Trang chủ Blockchain Mối quan hệ giữa Blockchain và nền dân chủ

Mối quan hệ giữa Blockchain và nền dân chủ

“Blockchain” là một trong những từ gây khó hiểu ngay cả đối với những người thông minh nhất.

Đối với những người mới tìm hiểu, hãy biết rằng Blockchain là công nghệ nền tảng của các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin.

Mạng lưới Blockchain của Bitcoin có thể cho phép chúng ta chuyển đồng Bitcoin từ người này sang người khác mà không phải qua trung gian tài chính nào cả. Không giống như khi muốn chuyển đồng USD qua người khác, chúng ta chỉ có thể làm theo 2 cách: Trao đổi tiền mặt trực tiếp hoặc thông qua hệ thống ngân hàng.

Làm thế nào để bạn quản lý một blockchain?

Đây dường như là một câu hỏi kỳ lạ. Về lý thuyết, các blockchain không được thiết kế để được quản lý, chúng là những thiết kế phân quyền.

Nhưng blockchain không chỉ là một sổ cái. Nó cũng là một hệ sinh thái.

Có rất nhiều quyết định quan trọng cần thực hiện để phát triển một blockchain. Và vì vậy blockchain cần phải được điều chỉnh. Những người quản lý blockchain thì chắc chắn phải là con người. Câu hỏi duy nhất là: những người quản lý và những quyết định của họ sẽ được thi hành như thế nào?

Phương pháp tiếp cận để quản lý blockchain

Cuộc cách mạng Blockchain đã và đang đến gần hơn bao giờ hết… Và chính Blockchain sẽ làm thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp.

Có lẽ, cuộc cách mạng về Blockchain cũng sẽ có mức độ ảnh hưởng ít nhất là bằng với cuộc cách mạng Internet.

Đó là lý do tại sao bạn cần phải hiểu được công nghệ Blockchain, không những để bắt kịp với xu hướng mà còn tận dụng các cơ hội sản sinh ra từ công nghệ này. Thậm chí, trong tương lai không xa, Blockchain còn có thể giữ vai trò trung tâm trong cách thức làm việc, thực hiện kinh doanh, chơi đùa và hoạt động trong xã hội.

Có hai cách tiếp cận để quản lý một blockchain.

Cách tiếp cận đầu tiên là quản lý ngoài chuỗi. Về cơ bản, đây là cách mà hầu hết các tổ chức tư nhân được quản lý – những cá nhân được cộng đồng tin tưởng cùng nhau thành lập và tạo thành một nhóm, chịu trách nhiệm quản lý và giữ an toàn cho blockchain. Nhóm đó được giao nhiệm vụ sửa lỗi và các lỗ hổng bảo mật, bổ sung thêm tính năng và cải thiện khả năng mở rộng, đại diện cho blockchain trong các cuộc thảo luận công khai và duy trì sự cân bằng quyền lực giữa người dùng, công ty và thợ mỏ.

Nhìn thoáng qua thì điều này có vẻ như sẽ dẫn tới sự tập trung hóa. Tuy nhiên, nếu có đủ số lượng người dùng không đồng ý với việc quản lý giao thức, họ có thể khởi động một hard fork và tạo ra một blockchain song song, đó là chính xác những gì đã xảy ra với Bitcoin Cash và Ethereum Classic.

Hầu hết các blockchain lớn được điều chỉnh bởi một quá trình quản lý như thế. Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Monero và ZCash đều theo mô hình này.

Nhưng có một loại mô hình quản lý thứ hai được gọi là quản lý trong chuỗi. Mô hình quản lý này loại bỏ sự tập trung vốn có trong mô hình ngoài chuỗi. Trong các mô hình quản lý này, người dùng trong blockchain trực tiếp bỏ phiếu cho các quyết định được đưa ra. Tùy thuộc vào cách bỏ phiếu, blockchain sẽ tự động thực thi kết quả của cuộc bỏ phiếu đó. Tất cả những điều này xảy ra trong giao thức.

Mô hình quản lý trong chuỗi là trọng tâm của nhiều dự án “blockchain 3.0” như Tezos, DFINITY, và Cosmos. Những dự án khác, chẳng hạn như 0x và Maker, đang có kế hoạch thực hiện quản lý trong chuỗi thông qua việc dần dần chuyển đổi sang mô hình này.

Quản lý trong chuỗi là một đề xuất cấp tiến. Mô hình này cố gắng từng bước loại bỏ sự lộn xộn của con trong trong các tổ chức truyền thống. Thay vào đó, nó biến blockchain thành một nền dân chủ tự quản.

