc phỏng vấn với

TechCrunch, người đồng sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin đã lên tiếng ủng hộ sự phân quyền hoàn toàn, đồng thời nói rằng anh hy vọng những sàn giao dịch tập quyền sẽ sớm tàn lụi. Theo anh, Ethereum Foundation rất cố gắng để trở thành một tổ chức phân quyền nhưng nó đã đối mặt một thách thức trong việc triển khai xác thực người dùng được phân quyền. Buterin nhận xét rằng nếu tất cả các phương pháp xác thực người dùng không thành công, họ sẽ sử dụng Coinbase, nhưng họ không muốn điều này. Theo quan điểm của ông, mục đích chính của sàn giao dịch tập quyền là để phục vụ như một điểm giao giữa thế giới fiat và tiền mã hóa. Mặc dù đây vẫn là giai đoạn mới đầu cho các sàn giao dịch tiền mã hóa nhưng nói chung, anh hoàn toàn không tán thành sự tập quyền.

Mặt khác, Changpeng Zhao, Giám đốc điều hành của Binance – hiện là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới tính theo khối lượng giao dịch trong 24 giờ, không đồng tình với Vitalik. Trên Twitter, anh đã trả lời các phàn nàn của Buterin. Zhao đề nghị Vitalik đánh giá cao sự thật rằng các sàn giao dịch tập quyền là một phần của hệ sinh thái chứ không phải là các bên độc lập. Theo tweet của anh ấy thì tiền fiat đã có một tác động đáng kể đến sự phát triển của các coin mã hóa phân quyền. Nếu không nhờ tiền fiat và sàn giao dịch tập quyền, thanh khoản sẽ ít hơn và quy mô của ngành sẽ nhỏ hơn. Zhao lưu ý rằng mọi người chọn giải pháp tập quyền vì một số lý do. Không có sự phân quyền tuyệt đối là một trong những lý do đó. Các dự án có một đội ngũ phát triển cốt lõi có nghĩa là vẫn còn một yếu tố tập quyền. Anh cũng chỉ ra rằng phân quyền không an toàn hơn và nhắc nhở mọi người về tình hình liên quan đến Ethereum Classic và Ethereum DAO. Zhao lưu ý rằng mục tiêu chính không phải là phân quyền mà là sự tự do và giữ các tùy chọn mở.

Xung đột ý kiến ​​này cho thấy những quan điểm khác nhau giữa những người ủng hộ sàn giao dịch tập quyền và phân quyền. Ủng hộ sự phân quyền hiện tại đang trở thành trào lưu. Nhiều người đặt sự phân quyền ngang với sự tự do hoàn toàn mà không có một sự hiểu biết sâu sắc về cách nó thực sự hoạt động. Nhưng sự phân quyền của sàn giao dịch có tốt hơn trong thực tế không? Chúng ta hãy xem.

Phân quyền không phải là mục tiêu cuối cùng

Khi so sánh các sàn giao dịch tập quyền và các sàn giao dịch phân quyền thì hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hóa không thể cạnh tranh với các nền tảng giao dịch cổ phiếu truyền thống về tốc độ thực thi, sự tinh vi trong việc quản lý đơn hàng, chất lượng API, hiệu quả kiểm soát rủi ro, vv… Các nền tảng phân quyền cung cấp giao dịch trực tiếp giữa người tham gia giao dịch, nghĩa là chúng không thu lợi nhuận do đó cơ hội phát triển của chúng bị hạn chế đáng kể. Cơ chế thương mại của chúng thường chậm và chúng không cung cấp quá nhiều những công cụ thị trường. Ngược lại, sàn giao dịch tập quyền cung cấp một số lượng đáng kể các công cụ thị trường và hiệu suất của chúng thường ổn định hơn.

Đó là một chút nghịch lý, nhưng đối với những người coi trọng sự an toàn, sàn giao dịch phân quyền là sự lựa chọn tốt hơn. Nhiều sàn giao dịch phổ biến hiện tại thiếu các giấy phép cơ bản nhất và chưa được kiểm toán bởi các cơ quan được quốc tế công nhận. Trong khi các lý tưởng về tự do và độc lập là động lực trong cộng đồng tiền mã hóa thì cách tiếp cận này cũng dẫn đến sự tăng trưởng của các chiến thuật giao dịch lôi kéo và đòi hỏi quá nhiều niềm tin đối với một ngành công nghiệp không tin tưởng. Cấp phép là điều cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia vào giao dịch tài sản mã hóa.

Các giải pháp blockchain phân quyền rất tốn kém và khó phát triển. Blockchain không cung cấp sức mạnh xử lý miễn phí; mỗi hoạt động đều đòi hỏi một khoản phí. Nếu nhà phát triển tạo ra một hợp đồng thông minh thực hiện tốt hơn 20%, nó sẽ dẫn đến một khoản phí cao hơn 20%. Trong khi đó, có những sàn giao dịch tập quyền không thu phí và vẫn có lãi. Sàn giao dịch phân quyền không có cách nào khác để tạo ra doanh thu và sẽ thua lỗ nếu họ thực hiện phương pháp này.

