Trong vài tuần qua, vàng tăng vọt về giá trị trong bối cảnh lo ngại nền kinh tế toàn cầu chững lại. Mặc dù vàng luôn là nơi trú ẩn an toàn nhưng nhiều nhà đầu tư đang tìm đến Bitcoin vì họ sợ các ngân hàng trung ương sẽ pha loãng thị trường hoặc thậm chí tịch thu vàng.
Trước Covid-19, các ngân hàng trung ương đã mua số lượng vàng khổng lồ và hệ quả là một số quốc gia đang gặp vấn đề nghiêm trọng khi đưa vàng dự trữ về nước. Điều này đã khiến các nhà đầu tư trên toàn thế giới đặt câu hỏi so sánh thiệt hơn giữa vàng và tài sản tiền điện tử.
Đơn cử như việc Venezuela gửi hàng tấn vàng trị giá 1 tỷ đô la ở Ngân hàng Anh nhưng đã không thể rút về, vì lý do chính trị mà Anh Quốc đã cấm họ lấy số vàng thuộc sở hữu hợp pháp của họ. Nó giống như việc bạn đi gửi tiền ở một ngân hàng nhưng lại không thể rút. Nếu muốn rút thì phải “ngoan”.
Không có nghi ngờ gì về việc vàng đang rất được ưa chuộng, nhưng nhiều người lo ngại về kim loại quý có phải là nơi trú ẩn an toàn vững chắc do một số yếu tố. Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nhận ra các loại tiền điện tử như Bitcoin có một số lợi ích mà vàng không thể mang lại.
Khi bạn nắm giữ Bitcoin thì nó hoàn toàn thuộc về bạn, không mất phí lưu trữ, không cần nhờ ai giữ hộ, không một ai có thể hack được ví của bạn (hack được khóa riêng của bitcoin là điều bất khả thi) và trên hết là nó ẩn danh, không ai có thể biết được ai là chủ sở hữu số bitcoin đó. Và hơn hết là bạn có thể đem nó theo và tiêu nó tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, điều bạn không thể làm với vàng và tiền mặt.
Tính đến 0h ngày 1/8, một ounce vàng 0.999 được giao dịch tại 1,963 đô la và nhiều nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tăng cao hơn. Nhưng vấn đề lớn nhất của vàng so với tài sản tiền điện tử là lưu trữ.
Lưu trữ vàng trị giá vài trăm nghìn đô la đối với một cá nhân không phải là chuyện dễ dàng như HODL 300,000 đô la Bitcoin. Họ phải bảo đảm an toàn bằng cách giấu nó đi và thông thường phải nhờ đến bên thứ ba cất giữ.
An toàn và lưu ký bảo mật tạo thêm chi phí đầu tư vào vàng và lưu trữ với bên thứ ba có nghĩa là bạn phải tin tưởng họ. Tích trữ vàng có thể làm nảy sinh nạn cướp hoặc chính phủ tịch thu (đưa lại cho bạn một tờ giấy lộn gọi là “chứng chỉ vàng”) khiến tất cả các nhà đầu tư lâm vào cảnh bần cùng.
Hơn nữa, đã từng có tiền lệ chính phủ tịch thu vàng của người dân. Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất xảy ra vào năm 1933, khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (FDR) viện dẫn Đạo luật Ngân hàng Khẩn cấp. Vào thời điểm đó, FDR cũng đã ban hành Sắc lệnh hành pháp 6102 cấm tích trữ chứng chỉ vàng, vàng thỏi và tiền vàng.
Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt ký Sắc lệnh hành pháp 6102.
Theo FDR, động thái tịch thu vàng của Mỹ có ý nghĩa kích thích tăng trưởng kinh tế trong cuộc Đại khủng hoảng (1929-1933). Vào ngày 5/4/1933, FDR đã ký lệnh Sắc lệnh hành pháp 6102 và công dân buộc phải giao vàng thanh, đồng xu vàng và chứng chỉ vàng cho Fed. Họ đã được trả 20.67 đô la mỗi ounce và sau khi Đạo luật ngân hàng khẩn cấp được dỡ bỏ, FDR tăng giá lên 35 đô la mỗi ounce.
Nghĩa là, với cùng số tiền đó, bạn chỉ có thể sở hữu hơn 1 nửa số vàng của chính bạn trước lúc đó. Vâng, người dân Mỹ lúc đó đã bị đánh cắp gần 1 nửa tài sản.
Bây giờ người ta không trực tiếp tịch thu vàng trong tay người dân nữa, vì đó là hành động ăn cướp bị ghi vào sử sách, mang tiếng xấu muôn đời với vị tổng thống đó, mà người ta sẽ giảm một nửa giá trị đồng đô la để thúc đẩy nền kinh tế. Đó là lý do USD đã giảm hơn 20% trong những năm gần đây.
