Jamie Dimon cho biết ông vẫn còn hoài nghi về Bitcoin và thực sự không có hứng thú với nó, nhưng khách hàng của JPMorgan rất quan tâm đến tiền điện tử.
Jamie Dimon – CEO JPMorgan
CEO Jamie Dimon của JPMorgan từng gắn mác Bitcoin là “gian lận” nhưng có vẻ lập trường của ông ấy đã dịu đi một chút kể từ đó. Tuy nhiên, ông vẫn là một người hoài nghi tiền điện tử.
Dimon nói trong Hội nghị WSJ CEO Council Summit vào thứ 3:
“Tôi không phải là người ủng hộ Bitcoin. Tôi không thực sự quan tâm đến Bitcoin. Tôi không có hứng thú với nó”.
Tuy nhiên, Dimon thừa nhận rằng quan điểm của ông về Bitcoin trái ngược với quan điểm của các khách hàng JPMorgan:
“Mặt khác, khách hàng quan tâm và tôi không nói với khách hàng phải làm gì”.
Năm ngoái, ngân hàng đầu tư do Dimon lãnh đạo đã phê duyệt các tài khoản ngân hàng cho các sàn giao dịch Coinbase và Gemini, đồng thời vận hành tiền kỹ thuật số dựa trên blockchain của riêng mình, JPM Coin – một loại stablecoin được thiết kế để cho phép chuyển giá trị tức thì giữa các chủ tài khoản ngân hàng. JPM Coin được chốt theo tỷ lệ 1:1 với đô la Mỹ.
Ngoài ra, JPMorgan cũng thành lập Onyx, một tổ chức bảo trợ cho các sáng kiến tiền kỹ thuật số và blockchain của mình.
Dimon nói:
“Blockchain là có thật, chúng tôi sử dụng nó. Sau đó, bạn có các loại tiền kỹ thuật số được hỗ trợ 100% bằng tài sản thực tế. Nhưng mọi người phải nhớ rằng đó là một loại tiền tệ được hỗ trợ bởi cơ quan thuế của một quốc gia, pháp quyền, ngân hàng trung ương”.
Khi được hỏi về CBDC (tiền kỹ thuật số được ngân hàng trung ương phát triển), Dimon cho biết chúng có tiềm năng trở thành tiền kỹ thuật số cho người tiêu dùng, nhưng ông ấy lo ngại về những tác động đối với quyền riêng tư của người dùng.
Theo ông, Mỹ phải xem xét quyền riêng tư của CBDC theo cách khác với Trung Quốc (ví dụ) – nước đang tích cực khám phá CBDC ở cấp độ quốc gia và “muốn biết bạn làm gì với tiền của mình”.
Từ chối cho đến chấp nhận
JPMorgan có quan điểm mâu thuẫn về tiền điện tử. Vào tháng 9/2017, Dimon khẳng định Bitcoin “không phải là vật có thật” và “cuối cùng nó sẽ bị đóng cửa”.
Ông thậm chí còn đe dọa sẽ sa thải bất kỳ nhân viên JPMorgan nào bị phát hiện giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, vào tháng 1/2018, ngay sau khi Bitcoin đạt mốc 20.000 đô la, Dimon cho biết ông rất hối hận khi đưa ra nhận xét trên.
Dimon nói vào thời điểm đó:
“Tôi không hứng thú lắm với chủ đề này”.
Trong một động thái đáng ngạc nhiên, vào tháng 10/2020, ngân hàng đầu tư tuyên bố rằng Bitcoin như một kho lưu trữ giá trị đang cạnh tranh chắc chắn với vàng, vì thế hệ millennials “theo thời gian sẽ trở thành một thành phần quan trọng hơn trong vũ trụ của các nhà đầu tư”.
Đầu năm nay, chiến lược gia định lượng Nikolaos Panigirtzoglou của JP Morgan đã gợi ý rằng Bitcoin sẽ phải đạt mức 146.000 đô la để phù hợp với mức đầu tư tư nhân vào vàng, tuy nhiên, phạm vi giá từ 50.000 đến 100.000 đô la “sẽ chứng tỏ không bền vững”.
Mặt khác, theo Daniel Pinto, đồng chủ tịch và COO của JP Morgan, sự liên quan của ngân hàng với Bitcoin có thể chỉ là vấn đề thời gian, đơn giản vì ngân hàng sẽ không có lựa chọn nào khác nếu tiền điện tử trở nên thực sự phổ biến.
- Dữ liệu on-chain cho thấy nhu cầu Bitcoin mạnh mẽ hơn bao giờ hết
- Các trader chuyên nghiệp mua dip Bitcoin trong khi các nhà đầu tư bán lẻ theo đuổi các altcoin
- Token oracle Chainlink, Band Protocol bùng nổ và đạt mức cao mới
Minh Anh
Theo Decrypt