Những quốc gia đối địch với Hoa Kỳ là Venezuela, Iran, Nga và Trung Quốc đang thử nghiệm công nghệ tiền điện tử nhằm giúp nền kinh tế của họ miễn nhiễm với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ Mặt trận Dân chủ Quốc phòng (FDD) đã cho thấy danh sách những dự tính mà các quốc gia bất hảo này sẵn sàng thực hiện để biến giấc mơ thành hiện thực.
FDD đã nêu trong nghiên cứu:
“Trong nhiều thập kỷ qua, các đối thủ của Hoa Kỳ đã cố gắng trốn tránh và ngầm phá hoại sức mạnh của cường quốc này, nhưng không thể tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế quan trọng mà không dính líu đến hệ thống tài chính toàn cầu của nó. Tuy nhiên, hiện đã có nhiều giải pháp khác được đặt ra”.
Vũ khí hóa tiền điện tử để chống lại áp lực kinh tế Hoa Kỳ
Iran, Venezuela, Nga và Trung Quốc là bốn quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của Hoa Kỳ hoặc liên tục có nguy cơ bị Hoa Kỳ trừng phạt. Để tránh né “các lệnh trừng phạt đơn thuần” và phát triển các hệ thống thanh toán thương mại toàn cầu mà không bị Hoa Kỳ ảnh hưởng, công nghệ blockchain và tiền điện tử là giải pháp được đặt ra.
Theo FDD, Trung Quốc, Iran và Venezuela hiện cũng đang tự phát triển đồng tiền điện tử của riêng mình. Đồng thời, họ cũng hạn chế quyền truy cập vào các loại tiền điện tử công khai hiện đang có sẵn trên thị trường.
“Nga, Iran và Venezuela đã khởi xướng các thí nghiệm công nghệ blockchain và các nhà lãnh đạo của họ coi đây là công cụ để chống trả lại sức mạnh thể chế tài chính của Hoa Kỳ và tăng khả năng phản kháng lệnh trừng phạt. Các nhà nghiên cứu tuyên bố, Trung Quốc cũng cảnh giác với sức mạnh tài chính của Hoa Kỳ và mối đe dọa trừng phạt chưa từng có đối với các quan chức Trung Quốc”, các nhà nghiên cứu cho hay.
Vụ bê bối về blockchain của Venezuela là một bài học
Nhưng những nỗ lực cũng phần nào gặt hái được thành công.
Vì chính phủ của Nicolas Maduro không thể xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và kỹ thuật cho tiền điện tử do nhà nước Venezuela hỗ trợ, Petro trở nên vô ích đối với cả công dân Nam Mỹ và các đối tác thương mại, FDD tranh luận.
Thay vào đó, các nhà nghiên cứu coi Petro là một “nỗ lực tuyên truyền hơn là một thành tựu kỹ thuật hoặc tài chính”.
Tuy nhiên, trường hợp về tiền điện tử được chính phủ Venezuela hỗ trợ sẽ là bài học cho những kẻ đối nghịch khác của Hoa Kỳ đang muốn phát triển loại tiền kỹ thuật số của riêng họ. Nghiên cứu chỉ ra rằng:
“Quá trình triển khai petro kém hiệu quả đã không cung cấp một phương tiện nào để tuyên truyền chế độ so với mọi tiện ích kỹ thuật hoặc kinh tế. Chưa hết, Iran, Nga và thậm chí cả Trung Quốc có khả năng sẽ học hỏi những sai lầm của Venezuela”.
Tiền điện tử khu vực của Nga
Trong khi Venezuela đã thất bại với dự án tiền điện tử của riêng mình thì ba quốc gia còn lại đang nỗ lực tạo ra các nền kinh tế phụ thuộc vào tiền điện tử và blockchain của riêng họ.
Theo FDD, Nga tìm cách giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt bằng cách tập trung vào công nghệ blockchain và xem nó là một mục tiêu kinh tế cũng như chứng khoán quốc gia dài hạn.
Với mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư thoát khỏi sự kìm kẹp của Hoa Kỳ, các tổ chức tài chính Nga đang điều hành nhiều blockchain. Bộ Tài chính của đất nước cũng đang lên kế hoạch phát triển một loại tiền điện tử trong khu vực với các thành viên khác của Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU).
Giải pháp thay thế Swift của Iran
FDD tuyên bố, khi Iran bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt, cụ thể là đưa xuất khẩu dầu thô của nước này xuống mức thấp lịch sử, chính phủ Iran đang tìm cách thay thế Swift.
Theo nghiên cứu, Iran đang đầu tư mạnh vào phát triển blockchain với kế hoạch tạo ra một loại tiền điện tử quốc gia, được sử dụng để thanh toán giao dịch trong nước.
Startup Kuknos hiện đang vận hành một loại tiền điện tử khác tại Iran. Tổ chức này tìm cách phát triển tiền kỹ thuật số được hỗ trợ bằng vàng có tên là Peyman. Bốn ngân hàng của Iran sẽ sử dụng nó để token hóa tài sản trong thế giới fiat.
Nghiên cứu blockchain của Trung Quốc
Nhằm mục đích lật đổ vai trò tiền tệ dự trữ toàn cầu của Đô la Mỹ và “thay thế” Hoa Kỳ trong hệ thống tài chính toàn cầu, Trung Quốc dành phần lớn nguồn lực cho nghiên cứu blockchain cũng như phát triển một loại tiền điện tử do nhà nước hậu thuẫn.
“Trong tất cả các đối thủ của Hoa Kỳ, Trung Quốc có vị thế tốt nhất để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ tiền kỹ thuật số dựa trên blockchain để có thể cạnh tranh với hệ thống tài chính dựa trên đồng Đô la”.
Ngoài việc phát triển tiền điện tử do nhà nước hậu thuẫn, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và chính quyền Trung Quốc đang nghiên cứu sử dụng blockchain cho các dự án tín dụng, tài chính, bất động sản cũng như thiết lập nền tảng giao dịch chứng khoán dựa trên blockchain.
Mỹ phải dẫn đầu trong ‘cuộc đua tiền điện’
Theo các nhà nghiên cứu, trước tình hình Venezuela, Iran, Nga và Trung Quốc xây dựng “các biện pháp chống trả bằng giao dịch blockchain”, Hoa Kỳ phải chiến thắng cuộc đua tiền điện tử quốc tế.
Họ nói rằng Hoa Kỳ cần đảm bảo các dự án blockchain được phát triển theo cách thức “mở rộng tính minh bạch, sự tự do và thịnh vượng của thế kỷ trước”. Nghiên cứu cũng đề cập đến giải pháp:
“Để tiến về phía trước, ngoài việc xem xét các mối đe dọa phát sinh từ nhiều loại fintech khác nhau thì phải suy nghĩ sáng tạo hơn về việc hệ thống tài chính toàn cầu nên thích ứng với thay đổi công nghệ”.
- Tổng thống Trump đe dọa về “ngày tàn của Iran”, người dân đổ xô mua Bitcoin
- Sự đàn áp khai thác tiền điện tử bất hợp pháp của Trung Quốc có thể kích hoạt một đợt phục hồi giá Bitcoin
Thùy Trang
Tạp Chí Bitcoin | CCN