Cũng như Bitcoin cho phép người dùng có chủ quyền đối với đồng tiền của họ, quản lý trong chuỗi sẽ cho phép người dùng điều chỉnh toàn bộ hệ thống tài chính. Nhưng quản lý trong chuỗi cũng ẩn chứa những nguy hiểm, và tôi lo lắng nó sẽ dẫn tới những hậu quả tai hại.

Trong Blockchain, không ai biết bạn là ai

Các nền dân chủ hoạt động theo nguyên tắc “một người, một phiếu bầu”. Tuy nhiên, các blockchain mang tính ẩn danh. Bạn chỉ được xác định thông các khóa mật mã. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một danh tính mới bằng cách tạo ra một bộ khóa mới.

Điều này đặt ra một vấn đề: để tạo ra một nền dân chủ trên blockchain, bạn cần phải biết danh tính thực tế của mọi người. Điều này sẽ yêu cầu một cơ quan trung gian đáng tin cậy thực hiện việc nhận dạng trên quy mô toàn cầu. Cho đến nay không có một cơ quan nào như thế tồn tại và thật khó để hình dung ra một thứ như vậy sẽ sớm được tạo ra.

Vì vậy, do chúng ta không có hệ thống nhận diện toàn cầu, các chương trình quản lý trong chuỗi trên thực tế không thực sự thực thi quy tắc mỗi người một phiếu bầu. Thay vào đó, chúng thực hiện một quy tắc “một coin một phiếu”, thông qua giao thức proof-of-stake.

Điều này rõ ràng không hề mang tính dân chủ, vì số lượng coin có hạn và thường không thể tạo ra thêm. Giao thức proof-of-stake cho thấy những người càng có nhiều coin càng có nhiều quyền lực ảnh hưởng trong các phiếu vote của họ. Đây hiển nhiên không phải một chế độ dân chủ mà là “chế độ ưu tiên những người giàu”.

Có lẽ điều này cũng hợp lý. Vì những người nắm giữ nhiều coin đã phải bỏ ra nhiều tiền hơn và họ cũng có nhiều thứ hơn để mất.

Nhưng rõ ràng là lập luận này bỏ lỡ một cái gì đó quan trọng. Chế độ tài phiệt này rõ ràng đã ưu tiên cho quyền lực tài chính. Nhưng giải pháp thay thế là gì? Có nên để quyền lực tập trung vào tay các nhà phát triển? Liệu đã từng có chính phủ nào được điều hành bởi một nhóm các nhà phát triển hay chưa?

Đừng nhầm lẫn giữa blockchain với các quốc gia

Chúng ta hãy bỏ qua câu hỏi về chế độ dân chủ và tạm chấp nhận rằng chế độ “một coin một phiếu” là một phương thức hiệu quả.

Tôi sẽ cho rằng nền dân chủ là một hệ thống tuyệt vời để quản lý một quốc gia. Nhưng các blockchain không phải là quốc gia và hầu hết các việc quản lý không mang tính dân chủ.

Các doanh nghiệp không phải là nền dân chủ, quân đội không phải là nền dân chủ, các tổ chức phi lợi nhuận không phải là nền dân chủ, và các dự án mã nguồn mở cũng không phải là nền dân chủ. Có nhiều lý do cho điều này!

Trước hết, hãy nhớ rằng các blockchain là phần mềm thử nghiệm. Chúng đang phát triển nhanh chóng và có nhiều thách thức kỹ thuật chưa được giải quyết. Ví dụ, lộ trình của Ethereum cũng mới chỉ đang trong quá trình thực hiện và còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Một quy trình quản lý công nghệ tốt nên được xây dựng bởi các chuyên gia công nghệ có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật mà họ gặp phải trong quá trình thực tế. Họ phải vạch ra kế hoạch và có lộ trình một cách cụ thể.

Trong khi đó, các nền dân chủ tạo nên các chiến dịch, tuyên truyền, chia thành các đảng. Trong hệ thống này, bất cứ điều gì mà không có sự đồng thuận sẽ bị loại bỏ và vì thế trong các nền dân chủ, rất nhiều công sức được bỏ ra cho việc vận động, thuyết phục để đạt được sự đồng thuận chung của mọi người.

Đừng cho rằng tôi sai: mặc dù dân chủ đúng là mô mình để quản lý một quốc gia! Nhưng đó lại là một mô hình sai để quản lý một công nghệ thử nghiệm.

Nói thật thì công cụ này vẫn còn đang ở giai đoạn ban đầu. Tôi chắc chắn là không muốn bà tôi sử dụng blockchain ngay bây giờ và tôi cũng chắc chắn không muốn bỏ bà phải đi bỏ phiếu về việc nâng cấp giao thức rồi!

Những lý do thứ hai tại sao blockchain không phải là quốc gia là: bạn luôn có thể thoát khỏi một blockchain.

Sự tự do, các fork và sự giải thoát

Việc rời khỏi một đất nước rất khó khăn. Thậm chí, nếu bạn có không thức cách đất nước mình được quản lý thì bạn cũng khó mà di cư đi đâu được. Thậm chí nếu bạn muốn thì chính phủ cũng chẳng cho bạn đi và các nước láng giếng cũng chưa chắc đã thân thiện mà chấp nhận bạn.

Blockchain thì khác. Nếu bạn không thích blockchain của bạn thì bạn có thể bán coin của mình và chuyển sang một blockchain khác. Hoặc bạn có thể kêu gọi một hard fork và nếu có đủ sự đồng thuận, một fork mới sẽ được tạo ra giống như nhiều fork Bitcoin đã ra đời trong năm ngoái.

Rõ ràng thì fork không phải là miễn phí. Nhưng so với việc chuyển sang một quốc gia khác thì nó khá rẻ.

Dân chủ dành cho kẻ thua cuộc

Mục đích của nền dân chủ không phải chủ yếu là để ra quyết định tốt hơn. Có lẽ dân chủ có giá trị vì nó duy trì hòa bình khi đối mặt với phân chia gây tranh cãi. Nói cách khác, bằng cách tôn trọng các thể chế dân chủ, chúng ta có thể giải quyết một tranh chấp mà có thể biến thành cuộc nội chiến.

Hãy tưởng tượng có hai phe phái không đồng ý với một số điều luật, một đạo luật tôn giáo chẳng hạn. Trong đất nước của người Hobbes, hai phe phái tôn giáo đối lập sẽ tuyên chiến và giết hại lẫn nhau cho đến khi xác định được kẻ chiến thắng. Nhóm chiến thắng sau đó sẽ áp đặt ý chí của mình vào những người còn sống sót.

Nhưng dân chủ đã hoàn toàn thay đổi điều này. Trong một nền dân chủ, hai bên đi đến một phòng bỏ phiếu và kiểm tra xem có bao nhiêu người ở cả hai bên tranh chấp. Bên với số phiếu ít hơn thừa nhận thất bại và không nổi loạn, tiết kiệm các nguồn tài nguyên quý giá (ví dụ: mạng sống của chính họ).

Điều này, theo một cách nào đó, làm cho dân chủ trở thành một hình thức có hiệu quả. Bỏ phiếu cung cấp tính hợp pháp cho bên thắng và đảm bảo rằng bên thua sẽ không phải đổ máu và hứng chịu bất kỳ mất mát nào. Bằng cách này, dân chủ giúp bảo vệ một quốc gia khỏi các cuộc đấu tranh mang tính bạo lực.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra trong một blockchain khi có một cuộc bỏ phiếu 55:45 trong giao thức nội dung? Liệu phe 45% sẽ chịu thua? Thực tế, chúng ta có thể sẽ chứng kiến một fork trong giao thức nếu sự thay đổi có ý nghĩa và có đủ số lượng người ủng hộ cho fork đó.

Rào cản tâm trí

Tôi cũng không quá soi mói về mô hình quản lý trong chuỗi. Đó là một ý tưởng hấp dẫn và có động lực. Nhưng cuối cùng thì nó lại gây ra các cản trở cho blockchain.

Không phải mọi thứ đều cần phải có một nền dân chủ. Thực sự thì hầu hết mọi thứ không nên dân chủ. Có một rào cản ở đây mà đôi khi không nên xóa bỏ nó đi.

Có lẽ một ngày nào đó blockchain sẽ mạnh mẽ và đủ ổn định để không còn cần bàn tay hướng dẫn của các nhà phát triển nữa. Nhưng điều này chưa thể thành hiện thực trong một sớm một chiều được. Công nghệ này đang phát triển với tốc độ quá nhanh và bất cứ blockchain nào không tìm cách phát triển sẽ bị bỏ lại phía sau một cách nhanh chóng.

Nói tóm lại, tôi không thực sự phản đối việc thử nghiệm các hệ thống quản lý blockchain này. Những điều tôi nói có thể sai, có thể đúng. Vì vậy, chúng ta hãy cứ chờ xem điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Theo: TapChiBitcoin.vn/hackernoon.com

 

 

MỚI CẬP NHẬT

Các vụ lừa đảo Pig Butchering tiền điện tử bùng nổ trong năm 2024

Lừa đảo “Pig Butchering” đã gây thiệt hại 3,6 tỷ USD tiền điện tử...

Các vụ lừa đảo "Pig Butchering"* đã gây thiệt hại 3,6 tỷ USD tiền điện tử trong năm 2024, trở thành hình thức lừa...

Giá Bitcoin tăng vọt trên Upbit khi đồng won Hàn Quốc chạm đáy 15...

Bitcoin (BTC) đang được giao dịch với mức premium (phí bảo hiểm) ngày càng gia tăng trên Upbit, một trong những sàn giao dịch...
BNB

BNB, AAVE dự kiến sẽ vượt trội hơn phần còn lại trong mùa altcoin

Vốn hóa thị trường crypto đã giảm gần đây, giảm nhẹ 1% xuống còn 3,33 nghìn tỷ đô la. Tuy nhiên, phân tích rộng...

Galaxy Research dự đoán giá Bitcoin đạt $150k-185k và giá ETH vượt $5.500 vào...

Galaxy Research của bò Bitcoin Mike Novogratz đã dự báo rằng giá Ethereum (ETH), altcoin hàng đầu, sẽ vượt mốc 5.500 đô la vào...

Top 5 nhà chỉ trích bảo thủ không bị lay chuyển bởi mốc giá...

Bitcoin, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, đã không còn xa lạ gì với những chỉ...

Bộ Tài chính và IRS Hoa Kỳ hoàn thiện quy định nhà môi giới...

Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Sở Thuế vụ (IRS) Hoa Kỳ vừa công bố phiên bản cuối cùng của quy định về các...

Volatility Shares nộp đơn đăng ký quỹ Solana ETF đòn bẩy đầu tiên tại...

Volatility Shares, một công ty tài chính nổi tiếng với các quỹ ETF sáng tạo, đang yêu cầu Ủy ban Chứng khoán và Giao...
sol-giam

Liệu Solana (SOL) có giữ được mức $180 khi khối lượng DApp hàng tuần...

Solana (SOL) đã không thể duy trì mức giá trên $200 sau nhiều lần bị từ chối trong khoảng thời gian từ ngày 25...

Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không mua Bitcoin vào năm 2025 — Galaxy Research

Phòng nghiên cứu của Galaxy Digital dự báo chính phủ Hoa Kỳ sẽ không thực hiện việc mua Bitcoin vào năm 2025, mà thay vào...
xrp-giam

XRP dấy lên cảnh báo sau mức tăng 300% trong hai tháng

Giá XRP đã tăng hơn 300% trong hai tháng qua và giao dịch ở mức $2,10 vào ngày 28 tháng 12. Tuy nhiên, các...

Việc chấp nhận stablecoin và ETF sẽ thúc đẩy hiệu suất tiền điện tử...

Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của Citi, việc tiếp tục áp dụng stablecoin và các quỹ ETF sẽ thúc đẩy hiệu suất tài...
DOGE

Cá voi đã mua những altcoin này vào tuần thứ tư của tháng 12/2024

Cá voi đã mua lượng lớn Dogecoin (DOGE), Injective (INJ) và PAAL AI (PAAL), làm nổi bật sự quan tâm ngày càng tăng đối...
doge-tang-gia

Fractal lịch sử dự báo mục tiêu giá DOGE năm 2025

Biến động giá của Dogecoin (DOGE) đã chậm lại trong bốn tuần qua sau khi vượt qua mức kháng cự nhiều tháng tại $0,35...

Campuchia mở cửa cho stablecoin nhưng vẫn cấm Bitcoin

Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) hiện đã cho phép các ngân hàng thương mại và tổ chức thanh toán sử dụng một số...

Nhà phân tích Bitcoin cảnh báo ‘cú sập lớn’ khi tỷ lệ thống trị...

Bitcoin đã giảm 15% chỉ một tuần sau khi đạt mức cao kỷ lục khoảng 108.365 USD, theo dữ liệu từ Bitstamp. Tiền điện tử...

Giá Coin hôm nay 28/12: Bitcoin tiếp tục trượt về dưới $94.000, altcoin và...

Bitcoin tiếp tục lao dốc về dưới $94.000 trong ngày giảm điểm thứ 2 liên tiếp, xoá sạch đi đà phục hồi trong những...