Địa chỉ Bitcoin lớn thứ 6 tự hào có gần 80,000 BTC từ vụ hack Mt. Gox nhưng sau hơn 9 năm thì vẫn chưa ai chạm đến nó. Liệu ai sẽ có khả năng di chuyển số tiền này?
Một địa chỉ Bitcoin chứa gần 80,000 BTC được cho là có nguồn gốc từ vụ hack Mt. Gox vẫn bất di bất dịch trong hơn 9 năm qua. Theo các chuyên gia, số tiền này được coi là “rủi ro cao”, khiến họ khó rút tiền. Vì vậy, dưới con mắt theo dõi của cả thế giới, một câu hỏi đặt ra: Liệu những khoản tiền này có bao giờ được chuyển đi không?
The 6th richest bitcoin address holds $650M worth of BTC that were stolen from MTGOX in 2011 but never moved after that. H/T @coinmetrics https://t.co/a6ULlz11pwhttps://t.co/m4e8eW1GvS pic.twitter.com/gqHFcqBiGL
— Jameson Lopp (@lopp) November 19, 2019
“Địa chỉ Bitcoin lớn thứ 6 lưu giữ BTC trị giá 650 triệu đô la đánh cắp từ MTGOX vào năm 2011 nhưng chưa từng có động thái di chuyển sau đó”.
Sau hơn 9 năm, Mt. Gox vẫn là kỳ án ám ảnh ngành công nghiệp tiền điện tử. Vào đầu năm 2011, sàn giao dịch hiện không còn tồn tại này thực hiện đến 70% khối lượng giao dịch Bitcoin toàn cầu. Vài tháng sau, nó đã làm thị trường crypto lao dốc thảm hại.
Theo báo cáo chính thức, hacker đã sử dụng tài khoản admin của Mt. Gox đánh sập giá BTC trên nền tảng. Với mức giá thấp bị làm giả, những kẻ tấn công đã thoải mái mua Bitcoin. Tài khoản người dùng cũng rơi vào tầm ngắm. Các báo cáo ước tính thiệt hại gần 25,000 BTC đánh cắp từ 478 tài khoản, tương ứng với 8.75 triệu đô la vào thời điểm đó.
Gần đây, một thread trên Reddit đã thu hút sự chú ý đến sự kiện này một lần nữa. Theo Redditor jwinterm, một địa chỉ Bitcoin có dính líu với vụ hack Mt. Gox đã được khai quật. Cụ thể:
“Địa chỉ Bitcoin có liên quan đến vụ hack MtGox có số dư 75,957.2 BTC và không một satoshi nào được chuyển ra khỏi đó”.
Theo dữ liệu từ Bitinfocharts.com, địa chỉ có số dư hiện tại là 79,957 BTC (815 triệu đô la) và thực tế vẫn chưa hề thay đổi kể từ khi tiền đến địa chỉ vào ngày 1/3/2011. Vậy, tại sao chúng lại bất động như vậy?
Công ty phân tích blockchain Chainalysis đã và đang theo dõi sát sao số BTC bị đánh cắp. Chainalysis cho rằng sự nổi tiếng của địa chỉ này đã khiến tiền không được di chuyển. Giám đốc phát ngôn Maddie Kennedy của Chainaylsis cho biết:
“Địa chỉ được dán nhãn là ‘tiền trộm cắp’ trên các sản phẩm của chúng tôi trong một thời gian dài. Nếu tiền được gửi tới sàn giao dịch, họ sẽ bị coi là ‘rủi ro cao’, khiến họ khó rút tiền thành công”.
Có hai khả năng: Hoặc là hacker đã mất khóa riêng tư hoặc đơn giản là không thể âm thầm lặng lẽ di chuyển tiền mà không bị phát hiện. Cả hai giả thuyết đều có thể. Nhưng, giả sử các hacker có quyền truy cập thì việc chuyển tiền sẽ rắc rối đến mức nào theo lý thuyết?
Theo Chainalysis, với hàng ngàn đôi mắt đang theo dõi địa chỉ, rút tiền là hành động mang đầy tính rủi ro, nhưng không phải là không thể. Kennedy giải thích:
“Thật khó để di chuyển số tiền này khi biết rằng ngành công nghiệp đã để mắt đến nó. Nhưng những kẻ lừa đảo PlusToken đã từng giải quyết gọn lẹ số tiền lớn không kém. Trong khi họ cũng bị theo dõi nhưng vẫn có thể rút tiền thông qua nhiều công ty môi giới giao dịch OTC ở châu Á. Hy vọng việc các công ty môi giới OTC này bị chú ý sẽ khiến họ gặp khó khăn hơn trong việc rút tiền bất hợp pháp mà không bị phát hiện”.
Bitcoin rất dễ ẩn, khó theo dõi
Theo Phó chủ tịch phát triển kinh doanh toàn cầu Thomas Glucksmann tại công ty blockchain Merkle Science, rút tiền đơn giản hơn chúng ta nghĩ.
“Nếu các cá nhân hoặc tổ chức kiểm soát tiền muốn gây khó khăn cho cơ quan thực thi pháp luật và điều tra viên, họ có thể sử dụng một số chiến thuật xáo trộn giao dịch như chuyển BTC qua máy trộn coin hoặc sử dụng các kênh thanh toán như Lightning và đổi coin sang tiền điện tử hoàn toàn riêng tư rồi sử dụng sàn giao dịch không bị kiểm soát và thị trường OTC.
Một khi tiền đã trộn được gửi đến sàn giao dịch thì việc truy tìm hoạt động trong hoặc từ thực thể đó để xác định tội phạm trở nên rất khó khăn, trừ khi sàn giao dịch hợp tác nhanh chóng với các cơ quan thực thi pháp luật”.
Glucksmann cho biết thêm mặc dù động tác che giấu giao dịch khiến việc theo dõi gặp vấn đề nhưng săn BTC bị đánh cắp không phải là không làm được mà chỉ mất nhiều thời gian hơn.
Về lý do tại sao lâu như vậy mà hacker chưa di chuyển coin, Glucksmann cho rằng đây có thể là vấn đề đơn giản về thời gian.
“Có thể họ chờ đợi điều kiện phù hợp để thanh lý lượng BTC lớn như vậy hoặc cần thời gian lên kế hoạch cho một phương pháp rủi ro thấp hơn để rửa tiền”.
- Hoa Kỳ bán đấu giá hơn 4,000 Bitcoin (40 triệu đô la) hôm nay
- Bitcoin có thể tăng giá khi Ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố chính sách nới lỏng tiền tệ
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Decrypt