Trên các sàn giao dịch phân quyền, tốc độ giao dịch chậm hơn. Nó có thể không quan trọng đối với các trader bình thường, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với giao dịch tần số cao (HFT), những giao dịch mà tại thời điểm này chỉ có thể được thực hiện trên các sàn giao dịch tập quyền truyền thống.

Giải pháp hỗn hợp: Tận dụng tối đa mọi công nghệ

Như mọi khi, cả hai sàn giao dịch tập quyền và phân quyền đều có lợi thế và bất lợi, và sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của trader. Ngày nay, một hình thức sàn giao dịch lai mới đang xuất hiện. Những sàn giao dịch như vậy có thể được gọi là bán phân quyền: Chúng có hiệu suất cao để phân cấp đầy đủ và sử dụng blockchain chỉ khi cần thiết, còn lại thì sẽ lựa chọn các giải pháp tập quyền. Điều này giúp giảm chi phí phát triển và vận hành.

Các sàn giao dịch ảnh hưởng đến giá token như thế nào?

Các sàn giao dịch đóng vai trò quan trọng không chỉ như một cơ sở kinh doanh mà còn cho sự thành công của các đồng tiền mã hóa mới. Thị trường tiền mã hóa vẫn còn khá non trẻ và dễ bay hơi. Các coin mới xuất hiện liên tục, và nhiều trong số đó không bao giờ được các trader biết tới bởi vì chúng không được niêm yết trên các sàn giao dịch. Hơn nữa, việc niêm yết trên các sàn giao dịch quốc tế hàng đầu thường dẫn đến việc tăng giá cho đồng tiền mã hóa vì số lượng các trader quan tâm đến coin đó sẽ tăng lên. Tác động của việc niêm yết lên các sàn giao dịch được nhìn thấy rõ nhất ngay sau đó, nhưng nó còn có tác động tích cực đối trong dài hạn: càng nhiều coin được niêm yết trước công chúng thì  trong tương lai, giá trị của sàn càng cao.

Theo: TapchiBitcoin.vn/newsbtc

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Bitcoin khởi đầu tuần mới một cách dè dặt, trượt xuống dưới ngưỡng $103.000, trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu sôi động sau tin tức về một thỏa thuận thương mại quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 (SPX) và... ...

Các altcoin như PI, SUI và FARTCOIN đang ghi dấu một mùa tăng trưởng bứt phá trong tháng 5/2025, với khả năng thiết lập những đỉnh giá lịch sử mới. PI dẫn đầu làn sóng khi bật tăng hơn 100% chỉ trong một tuần, được tiếp sức bởi kỳ vọng... ...

Ngày 12/5, Bitcoin ghi nhận mức giá cao nhất trong hơn ba tháng, đạt 105.720 USD. Tuy nhiên, đà tăng không duy trì được lâu khi giá nhanh chóng điều chỉnh về mức 102.000 USD – một diễn biến gây bất ngờ cho giới đầu tư, đặc biệt trong bối... ...

Thị trường crypto đang sôi động với làn sóng lạc quan khi Tổng thống Trump liên tục đưa ra những cập nhật tích cực. Chỉ trong hai ngày, ông đã công bố lệnh ngừng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan, khả năng diễn ra cuộc gặp giữa Zelensky và Putin,... ...

Trong ngày hôm nay, Pi (PI) là đồng altcoin ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhất khi tăng gần 50% lên mốc 1,57 USD trước khi giảm nhẹ về mốc 1,2 USD ở thời điểm viết bài. Đà nhảy vọt này đã nối tiếp chuỗi tăng gần 120% trong... ...

Hoạt động giao dịch crypto hôm nay đang gia tăng, sau một thông báo đột phá về quan hệ thương mại toàn cầu. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý tạm thời giảm thuế đối với hàng hóa của nhau trong vòng 90 ngày. Trong bối cảnh nhu cầu... ...

Tron (TRX) đang có hiệu suất kém hơn trong top 10 đồng tiền điện tử hàng đầu, tụt lại phía sau Dogecoin và Ethereum. Liệu cặp TRX/USDT có thể phá vỡ mức đỉnh mọi thời đại trong quý 2 năm 2025? Liệu Justin Sun có đến Mỹ để gặp Donald... ...

Ethereum (ETH), đồng altcoin hàng đầu thị trường crypto, đã chứng kiến mức tăng ấn tượng hơn 41% trong tuần qua – một trong những đợt tăng mạnh nhất trong nhiều tháng gần đây. Đà tăng này không chỉ phản ánh niềm tin ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu... ...

Bitcoin mở đầu tuần giao dịch mới bằng một dấu ấn tích cực, đạt mức cao nhất trong nhiều tháng khi thị trường bước vào giai đoạn nhạy cảm với dữ liệu lạm phát – cụ thể là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ. Trong... ...

Theo hồ sơ 8-K nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) vào thứ 2, công ty kho bạc Bitcoin Strategy (trước đây là MicroStrategy) vừa mua thêm 13.390 BTC với tổng giá trị khoảng 1,34 tỷ đô la, tương đương mức giá trung bình 99.856... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode