Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), hiện đang quản lý khối tài sản trị giá 4,6 tỷ USD, đã tham gia mạng lưới RippleNet với tư cách là “đối tác chiến lược”, theo một bài đăng trên LinkedIn của ông Nguyễn Hữu Phong, người đứng đầu bộ phận fintech và quản lý dự án.
Hành trình 10 tháng
Ông Phong nói rằng công nghệ của Ripple sẽ giúp cắt giảm chi phí thanh toán và chuyển tiền xuyên biên giới, đồng thời tăng tốc độ và tính minh bạch của chúng.
OCB đã phải biến đổi các nguồn lực của mình và “tích cực” khám phá các trường hợp sử dụng kinh doanh mới trong 10 tháng trước khi trở thành một phần của RippleNet.
Ông bày tỏ lòng biết ơn đối với các giám đốc bán hàng của Ripple có trụ sở tại Singapore, Benoit Gaudiliere và Fiona Murray và các thành viên khác trong nhóm đã cam kết hợp tác với họ:
“Hy vọng rằng chúng ta có thể cùng nhau cung cấp dịch vụ ấn tượng hơn cho người tiêu dùng Việt Nam với công nghệ tài chính tiên tiến.”
OCB, có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào với mạng lưới hơn 130 chi nhánh phủ khắp Việt Nam. Ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ cho vay cho khách hàng bán lẻ cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vào tháng 1, Ngân hàng Aozora của Nhật Bản đã thông báo việc mua lại 15% cổ phần của OCB và đã được hoàn tất vào tháng 4.
Năm ngoái, Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên tham gia vào RippleNet. Nó đã ra mắt dịch vụ chuyển tiền từ Nhật Bản về Việt Nam cùng với SBI Ripple Asia vào tháng 11 năm 2019. Hơn 330.000 cư dân Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản và con số của họ tiếp tục tăng.
- Ngân hàng Tiền Phong (TPBank) kết nối với RippleNet để thúc đẩy thanh toán giữa Việt Nam và Nhật Bản
- SBI trở thành đối tác chuyển tiền hàng đầu của Ripple, cung cấp dịch vụ cho Việt Nam, Thái Lan và các quốc gia khác
Annie
Theo U.today