Các vùng kháng cự rất có ý nghĩa trong việc xác định phạm vi giao dịch của một loại tiền điện tử, chẳng hạn như biến động giá của Ethereum trong thời gian gần đây. Khi một vùng kháng cự bị phá vỡ, nó có khả năng đóng vai trò là hỗ trợ sau đó – và ngược lại. Một cú breakout lên trên vùng kháng cự thường sẽ kích hoạt một đợt tăng giá nhanh chóng.
Giá Ethereum đã bị từ chối bởi vùng kháng cự $ 360 vào ngày 27 tháng Sáu. Một đột phá trên khu vực này có thể kích hoạt sự gia tăng nhanh chóng của ETH lên mức cao mới. Cho đến khi phá vỡ, thì ETH vẫn đang tích lũy giữa giá hiện tại và vùng kháng cự.
Nhà phân tích tiền điện tử @cryptodude đã nói rằng “Ethereum là biểu đồ yêu thích của anh ấy và nó sẽ đi vào sách giáo khoa và được nghiên cứu trong tương lai.”
Ông đã phác thảo một đường kháng cự ở mức 360 đô la, nó cho thấy rằng vào cả tháng 5 tháng 11 năm 2017 và tháng 6 năm 2019, ETH đã test vùng 360 đô la này. Điều này có thể gợi ý rằng một breakout tương tự trên nó có thể xảy ra trong đợt tăng giá sắp tới của Ethereum. Tại sao ông lại nghĩ như vậy? Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu các biểu đồ của ETH để làm rõ điều này.
Khu vực kháng cự của Ethereum
Nhìn vào biểu đồ Ethereum hàng tuần, chúng ta có thể thấy rằng khu vực 360 đô la đóng vai trò là mức kháng cự trong suốt từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2017. Sau đó, nó đã hỗ trợ giá vào tháng 4 năm 2018 – trước khi ETH bị breakdown qua vùng này.
Cuối cùng, khu vực này cũng đóng vai trò là ngưỡng kháng cự vào ngày 27 tháng 6, đây là mức giá cao nhất năm 2019 của ETH.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa hai phong trào này.
Trong suốt phong trào năm 2017, ETH đã được hỗ trợ bởi một đường trendline tăng dần cho đến khi nó bùng nỗ vào tháng 11 năm 2017. Ngược lại, trong phong trào năm 2019, đường trendline tăng dần này chỉ tồn tại được vài tháng trước khi nó bị breakdown qua. Sau đó, ETH quay lại xác nhận nó là đường kháng cự trước khi đi xuống. Đây là một hiện tượng phổ biến sau khi một ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự nào đó bị phá vỡ và điều này chỉ ra rằng giá ETH có thể sẽ giảm sâu hơn nữa.
Nhìn vào biểu đồ hàng ngày, chúng ta có thể thấy rằng giá Ethereum đang giao dịch bên trong một mô hình cái nêm giảm dần, và nó đang nhanh chóng tiến đến cuối mô hình này.
Chúng ta cũng có thể thấy rằng một hiện tượng Death Cross đã xảy ra khi đường MA100 ngày đã cắt xuống đường MA200 ngày, biểu thị rằng giá ETH có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Do đó, chúng ta có thể dự đoán một kịch bản rằng giá ETH sẽ chạy xuống cuối mô hình cái nêm, rồi sau đó nó sẽ chuyển động tăng trở lại.
Giá ETH hôm nay. Nguồn: Coinmarketcap
Tóm lược
Vì vậy, một phác thảo rất sơ bộ về cách chuyển động của giá Ether được đưa ra dưới đây:
- Giá Ethereum sẽ tăng trở lại sau khi nó có thể giảm xuống 150 đô la.
- Sau khi tăng trở lại, nó sẽ tạo ra một dòng hỗ trợ tăng dần khác tương tự như năm 2017 – nhưng ít dốc hơn.
- Cuối cùng, nó sẽ thoát ra khỏi vùng kháng cự và bắt đầu tăng nhanh hơn.
Tuy nhiên các giai đoạn cả thị trường sẽ khác nhau về tin tức, cảm xúc và tâm lý của các nhà đầu tư. Nhưng chúng tôi vẫn mong rằng một kịch bản tương tự sẽ đến với ETH trong thời gian tới.
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Hợp đồng tương lai Ethereum: Công cụ phái sinh ‘khủng’ tiếp theo sắp khuấy động thị trường?
- Kỷ lục mới cho tổng giá trị khóa trong DeFi (tính bằng ETH) đã được thiết lập
SN_Nour
Tạp chí Bitcoin | Beincrypto