Vào ngày 30/7/2020, chỉ số trọng số thương mại của USD giảm xuống mức thấp nhất 2 năm so với các loại tiền fiat khác. Chính phủ Hoa Kỳ có thể dễ dàng ban hành sắc lệnh hành pháp khác đối với vàng để duy trì hoạt động cho đồng tiền dự trữ của thế giới. Hơn nữa, vào năm 1933, các cơ quan chính phủ tiến hành tìm kiếm xu vàng, vàng thỏi và chứng chỉ trên toàn quốc như một phần của “chính sách quốc hữu hóa” của Chính phủ.
Đồng đô la Mỹ giảm xuống mức thấp 2 năm vào thứ 5.
Có một vài cơ quan thực thi quốc hữu hóa vàng khét tiếng của Hoa Kỳ mà báo chí đưa tin vào thời điểm đó. Chẳng hạn, chính phủ liên bang đã tịch thu vàng Double Eagles trị giá 12.5 triệu đô la từ một nhà đầu tư đang nắm giữ cho công ty có trụ sở tại Thụy Sĩ.
Một cá nhân khác đã bị buộc tội khi anh ta cố gắng rút 5,000 ounce vàng trị giá 9.6 triệu đô la hiện nay. Các ngân hàng nắm giữ vàng sẽ thông báo cho các tổ chức chính phủ nếu ai đó rút vàng và người có 5,000 ounce này bị các cơ quan liên bang triệu tập ngày hôm đó. Ngoài Hoa Kỳ, các quốc gia khác như Trung Quốc và Nhật Bản đã có nhiều trường hợp buôn lậu vàng và chính phủ tịch thu vàng của người dân.
Như Tạp Chí Bitcoin đã từng đưa tin, Trung Quốc gần đây yêu cầu các Ngân hàng phải báo cáo tất cả các giao dịch từ 14.000 USD trở lên, việc này cũng tương tự như các hành động ở trên.
Các nhà đầu tư vàng cũng lo sợ về việc các ngân hàng trung ương dự trữ số lượng lớn vàng vì họ có thể pha loãng thị trường. Có rất nhiều ngân hàng trung ương làm những điều mờ ám với dự trữ vàng và một số trong đó không cho phép các quốc gia khác rút vàng.
Nhiều quốc gia đã cố gắng chuyển vàng về nước, nhưng gặp vấn đề đáng kể với các ngân hàng trung ương. Venezuela, Hà Lan, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo, Ấn Độ và Bangladesh đều gặp trở ngại khi cố gắng chuyển vàng về nước. Theo đó, họ có thể làm giảm giá vàng, bằng cách bán số lượng lớn trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Thống kê cho thấy Hoa Kỳ là quốc gia có trữ vàng lớn nhất và theo sau là Đức, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ý, Pháp, Nga, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hà Lan và Liên minh Châu Âu.
Vào tháng 4, chuyên gia tài chính David Fickling nói rằng có khả năng các ngân hàng trung ương bán dự trữ trong trường hợp khẩn cấp. Điều này đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008 vì vàng được cho là nơi trú ẩn an toàn, nhưng các ngân hàng trung ương đã phá giá vàng để tạo thanh khoản.
Vàng là tài sản trú ẩn an toàn trong nhiều thế kỷ, nhưng tài sản tiền điện tử có tính di động cao hơn và đòi hỏi bảo mật ít hơn nhiều. Một người có thể dễ dàng gửi ETH hoặc BTC trị giá hàng triệu đô la cho bất kỳ ai trên thế giới nhanh chóng. Di chuyển 1 triệu đô la vàng không phải là dễ dàng. Sẽ khó khăn hơn nhiều để tịch thu các loại tiền kỹ thuật số, vì 1 triệu đô la có thể được ẩn trong cụm từ ghi nhớ chỉ vỏn vẹn 12 chữ cái.
Một cá nhân có thể lưu trữ 1 triệu đô la Bitcoin mà không phải trả chi phí lưu ký và làm như vậy theo cách không lưu ký. Ngay cả các ngân hàng trung ương đang cố gắng chuyển dự trữ vàng về nước, sẽ tốt hơn nhiều nếu họ tận dụng tài sản tiền điện tử so với dự trữ vàng. Không có nghi ngờ gì về việc vàng sẽ tiếp tục được coi là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng cũng rất rõ ràng là tài sản tiền điện tử cung cấp cho mọi người những lợi thế đáng kể so với kim loại quý như vàng.
- Bitcoin đóng cửa tháng 7 ở mức cao nhất kể từ 2017 trong khi TVL Defi cán mốc 4 tỷ
- Sự không chắc chắn của bức tranh kinh tế vĩ mô sẽ thúc đẩy xu hướng tăng của Bitcoin và vàng
- Robert Kiyosaki tiếp tục ủng hộ Bitcoin sau khi vàng tăng giá mạnh
Minh Anh
Theo News Bitcoin