Pi Network đang quá phụ thuộc vào Việt Nam – Rủi ro pháp lý và mất kiểm soát cận kề

Updated: 22/05/2025 at 20:00

Pi Network đang đối mặt với thách thức lớn khi gần một nửa tổng số node của mạng này tập trung tại Việt Nam. Sự tập trung cao độ này, cộng thêm việc các quy định về tiền điện tử tại Việt Nam đang ngày càng siết chặt, đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về mức độ phi tập trung và tính ổn định dài hạn của dự án.

Ngoài ra, việc đội ngũ phát triển nắm giữ phần lớn nguồn cung Pi Coin (PI) càng làm gia tăng mối quan ngại từ cộng đồng.

Tương lai của Pi Network liệu có đang bị đe dọa?

Theo dữ liệu từ PiScan, Việt Nam hiện đang là nơi đặt 154 trong tổng số 319 node toàn cầu của Pi Network, chiếm đến 48,2%. Tại thời điểm cập nhật, trong số 76 node đang kết nối, 33 node đến từ Việt Nam, tiếp tục cho thấy mức độ chi phối lớn của quốc gia này đối với hệ thống mạng lưới.

Biểu đồ tổng số node của Pi Network tại Việt Nam | Nguồn: PiScan

Đáng lưu ý, Pi Network hiện chỉ có hai node xác thực (validator), và cả hai đều thuộc sở hữu của đội ngũ phát triển – một vấn đề nghiêm trọng về tính tập trung, khiến nhiều người đặt dấu hỏi về tính minh bạch và toàn vẹn của mạng lưới.

Thêm vào đó, sự tập trung về mặt địa lý của các watcher node tại Việt Nam cũng làm dấy lên mối lo về tính công bằng và phi tập trung thực sự, khi người dùng từ một quốc gia có thể nắm quyền kiểm soát quá lớn đối với hoạt động của toàn mạng.

Khung pháp lý tại Việt Nam làm tình hình thêm phức tạp. Theo quy định hiện hành, các loại tiền mã hóa như Pi Coin không được công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Các cơ quan chức năng cũng đã cảnh báo rằng người dùng Pi Coin để thanh toán có thể bị xử phạt.

“Mọi cá nhân hoặc tổ chức sử dụng tiền mã hóa, bao gồm Pi Coin, để thực hiện giao dịch thanh toán sẽ bị xử phạt theo Điều 26, Khoản 6 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điểm d, Khoản 15, Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP (mức phạt từ 50 đến 100 triệu đồng) hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 206”, cơ quan chức năng nhấn mạnh trong thông báo vào tháng 3.

Không dừng lại ở đó, chính quyền Việt Nam đã từng cảnh báo người dân về các rủi ro tiềm ẩn của Pi Network, thậm chí vào năm 2023 đã tiến hành điều tra dự án vì nghi ngờ mô hình kinh doanh không minh bạch.

Bộ Tài chính Việt Nam cũng đã đề xuất một khung quản lý mới nhằm siết chặt hoạt động tiền điện tử, trong đó bao gồm quy định chỉ cho phép các tổ chức được cấp phép mới được lưu ký tiền mã hóa. Nếu được thông qua, chính sách này có thể ảnh hưởng đến hoạt động khai thác Pi tại quốc gia này, qua đó gây ra bất ổn cho hạ tầng vận hành của toàn bộ mạng lưới.

Bên cạnh vấn đề địa lý và pháp lý, cấu trúc phân bổ token của Pi Network cũng khiến nhiều người lo ngại. Dữ liệu từ PiScan cho thấy các ví thuộc sở hữu của Pi Foundation đang nắm giữ hơn 60,7 tỷ Pi, tức hơn 60% trong tổng cung tối đa 100 tỷ Pi.

Biểu đồ phân bổ nguồn cung Pi Coin | Nguồn: PiScan

Tình trạng này càng làm suy giảm niềm tin của cộng đồng và đi ngược lại tinh thần phi tập trung mà tiền điện tử hướng tới.

“Chừng nào đội ngũ còn nắm giữ lượng coin khổng lồ như thế, thì mạng lưới này không bao giờ thực sự phi tập trung”, một người dùng bình luận trên Reddit.

Chưa dừng lại, theo một báo cáo gần đây, một thành viên của Pi Network – hay còn được gọi là Pioneer – còn cáo buộc rằng đội ngũ phát triển đang âm thầm bán coin nội bộ, làm suy giảm lòng tin của cộng đồng.

Đối với một dự án tự quảng bá là hệ sinh thái “do người dùng làm chủ và phi tập trung”, thì việc giải quyết những lỗ hổng về cấu trúc như hiện tại là điều bắt buộc nếu muốn giữ vững uy tín và đảm bảo sự ổn định lâu dài.

Justin

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Vào lúc 09 giờ ngày 9/7 (theo giờ Việt Nam), thị trường crypto của Mỹ sẽ là trọng tâm duy nhất trong phiên điều trần đầu tiên của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện. Các nhà lập pháp và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ cùng xem xét cách thức vận... ...

Vào cuối tháng 6, funding rate của hợp đồng tương lai vĩnh viễn Bitcoin (BTC) bất ngờ chuyển sang vùng âm, đúng thời điểm giá giao ngay của BTC tăng vọt từ dưới $100.000 lên ngưỡng $108.000. Sự phân kỳ bất thường giữa giá và funding rate này từng là... ...

Chênh lệch giá Bitcoin trên Coinbase (Coinbase Premium) – một chỉ báo quan trọng về nhu cầu từ các tổ chức Mỹ – đã tăng lên mức cao nhất trong một tuần. Diễn biến này làm dấy lên suy đoán các “tay chơi lớn” đang tiếp tục tích lũy. Coinbase... ...

Trong khi các thị trường tài chính toàn cầu vẫn phải vật lộn với sự không chắc chắn và biến động, Bitcoin – đồng tiền điện tử dẫn đầu – dường như đang sẵn sàng mở ra một chương mới đầy triển vọng. Các chuyên gia và nhà phân tích... ...

Sau nhiều năm chờ đợi, Hoa Kỳ đang trên đà phê duyệt quỹ Solana ETF giao ngay đầu tiên trong lịch sử và lần này có một điểm đặc biệt: ETF sẽ bao gồm cả phần thưởng staking. Đây không chỉ là một sản phẩm tài chính dành cho các... ...

Injective (INJ) ghi nhận mức tăng 11,7% vào thứ Năm, tiếp nối đà tăng 11,5% trong ngày hôm trước sau khi Testnet của Injective Protocol chính thức hoạt động. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh thông tin về cổ phiếu token hóa đang được chú ý mạnh mẽ,... ...

Sức hấp dẫn của Solana (SOL) đối với các tổ chức tài chính đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, khi dữ liệu gần đây cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong cả quỹ ETF staking và thị trường hợp đồng tương lai Solana CME. Điều này không... ...

Bitcoin có thể đang trên đà hướng tới mốc 170.000 đô la khi thanh khoản toàn cầu (được đo lường bằng nguồn cung tiền M2) chạm mức kỷ lục mới 55,48 nghìn tỷ đô la vào ngày 2/7. Bitcoin thường đi theo xu hướng bứt phá của chỉ số M2... ...

Memecoin BONK trên nền tảng Solana ghi nhận mức tăng giá ấn tượng nhất trong ngày, vọt lên 21,5% chỉ trong 24 giờ qua. Đà tăng mạnh mẽ này diễn ra trong bối cảnh thị trường crypto nói chung đang trên đà phục hồi. Tuy nhiên, động lực chính thúc... ...

Thượng viện Mỹ đã thông qua “One Big Beautiful Bill” của Tổng thống Donald Trump vào thứ 3, đưa dự luật tiến thêm một bước gần hơn đến việc trở thành luật. Đề xuất tăng trần nợ thêm 5.000 tỷ đô la đã gây ra nhiều tranh cãi và nhiều... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode