Kenny Li, nhà đồng sáng lập của Manta Pacific, cho biết trong số 44 blockchain Ethereum layer-2 đang hoạt động hiện nay, “chỉ một số ít” sẽ còn tồn tại sau 5 năm nữa.
Theo dữ liệu từ L2Beat, hiện có tổng cộng 44 mạng lưới Ethereum Layer-2 đang hoạt động, với tổng giá trị tài sản bị khóa (TVL) là 36,92 tỷ USD, trong đó Arbitrum (ARB) đứng ở vị trí đầu tiên với 14,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, Li, giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Manta Pacific, tuyên bố rằng tương lai chỉ mở đường cho các blockchain “mô-đun” như Manta, Celestia và Cosmos.
Nhận định trên đã vấp phải nhiều chỉ trích khi cho rằng thuật ngữ này chỉ đơn giản là một “chiêu trò marketing” và sự thành công của mạng lưới không liên quan gì đến cách tiếp cận phát triển và khả năng mở rộng.
Những kẻ hủy diệt BTC và ETH
Trong cuộc phỏng vấn, Li lập luận rằng, làn sóng layer-2 mới trên mạng lưới Ethereum đang đi theo con đường giống như các “fork” của Bitcoin và Ethereum trong quá khứ, không có cái nào trong số đó “tồn tại”.
Có 44 Ethereum layer-2 đang hoạt động với tổng TVL là 36 tỷ USD | Nguồn: L2Beat
Li giải thích: “Tất cả các fork Bitcoin như Bitcoin Cash và BSV, chúng đều sử dụng công nghệ hiện có. Các dự án này với mong muốn “thực hiện những thay đổi nhỏ” để tạo ra thứ gì đó ‘tốt hơn Bitcoin’. Nhưng cho đến năm 2024, không có cộng đồng fork Bitcoin nào có thể so sánh được với Bitcoin ban đầu”.
Li nói thêm rằng, điều tương tự cũng xảy ra với Ethereum vào năm 2016 khi các mạng lưới mới như EOS và NEO tự coi mình là “kẻ huỷ diệt Ethereum” bằng cách cung cấp các môi trường EVM và VM thay thế, cố gắng thực hiện các chỉnh sửa nhỏ cho hệ sinh thái Ethereum hiện có.
Theo quan điểm của Li, vấn đề trọng tâm với tất cả các “fork” Bitcoin và Ethereum là chúng đều được xây dựng “nguyên khối”, nghĩa là chúng không cho phép tích hợp nhanh chóng và áp dụng công nghệ mới theo thời gian.
“Tất cả đều được xây dựng nguyên khối và đến năm 2024, Ethereum vẫn là người chơi thống trị. Liệu chúng ta có thấy nhiều L2 trong 5 năm tới không? Câu trả lời là chỉ có một số ít sẽ sống sót”.
Blockchain mô-đun là mạng lưới phân tách các nhiệm vụ chính của chúng thành từng phần như thực thi, giải quyết, đồng thuận và dử dụng dữ liệu sẵn có của các blockchain bên ngoài để đảm nhận công việc, mang lại tính linh hoạt trong thiết kế cao hơn.
Ngược lại, các blockchain nguyên khối ưu tiên kiến trúc một hệ thống, xử lý tất cả các tác vụ trong một layer duy nhất của mạng lưới.
Tuy nhiên, một số người không thấy có lý do gì để tranh luận về “mô-đun và nguyên khối”.
Tất cả chỉ là ‘chiêu trò marketing’
Austin Federa, giám đốc chiến lược tại Solana Foundation, đã mô tả cuộc tranh luận xung quanh hai thuật ngữ này như “chiêu trò marketing” do Celestia giới thiệu.
Trong khi nhiều người hiểu kiến trúc “mô-đun” của Ethereum, dựa vào Layer-2 để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể, trái ngược với bản chất “nguyên khối” của các mạng lưới có thông lượng cao hơn khác như Solana hoặc Avalanche, Federa không đồng ý với việc sử dụng thuật ngữ này.
Federa cho biết: “Chúng ta phải nhớ rằng cuộc tranh luận về mô-đun và nguyên khối đều chỉ là một chiêu trò marketing. Celestia đã tạo ra sự khác biệt giữa mô-đun và nguyên khối”.
Li tuyên bố rằng, Manta, ra mắt vào ngày 18 tháng 1, có thể được mô tả là mạng lưới mô-đun layer-2 “đầu tiên và lớn nhất” trên Ethereum, vì nó sử dụng OP stack của Optimism và Celestia để cung cấp dữ liệu (mặc dù nhà đồng sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin, nói rằng điều đó làm cho nó trở thành “validium” chứ không phải là L2 chính hãng).
Tại thời điểm hiện tại, Manta là mạng lưới layer-2 lớn thứ tư tính theo TVL, gần đây nó đã bị Blast vượt mặt.
Manta Pacific là Ethereum Layer-2 lớn thứ tư tính theo TVL | Nguồn: L2Beat
“Chúng tôi không xây dựng theo cách nguyên khối. Chúng tôi chưa tự mình xây dựng bất cứ thứ gì về mặt kiến trúc cốt lõi”, Li giải thích.
“Chúng tôi đang thực hiện một cách tiếp cận rất mô-đun, điều đó có nghĩa là về cơ bản là mạng lưới có thể tích hợp và vận hành các công nghệ khác nhau tại các thời điểm khác nhau, để tiếp tục thích ứng với những nhu cầu đang thay đổi”.
Tuy nhiên, Federa lập luận rằng, không cần thiết phải phân biệt giữa hai cách tiếp cận.
“Sự thật là không có cái gọi là hệ thống mô-đun cũng như hệ thống nguyên khối”.
Federa giải thích rằng mạng lưới nguyên khối chỉ đơn giản là một blockchain “tích hợp” trong đó các nhiệm vụ được xử lý trong một layer duy nhất, trong khi “mô-đun” hoặc “phân mảnh” sẽ hoàn thành các chức năng giống nhau trên nhiều layer và không thực sự đóng góp đáng kể vào sự thành công hoặc kết quả của một mạng lưới nhất định.
“Tất cả chỉ là thuật ngữ marketing để vẽ nên câu chuyện thu hút sự chú ý của mọi người. Những hệ thống này không hề xung đột với nhau. Chúng chỉ là những lựa chọn kiến trúc phần mềm khác nhau và không có nhiều điểm quá khác biệt về kết quả hoạt động”.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Liệu ETH có thể vượt qua mức 4.800 đô la trong chu kỳ này không?
- Michael Saylor: Các quỹ Bitcoin ETF đang bắt đầu cạnh tranh với S&P 500
- Bitcoin layer-2 thu hút 2,7 tỷ USD tiền gửi DeFi với các chiến dịch point
Việt Cường
Theo Cointelegraph