Sau tất cả, Ethereum cuối cùng cũng lên lịch khởi động bản nâng cấp Ethereum 2.0 vào cuối năm nay sau thời gian dài trì hoãn và mạng sẽ bắt đầu chuyển sang mô hình PoS thay vì PoW như hiện tại.
Do mạng từ bỏ thuật toán PoW nên các miner ETH có rất ít sự lựa chọn. Vì thiết bị của họ sẽ trở nên lỗi thời vào một lúc nào đó nên buộc phải bắt đầu khai thác altcoin khác hoặc chứng nhận lại là staker ETH. Vì vậy, tình trạng khai thác ETH hiện tại như thế nào và chính xác điều gì sẽ xảy ra với ngành công nghiệp sau khi thực hiện quá trình chuyển đổi sắp tới?
GPU và ASIC
Như đã biết, sự đồng thuận của Ethereum hiện dựa trên hệ thống PoW, tương tự Bitcoin. Do đó, quy trình khai thác ETH gần như giống hệt, cụ thể là miner sử dụng tài nguyên tính toán để kiếm phần thưởng cho mỗi khối mà họ hoàn thành.
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt lớn giữa các quá trình này. Trong khi khai thác Bitcoin gần như hoàn toàn phụ thuộc vào ASIC – máy công suất lớn, đồ sộ được thiết kế dành riêng cho khai thác tiền điện tử và chủ yếu tập trung ở các khu vực có điện giá rẻ thì thuật toán hash PoW của Ethereum (thường gọi là Ethash) được thiết kế để ưu tiên đơn vị GPU do nhà sản xuất chip toàn cầu Nvidia và AMD phát hành. Hơn nữa, giá GPU rẻ hơn và dễ tìm mua hơn ASIC. Như Thomas Heller, giám đốc kinh doanh toàn cầu của pool khai thác tiền điện tử F2Pool đã giải thích trong một cuộc trò chuyện:
“Bởi vì ASIC là những cỗ máy rất chuyên dụng nên khi thế hệ mới được phát hành, nó thường là một bước nhảy công nghệ lớn. Vì vậy, hash rate của chúng cao hơn nhiều và hiệu quả năng lượng tốt hơn thế hệ trước. Điều đó có nghĩa là nhà sản xuất phải dành rất nhiều tiền để nghiên cứu và phát triển. Máy của họ thường khá đắt tiền, trong khi GPU có giá cả phải chăng hơn rất nhiều”.
Heller nói thêm rằng những người sử dụng máy đào GPU có thể “khai thác coin linh hoạt hơn”. Chẳng hạn, lựa chọn phổ biến Nvidia GeForce GTX 1080 Ti card có thể khai thác hơn 15 loại tiền tệ khác nhau, trong khi các đơn vị ASIC thường chỉ hỗ trợ một loại tiền tệ.
Tuy nhiên, mạng Ethereum không hoàn toàn miễn nhiễm với các miner ASIC – ít nhất ở trạng thái hiện tại. Vào tháng 4/2018, Bitmain đã phát hành Antminer E3, là ASIC được sản xuất dành riêng cho khai thác ETH. Mặc dù là mô hình rất thành công với hash rate 180 megahash mỗi giây và mức tiêu thụ điện năng 800 watt, nó đã nhận được những phản ứng trái chiều từ cộng đồng Ethereum. Một phần đáng kể các chủ sở hữu giàn GPU dường như bị mất lợi nhuận sau khi ASIC hoạt động, trong khi một số thậm chí buộc phải chuyển sang các mạng khác.
“Điều được ghi nhận trong Whitepaper là ETH sẽ kháng ASIC. Tôi hy vọng whitepaper sẽ chấp nhận vì một điều gì đó” là một trong những bình luận hàng đầu trên thread r/EtherMining thảo luận về Antminer E3 vào khoảng thời gian mới được giới thiệu. Người dùng Reddit khác tranh luận:
“800 USD cho 180mh. Hardfork hay ETH diệt vong”.
Một số người dùng Ethereum tiếp tục khẳng định thiết bị khai thác của Bitmain có thể dẫn đến khả năng tập trung hóa lớn hơn và do đó làm tăng cơ hội tấn công 51%. Ngay sau đó, nhóm các nhà phát triển đã đề xuất PoW lập trình” hay còn gọi là ProgPoW – là phần mở rộng của thuật toán Ethereum hiện tại Ethash được thiết kế để giúp GPU cạnh tranh hơn, từ đó thúc đẩy phân cấp.
Theo bài viết vào tháng 3 của đồng tác giả Kristy-Leigh Minehan, cũng là đồng sáng lập ProgPoW, khoảng 40% hash rate Ethereum được ASIC của Bitmain tạo ra. Phó chủ tịch Alejandro De La Torre của Poolin – pool khai thác ETH lớn thứ 6 – đã xác nhận “khai thác bằng GPU vẫn đang chiếm ưu thế” trên mạng Ethereum. Anh nói thêm:
“Hiện tại, lợi nhuận khai thác ETH không cao nhưng chi phí quản lý, mua sắm thiết bị GPU cao hơn so với ASIC. Tuy nhiên, so với các thiết bị ASIC, GPU linh hoạt hơn vì bạn có thể chuyển sang các coin khác hoạt động bằng nhiều thuật toán khác nhau”.
ProgPoW chưa được tích hợp vào Ethereum và không rõ khi nào điều đó sẽ xảy ra. Vào tháng 3, các nhà phát triển Ethereum đã tranh luận về việc ProgPoW có thực sự mang lại lợi ích cho mạng trong gần 2 giờ nhưng không đạt được sự đồng thuận. Đáng chú ý, một đại diện của Bitmain từng nhận xét rằng gã khổng lồ phần cứng khai thác không có kế hoạch kéo dài tuổi thọ Antminer E3 sau tháng 10/2020:
“Theo như chúng tôi biết, hoạt động khai thác sẽ kết thúc vào khoảng tháng 10 hoặc đôi khi sau đó”.
An toàn nhưng không rõ ràng trong tương lai
Thật vậy, Ethereum sẽ không còn được khai thác trong tương lai. Theo kế hoạch ra mắt vào cuối năm 2020, Ethereum 2.0 là bản nâng cấp mạng lớn trên blockchain được thiết kế để chuyển thuật toán đồng thuận PoW hiện tại sang PoS, trong đó miner là ảo và được gọi là “trình xác nhận khối“.
Cụ thể hơn, họ được chọn ngẫu nhiên có cân nhắc tài sản của người dùng trong mạng hay còn gọi là “stake”. Nói cách khác, càng nhiều coin mà trình xác nhận PoS chọn để stake thì số tiền họ tích lũy được càng nhiều dưới dạng phần thưởng.
Theo đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin, mặc dù cộng đồng tiền điện tử không ngừng tranh luận về thuật toán đồng thuận nào tốt hơn trong nhiều năm nhưng với PoS mạng sẽ trở nên an toàn và tốn kém hơn để tấn công so với Bitcoin nhờ vào kết quả của quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ khi nào Ethereum 2.0 được ra mắt, vì có rất nhiều lỗi và vấn đề quản lý làm trì hoãn tiến trình.
Vitalik Buterin – Đồng sáng lập Ethereum
Một lợi ích khác của hệ thống PoS là hiệu quả năng lượng cao hơn nhiều so với các blockchain PoW. Theo dữ liệu từ Digiconomist, tổng sản lượng điện mà tiền điện tử tiêu thụ hàng năm là 59.31 terawatt mỗi giờ, tương đương với mức tiêu thụ năng lượng của cả nước Hy Lạp. Tuy nhiên, Bitcoin có thể không gây hại nhiều cho môi trường như mọi người nghĩ. Theo báo cáo tháng 7/2019, ước tính 74% hoạt động khai thác Bitcoin được thực hiện bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Điều gì sẽ xảy ra với các miner Ethereum trên thực tế? Theo tài liệu nâng cấp Casper – là một phần của lộ trình Ethereum 2.0, mạng ban đầu sẽ hỗ trợ mô hình lai có liên quan đến cả PoW và PoS, do đó, có không gian cho cả trình xác nhận khối và miner GPU/ASIC. CEO Jack O’Holleran của nền tảng blockchain dựa trên Ethereum Skale Network nói rằng:
“Chắc chắn sẽ có giai đoạn chuyển tiếp nơi cả hai mạng cùng hoạt động. Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian để phần lớn ETH1 chuyển sang ETH2 – có khả năng nhiều năm chứ không phải vài tháng. Một ưu điểm của quá trình chuyển đổi chậm chạp này là các nền tảng DApps và DeFi có thể di chuyển thoải mái dựa trên bằng chứng thực tế về khả năng tồn tại, bảo mật và chấp nhận. Đây là kết quả tích cực đối với hệ sinh thái Ethereum”.
Khai thác hay không khai thác?
Khi Ethereum chạy hoàn toàn trên đường ray PoS, các miner sẽ có 2 tùy chọn. Một là bán thiết bị và sử dụng số tiền đó để tích lũy thêm ETH và bắt đầu staking, trong khi tùy chọn còn lại dành riêng cho miner GPU, chỉ đơn giản là chuyển sang các mạng Ethash khác và khai thác altcoin khác. Đại diện Nick Foster của đại lý thiết bị khai thác Kaboomracks có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết hầu hết miner ETH sẽ chọn cách thứ hai:
“Tôi nghĩ rằng hầu hết miner không khai thác để có được ETH hoặc một loại tiền cụ thể. Vâng, một số người khẳng định sẽ tiếp tục khai thác và duy trì, nhưng cá nhân tôi cho là không có nhiều miner altcoin hold coin trong bất kỳ thời gian nào”.
Foster tiếp tục mô tả cách anh ấy chuyển sang khai thác RVN (là tài sản hoạt động blockchain ngang hàng Ethash) bằng máy GPU 3 GB khi nó không mang lại lợi nhuận từ hoạt động khai thác ETH:
“Khai thác Raven và tôi bán để đổi lấy BTC ngay lập tức vì sự ổn định và bán sang USD để trả chi phí điện ngay sau đó. Tôi biết có nhiều người đang sử dụng chiến lược tương tự như thế này”.
Như Foster đã tóm tắt, anh dự đoán miner ETH sẽ rời khỏi mạng, trong khi những người chơi mới là những người không đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện hoặc giàn khoan sẽ staking ETH. Anh mô tả kịch bản sau đây:
“Tôi không thể tưởng tượng được mình sẽ có bao nhiêu tiền nếu tôi tìm được hợp đồng thuê 5 năm với chi phí điện 0.04 đô la. Tôi đã khai thác ETH và tôi quyết định bán tất cả mọi thứ rồi cứ tiếp tục trả tiền thuê để có thể mua ETH như một giải pháp thay thế”.
Nhà sáng lập Marc Fresa của công ty phần mềm khai thác Asic.to đồng ý với tâm lý đó trong một cuộc trò chuyện:
“Nếu bạn đã đầu tư vào khai thác, bạn không muốn staking vì bạn đổ rất nhiều tiền vào đó”.
Một trong những altcoin lớn có thể được hưởng lợi từ việc miner PoW rời Ethereum là ETC – phiên bản bảo thủ hơn của blockchain được cho là không có kế hoạch liên quan đến PoS. Vì nó cũng chạy trên thuật toán Ethash nên hash rate có thể tăng đột biến đáng kể do kết quả của việc miner di cư khi Ethereum 2.0 ra mắt.
Các pool khai thác lớn hơn cho ETH cũng có tùy chọn tương tự. Khi được hỏi về kế hoạch hậu PoW của công ty dành cho Ethereum, Heller nói rằng F2Pool đã ra mắt công ty ‘chị em’ có tên là stake.fish vào đầu năm 2018, sau thông báo nâng cấp Ethereum PoS. Bởi vì quá trình chuyển đổi bị trì hoãn nhiều lần nên stake.fish bắt đầu cung cấp dịch vụ staking cho các dự án PoS và PoS được ủy quyền khác như XTZ, ATOM và ADA. Đối với Poolin, “có thể tạm thời từ bỏ việc hỗ trợ khai thác ETH”, do kết quả của quá trình chuyển đổi sang PoS như De La Torre cho biết.
Các pool khai thác ETH hàng đầu khác như Nanopool, Ethermine, Mining Pool Hub, SparkPool và SpiderPool đã không đưa ra bình luận.
Chờ đợi mạng ra mắt
Nói chung, đối với hệ sinh thái Ethereum, các chuyên gia cam đoan việc chuyển đổi sang PoS sẽ được tiến hành theo kiểu không phức tạp và những người tham gia mạng (người dùng thông thường và các ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên Ethereum) khó nhận thấy sự thay đổi. Chuyên gia giao thức Viktor Bunin tại công ty cơ sở hạ tầng blockchain và thành viên Bison Trails của Hiệp hội Libra cũng đồng ý với tâm lý đó trong một cuộc trò chuyện:
“Mainnet Ethereum mà chúng ta biết ngày hôm nay dự kiến sẽ được thêm vào dưới dạng shard trên ETH2 trong Giai đoạn 1.5. Tất cả những gì sẽ thay đổi là cơ chế đồng thuận, vì vậy DApps và người dùng không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào”.
Bunin tiếp tục khẳng định:
“Bất kỳ mối lo ngại nào về việc mạng sẽ bị chia tách, với một số folk còn lại trong chuỗi PoW hoặc DApp gặp sự cố đều là thổi phồng”.
Hơn nữa, O’Holleran cho biết rằng,
“ETH2 là mạng mới sẽ chạy trên token mới và mô hình lạm phát mới. Kết nối là có khả năng kết hợp và tương thích với hệ sinh thái Ethereum. Đồng thời, các token từ mạng đầu tiên có thể bị đốt cháy và thay thế bằng token từ mạng thứ hai. Điều này có nghĩa là DApps và người dùng sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp cho đến khi họ chuyển đổi mạng theo cách thủ công. Tác động gián tiếp và ngay lập tức sẽ liên quan đến việc nguồn cung và tầm ảnh hưởng giá của các token trên cả hai mạng”.
Còn bây giờ, rõ ràng là không nên thiếu các trình xác nhận khối Ethereum. Theo báo cáo gần đây của công ty phân tích tiền điện tử Arcane Research, số lượng địa chỉ ví Ethereum bao gồm hoặc vượt quá 32 ETH – số tiền tối thiểu cần thiết để staking – đang lên tới 120,000.
👀Another sneak peek into our weekly market report👀
Are investors getting ready for Ethereum staking? Data from @nansen_ai shows that almost 120,000 @ethereum wallets are ready for staking. This number has grown by 13% over the past year.
Read more here: https://t.co/UKFQKI2jze pic.twitter.com/G3nXhylels— Arcane Research (@ArcaneResearch) June 8, 2020
“Báo cáo thị trường hàng tuần của chúng tôi:
Các nhà đầu tư đã sẵn sàng staking Ethereum chưa? Dữ liệu từ Nansen cho thấy gần 120,000 ví Ethereum đã sẵn sàng để staking. Con số này tăng 13% trong năm qua.
Đọc thêm tại đây:…”
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Một người dùng ẩn đăng một giải pháp mở rộng Ethereum 2.0 trên Medium
- Cộng đồng Ethereum tranh luận tăng giới hạn kích thước khối một lần nữa