Bitcoin bắt đầu một tuần mới trong chật vật để duy trì hỗ trợ khi những thay đổi vĩ mô quan trọng sớm muộn gì cũng xảy ra.
Trong khi hóa ra tuần mới sẽ là khoảng thời gian quan trọng đối với mối quan hệ của Bitcoin và altcoin với các tài sản truyền thống, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) trở thành tâm điểm bàn tán của hodler.
Trong bối cảnh lạm phát tràn lan, tình hình nới lỏng định lượng vẫn đang diễn ra và bất ổn địa chính trị tập trung ở châu Âu, có rất nhiều điều không chắc chắn xoay quanh chúng ta, bất kể ở phương diện giao dịch nào.
Thêm vào đó, Bitcoin không thể “ngư ông đắc lợi” từ tình hình hỗn loạn hiện tại và kết quả là một số người trở nên lo lắng về việc có nên tiếp tục kế hoạch được đề ra từ trước đó không – điều gì sẽ giúp họ lấy lại sự tự tin?
Mặc dù đến nay dường như không gì có thể phá vỡ hiện trạng đã tồn tại hàng tháng trên thị trường Bitcoin, vốn bị mắc kẹt trong phạm vi giao dịch suốt năm 2022, nhưng các sự kiện sắp tới vẫn có thể cung cấp chất xúc tác tạo ra sự thay đổi lớn trong cả tâm lý và hành động giá.
Bài viết sẽ xem xét các yếu tố được thiết lập để giúp di chuyển thị trường trong những ngày tới.
Nga, Trung Quốc, lạm phát và Fed
Dù là phản đối hay ủng hộ, Fed vẫn là nhân tố hàng đầu gây ảnh hưởng đến hiệu suất tiền điện tử trong tuần này.
Vào ngày 16/3, các nhà hoạch định chính sách sẽ quyết định có tiến hành đợt tăng lãi suất quan trọng đã được dự kiến từ năm ngoái hay không.
Fed có một vấn đề cần giải quyết vào lúc này là lạm phát đang nóng lên. Nhưng họ cũng mong muốn giảm bảng cân đối kế toán kỷ lục do đã tăng quá nhiều để đối phó với virus Corona trong 2 năm qua.
Do đó, việc tăng lãi suất được cho là chỉ ở mức khiêm tốn – có lẽ là một phần tư điểm cơ bản – nhưng những tác động của nó vẫn có thể là đáng kể đối với các Bitcoiner.
BTC đã tự chứng minh mối tương quan chặt chẽ với cổ phiếu của Hoa Kỳ và bất kỳ phản ứng tự phát nào đối với Fed đều có thể diễn ra tương tự.
Sau những gì xảy ra trong nhiều tháng gần đây, có thể thấy rằng cổ phiếu không phải là mảnh ghép hoàn hảo với việc tăng lãi suất, vì thời kỳ kiếm tiền dễ dàng nhờ động thái phản ứng với COVID-19 được cho là kỷ nguyên vàng nhưng đã kết thúc vào cuối năm 2021. Điều này xảy ra khi Fed nhìn thấu được những tác động tiềm tàng từ chính sách của họ. Tương tự như vậy, Bitcoin đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 1/2021 và sau đó giá bắt đầu lao dốc nhanh chóng.
“Tuần này sẽ rất quan trọng đối với các trader tiền điện tử và cổ phiếu, vì Fed dự kiến sẽ quyết định tăng lãi suất một phần tư điểm cơ bản trong tuần. Bitcoin và ETH hoạt động gắn liền với SP500 vào năm 2022 và những quyết định này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các coin”, công ty phân tích Santiment tóm tắt vào ngày 14/3.
Khối lượng xã hội của Fed và lạm phát | Nguồn: Santiment
Tuy nhiên, Fed không phải là tác nhân vĩ mô duy nhất mà các Bitcoiner phải lo lắng.
Ở châu Âu, các nhà lập pháp có kế hoạch bỏ phiếu về luật tiền điện tử như Tạp chí Bitcoin đã báo cáo. Trong đó, một số người cố gắng xúi giục lệnh cấm giao thức sử dụng đồng thuận proof-of-work (PoW), trích dẫn các mối quan ngại về môi trường.
Mặc dù giới nhà phê bình đã bác bỏ ý tưởng này là lố bịch, nhưng không thể loại trừ khả năng luật được thông qua.
“Lệnh cấm PoW sẽ là lệnh cấm dự đoán một con số. Hãy nghĩ về tác động tiềm năng của một lệnh cấm như vậy”, Knut Svanholm, tác giả của Bitcoin: Sovereignty Through Mathematics (Bitcoin: Chủ quyền thông qua toán học), cảnh báo.
Bên cạnh đó, cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục căng thẳng cùng với tình hình suy thoái kinh tế khi Nga có nguy cơ vỡ nợ và các lệnh trừng phạt, ngăn chặn giao thương đang gia tăng áp lực lạm phát.
Mặt khác, tại Trung Quốc, COVID-19 đã trở lại trong tầm ngắm với số lượng cư dân bị cách ly ngày càng tăng.
Giá giao ngay “kỷ niệm” 2 năm kể từ sự cố do COVID-19
Tóm lại, tình hình vẫn sẽ bấp bênh đối với các trader Bitcoin ngắn hạn.
Vì bất kỳ một trong những yếu tố vĩ mô nào nêu trên đều có thể tạo ra xu hướng mới trong thị trường cổ phiếu nên đối với nhiều người, Bitcoin giống như một tài sản dễ bị tác động khi tuần bắt đầu.
Tài khoản Twitter nổi tiếng Crypto Tony lập luận:
“Chúng tôi vẫn chưa thấy giá giảm sâu gây đầu hàng như mọi lần sụt giảm vĩ mô khác”.
Nguồn: Crypto Tony
Động thái đầu hàng như vậy được cho là rõ ràng có khả năng xảy ra và thời điểm sẽ rất nghiệt ngã, đến gần đúng 2 năm kể từ ngày giá BTC giảm xuống còn 3.600 đô la trong đợt hỗn loạn COVID-19 đầu tiên.
Today is the 2 year anniversary of #Bitcoin’s supposed death.
Congrats to those who bought this dip, legendary stuff. pic.twitter.com/2nA8Joithk
— Dylan LeClair 🟠 (@DylanLeClair_) March 12, 2022
Như đã báo cáo trước đây, các mức hỗ trợ vẫn chưa được xác nhận vì không thể duy trì mốc 40.000 đô la trong hơn một vài ngày hoặc vài giờ.
Tuy mức đóng hàng tuần đã giảm vào phút cuối xuống còn 37.000 đô la nhưng BTC vẫn cố gắng lấy lại phần lớn những gì đã mất và giao dịch tại khoảng 38.813 đô la vào thời điểm viết bài.
Phân tích triển vọng ngắn hạn, tài khoản Twitter Plan C đã sử dụng Mô hình giá sàn hợp lưu của mình để kết luận đáy giá vĩ mô có thể xuất hiện trong tháng tới.
⚠️ Very Important Post
The floor #Bitcoin price of the accumulation phases was within 0-29 days, of the last 3 crosses🚩
We had a cross 9 days ago, will history repeat? #Crypto
Last 3 times, resulted in a #BTC price drop to my Confluence Floor Model, currently at $26,820. pic.twitter.com/pcB3UgknUz
— Plan©️ (@TheRealPlanC) March 13, 2022
“Giá sàn Bitcoin của các giai đoạn tích lũy nằm trong vòng 0-29 ngày, trong số 3 lần giao nhau cuối cùng. Chúng ta đã giao cắt 9 ngày trước, liệu lịch sử có lặp lại? Áp dụng 3 lần gần đây nhất dẫn đến giảm giá BTC vào Mô hình giá sàn hợp lưu của tôi, nó hiện ở mức 26.820 đô la”.
Theo tweet, mức thấp như vậy dự kiến rơi vào khoảng 27.000 đô la. Điều này sẽ đưa Bitcoin xuống dưới ngưỡng giá mở năm 2021 và nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi mà nó đã hợp nhất kể từ đó.
“Tôi không tin rằng chúng ta sẽ quay lại mức 27.000 đô la, nhưng nếu lịch sử lặp lại lần thứ 4 liên tiếp, đó có thể là mức thấp nhất của giai đoạn tích lũy này”, Plan C nói thêm trên Twitter.
Tích lũy cung cấp hỗ trợ mờ nhạt
Về chủ đề tích lũy, có vẻ như nhu cầu đối với Bitcoin ở mức giá hiện tại không có gì quá nổi bật.
Như đã báo cáo, cá voi hoạt động tích cực trong những ngày gần đây trong khi tỷ lệ nguồn cung BTC tổng thể do các nhà đầu tư nhỏ hơn kiểm soát đạt mức cao nhất trong một năm.
Giờ đây, những thói quen đó đang được phản ánh qua việc nguồn cung của các sàn giao dịch tiếp tục đạt mức thấp mới.
Những thay đổi này đã được Philip Swift ghi nhận vào ngày 1/3. Anh là người đã tạo ra tài nguyên phân tích on-chain LookIntoBitcoin.
Số dư BTC trên sàn giao dịch | Nguồn: Philip Swift
Dữ liệu khác từ công ty phân tích on-chain CryptoQuant xác nhận xu hướng và cho thấy trong số 21 sàn giao dịch lớn mà họ theo dõi, tổng số dư BTC ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8/2018 – 2,32 triệu BTC.
Câu chuyện về số dư của sàn giao dịch trên thực tế khá phức tạp, vì các sàn khác nhau thể hiện các xu hướng khác nhau.
Trong ấn bản mới nhất của bản tin The Week On-Chain hàng tuần phát hành ngày 7/3, nền tảng phân tích on-chain Glassnode đã quan tâm đáng kể đến hiện tượng này, lưu ý rằng nguồn cung bên bán nhìn chung vẫn ở mức “khá khiêm tốn” trong bối cảnh vĩ mô.
“Trong những sự kiện địa chính trị và vĩ mô có nhiều biến động trong vài tuần qua, khối lượng dòng ròng qua sàn giao dịch cũng ổn định một cách hợp lý, mặc dù có một chút lệch về dòng vào trong tuần này”, các nhà nghiên cứu lưu ý vào thời điểm đó.
Dữ liệu mới nhất của Glassnode cho thấy các sàn giao dịch đã mất thêm 1,9 tỷ đô la BTC trong tuần qua.
Tâm lý thị trường không gây ấn tượng
Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng tâm lý Bitcoin và tiền điện tử rộng lớn hơn đang giảm mạnh trong tuần này.
Sau 2 tháng dao động phạm vi và nhiều lần fakeout (tăng giả mạo), phe bò đang cảm thấy mệt mỏi và mối đe dọa về sự kiện đầu hàng do vĩ mô gây ra treo lơ lửng trên đầu họ.
“Tâm lý Bitcoin giờ đây tồi tệ hơn so với IMO ngày 21/7 và giá hiện cao hơn 8.000 đô la so với mức thấp nhất ngày 21/7”, tài khoản phân tích Twitter On-Chain College tóm tắt.
Kiểm tra thực tế on-chain trong tuần này, nguồn tài nguyên nghiên cứu, cung cấp thông tin chi tiết và giáo dục Cane Island Digital Research đã nhấn mạnh khối lượng như một dấu hiệu khác cho thấy động lực đã rời khỏi Bitcoin.
#Bitcoin volume is a horrible indicator of price but it is a decent indicator of sentiment. It’s hard to think that volume could go much lower, which means bitcoin must be close to a bottom. pic.twitter.com/6wWtsxLDHa
— Cane Island Digital Research (@CaneDigital) March 13, 2022
“Khối lượng Bitcoin là một chỉ báo kinh khủng về giá nhưng nó là một chỉ báo tốt về tâm lý. Thật khó để nghĩ rằng khối lượng có thể giảm xuống nhiều hơn. Điều này có nghĩa là Bitcoin phải gần chạm đáy”.
Mặc dù đây có thể là một chỉ báo ngụ ý sự kiện đầu hàng và đảo ngược xu hướng sắp diễn ra, nhưng vẫn cảm nhận được nỗi sợ hãi trên thị trường.
Mark Yusko, nhà sáng lập, CEO và Giám đốc đầu tư của Morgan Creek Capital Management, đã mô tả các con số của Cane Island là tâm lý “sắp bị cuốn trôi”.
Trong khi đó, chỉ số sợ hãi & tham lam tiền điện tử vẫn ở trong lãnh thổ “cực kỳ sợ hãi”, gần mốc 20/100, hoạt động như một đường quyết định kể từ giữa tháng 2.
Chỉ số sợ hãi & tham lam tiền điện tử | Nguồn: TradingView
Cơ hội bùng nổ cho trái phiếu núi lửa?
Chúng ta có nên tìm kiếm một đối sách với những tin xấu dường như vô tận từ các nguồn vĩ mô không?
Nó có thể xảy ra trong tuần này dưới hình thức El Salvador phát hành trái phiếu Bitcoin 10 năm có giá trị lớn, được biết đến với tên thường gọi không chính thức là trái phiếu núi lửa.
Quốc gia này là quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin dưới dạng tiền hợp pháp vào năm ngoái, kể từ đó đã chuyển sang sử dụng năng lượng địa nhiệt từ núi lửa để khai thác BTC.
Để đạt được mục tiêu đó, họ hiện đang tìm kiếm quan hệ đối tác đầu tư dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu gắn trực tiếp với hoạt động khai thác – một động thái khiến các nhà bình luận hào hứng về lượng tiền nghiêm túc có khả năng chảy vào hệ sinh thái.
Mặc dù ngày phát hành trái phiếu chính xác vẫn chưa được xác định cụ thể (dự kiến thu hút 1 tỷ đô la), nhưng những nhiều người cho rằng có thể là tuần này.
Ngoài lợi ích của việc sử dụng tiền mặt để đầu tư vào BTC, hệ quả lâu dài của kế hoạch từ El Salvador nếu thành công là làm thay đổi mô hình kinh tế toàn cầu, theo Samson Mow, cựu giám đốc chiến lược của Blockstream.
Trong một cuộc phỏng vấn với Saifedean Ammous tại Bitcoin Standard Podcast vào cuối tuần này, Mow cũng lạc quan như bất kỳ ai về triển vọng trên.
“Vì vậy, nếu El Salvador tung ra trái phiếu thành công, thì điều đó cho thế giới thấy bạn không cần phải dựa vào IMF hoặc bất kỳ Viện cho vay trung ương nào, nơi không nhất thiết mang lại lợi ích tốt nhất của bạn, nhưng bạn có thể tài trợ cho mọi thứ bằng trái phiếu được bảo đảm bằng Bitcoin”.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Điều gì giúp TVL của Waves Protocol vượt mốc 2 tỷ đô la?
- Joe Lubin: Tiền điện tử là một trong số những vũ khí tốt nhất của Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga
- Phân tích toàn cảnh ngành khai thác Bitcoin sau khi giá giảm
Minh Anh
Theo Cointelegraph