Trang chủ Tin tức Polkadot (DOT) Polkadot (DOT) có thể trở thành blockchain 3.0 bằng cách nào?

Polkadot (DOT) có thể trở thành blockchain 3.0 bằng cách nào?

Một trong những vấn đề lớn nhất của blockchain là thiếu khả năng tương tác. Trong đó, người dùng trên một blockchain không thể hoặc bị hạn chế thực hiện giao dịch, chuyển dữ liệu với blockchain khác.

Giống như ARPANET đã trở thành internet mà chúng ta biết ngày nay với sự phát triển của TCP/IP, một số dự án hướng tới mục tiêu là công nghệ kết nối giúp toàn bộ hệ sinh thái blockchain có trải nghiệm liền mạch.

Polkadot là một ví dụ điển hình.

Gavin Wood là đồng sáng lập nổi tiếng nhất của nền tảng, cũng là đồng sáng lập Ethereum và là tác giả của yellow paper (một phiên bản kỹ thuật hơn của whitepaper).

Vì dự án đã chính thức ra mắt phiên đấu giá vị trí parachain đầu tiên được nhiều người mong đợi (gọi tắt là đấu giá parachain) vào ngày 12/11 nên bây giờ là thời điểm tuyệt vời để tìm hiểu mục tiêu của họ là gì và thực hiện mục tiêu đó bằng cách nào.

Các dữ liệu cơ bản hiện tại của Polkadot (kể từ tháng 11/2021) | Nguồn: Footprint Analytics

Biểu đồ giá DOT theo ngày | Nguồn: Footprint Analytics

Giới thiệu về Polkadot

Polkadot chào đời vào năm 2015, được định vị là một giao thức blockchain thế hệ tiếp theo có khả năng kết nối nhiều mạng blockchain chuyên dụng thành một mạng chung, cho phép chúng hoạt động liền mạch trên quy mô lớn.

Nó là một blockchain có thể bao gồm nhiều chuỗi và sử dụng hệ thống đa chuỗi không đồng nhất có thể mở rộng.

Polkadot cố gắng giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng, tốc độ và chi phí bằng cách cho phép thực hiện nhiều blockchain được cá nhân hóa, khả năng tương tác và nâng cấp giữa các chuỗi cũng như khả năng tự quản của chuỗi. Ngoài việc hỗ trợ chuyển token, Polkadot cũng hỗ trợ trao đổi dữ liệu giữa các chuỗi khác nhau.

Polkadot có 3 cơ sở hạ tầng mạng chính:

– Relay Chain: Được gọi là chuỗi chính của Polkadot, chịu trách nhiệm về bảo mật chia sẻ trên mạng, đồng thuận và khả năng tương tác chuỗi chéo, có thể được coi như một ổ cắm có 100 khe cắm.

– Parachain: Xử lý các hoạt động dữ liệu và thông tin giao dịch, được coi là nhiều thiết bị khác nhau kết nối với ổ cắm. Parachain cho phép mở rộng blockchain và giải quyết các vấn đề về hiệu suất của blockchain.

– Cầu nối: Kết nối các parachain, parathread và cho phép giao tiếp với các mạng bên ngoài như Ethereum và Bitcoin.

Polkadot được tạo ra để giải quyết vấn đề tương tác của các chuỗi giá trị riêng biệt trên Ethereum, tương tự như cầu nối xuyên chuỗi.

Phân biệt Polkadot và Ethereum

Về cơ bản, Blockchain 1.0 cung cấp sức mạnh tính toán cho việc lập sổ cái phi tập trung, nhưng không có hệ sinh thái nào, chỉ Bitcoin thuộc loại này.

Sau đó, Blockchain 2.0 xuất hiện khi Ethereum giới thiệu các thuộc tính có thể lập trình và hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, đã phát sinh nhiều vấn đề như tắc nghẽn và phí giao dịch cao.

Để giải quyết những vấn đề này và khám phá khả năng mới, các dự án Blockchain 3.0 hiện đang bùng nổ, bao gồm Ethereum 2.0, Layer2 Rollups và nhiều hệ sinh thái khác.

Các dự án về khả năng tương tác nhận ra rằng blockchain không phải là một game có tổng bằng 0 và việc kết nối các chuỗi, dự án đang phát triển này là điều không thể tránh khỏi. Gavin Wood đã thiết lập Polkadot để tạo ra một giao thức cốt lõi quan trọng giúp nhiều blockchain khác nhau có thể tương tác, đồng thời giải quyết vấn đề tắc nghẽn mạng của Ethereum.

Vậy, Polkadot và Ethereum khác nhau như thế nào về mặt kỹ thuật?

– Sharding: Ethereum 2.0 sẽ có 64 chuỗi sharding vào năm 2022 với cùng một chức năng chuyển đổi (STF) trong khi Polkadot sử dụng sharding không đồng nhất hoặc STF duy nhất trong đó mỗi parachain có thể được tùy chỉnh và tối ưu hóa cho từng trường hợp, chạy song song thay vì cùng lúc trên tất cả shard.

– Nâng cấp: Ethereum 2.0 sử dụng quy trình hard fork thông thường (tức là các phiên bản cũ và mới không tương thích), trong khi Polkadot sử dụng siêu giao thức Wasm (WebAssembly) và trở thành blockchain đầu tiên thực hiện nâng cấp chuỗi mà không cần hard fork.

– Cơ chế quản trị: Ethereum 1.0 chủ yếu dựa vào quản trị off-chain, trong khi việc phát triển mạng Polkadot là quyết định của holder DOT, với phạm vi tổng thể được tinh giảm so với cơ chế quản trị của Ethereum.

– Cơ chế đồng thuận: Để tăng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, Ethereum 1.0 sử dụng cơ chế PoW và hiện đang chuyển sang PoS cho Ethereum 2.0, đòi hỏi nhiều sức mạnh tính toán cũng như tài nguyên nhưng không phải là người thay đổi cuộc chơi. Polkadot sử dụng cơ chế NPoS (Nominated Proof of Stake) để chọn trình xác thực từ một tập hợp nhỏ hơn, vì vậy rẻ hơn và hiệu quả hơn so với Ethereum.

Hệ sinh thái hiện tại của Polkadot

Polkadot

Biểu đồ giá DOT | Nguồn: Footprint Analytics

Quan sát xu hướng giá DOT, Polkadot đã rất “hot” vào đầu tháng 8 khi các cuộc đấu giá vị trí parachain ra mắt, yêu cầu cam kết lượng lớn DOT. Điều này đã thúc đẩy mở rộng hệ sinh thái Polkadot. Theo thống kê của Polkaproject, hiện có hơn 510 dự án trong các danh mục bao gồm cơ sở hạ tầng, ví, stablecoin, DApp,…

Một số dự án phổ biến nhất là Kusama, Acala, Moonriver, Phala Network và Parallel Finance.

Kusama: Mạng thử nghiệm của Polkadot

Kusama được biết đến như một mạng “chim hoàng yến” hay mạng thử nghiệm trước khi Polkadot đi vào hoạt động. Nó giống như một phiên bản Polkadot ban đầu, chưa được kiểm toán và chưa được phê duyệt. Kusama được thiết kế để thử nghiệm Polkadot và gần đúng với môi trường Polkadot thực nhằm đảm bảo tính bảo mật của mạng Polkadot.

Polkadot

Tổng giá trị bị khóa trên Kusama | Nguồn: Footprint Analytics

Polkadot

Vốn hóa thị trường của Kusama | Nguồn: Footprint Analytics

Theo Footprint Analytics, tổng giá trị bị khóa (TVL) của Kusama đã tăng từ 580.000 đô la lên 2,03 triệu đô la vào ngày 22/9, tăng 250% trong một ngày. Hiện tại, TVL vẫn trên 3 triệu đô la. Sự tăng trưởng của Kusama liên quan rất nhiều đến sự phát triển của hệ sinh thái Polkadot, trong đó các tương tác thông tin chuỗi chéo không đồng nhất đang ngày càng trở nên phổ biến.

Kusama đóng vai trò là nơi thử nghiệm để những người tham gia có thể xây dựng và triển khai parachain trong mạng Kusama hoặc thử nghiệm các chức năng quản trị, cam kết tài sản và xác thực của Polkadot.

Nó cho phép những người tham gia mạng Polkadot trong tương lai được thực hành trước. Các dự án mới trên Polkadot thường lo sợ những rủi ro chưa xác định nên họ rất hoan nghênh việc thử nghiệm giao thức và môi trường hoạt động trên mạng Kusama.

Điều kiện độc đáo của Polkadot dành cho các cuộc đấu giá vị trí parachain

Giá token DOT của Polkadot đã phá vỡ mức cao mới sau khi phiên đấu giá parachain chính thức ra mắt vào ngày 12/11.

Tại sao phải đấu giá vị trí parachain?

Parachain cho phép cả mạng Bitcoin và Ethereum liên kết các tương tác thông tin xuyên chuỗi thông qua relay chain, vì vậy bất kỳ ai muốn tham gia đấu giá đều có thể tiếp cận các parachain.

Mục tiêu hiện tại của Polkadot là hỗ trợ 100 vị trí parachain và sẽ mất một thời gian trước khi những parachain này xuất hiện trên mainnet của Polkadot.

Do số lượng parachain có hạn, chỉ những dự án có số lượng lớn DOT mới có thể truy cập dịch vụ để giao tiếp với nhiều blockchain khác.

Lưu ý rằng Polkadot sử dụng phương thức đấu giá nến, trong đó ban tổ chức mở cuộc đấu giá trong một khoảng thời gian nhất định và người chiến thắng là người có giá thầu cao nhất ngay trước khi nến tắt. Tuy nhiên, cơ chế ngẫu nhiên của phiên đấu giá này có thể mang lại doanh thu thấp khi nến tắt ngay sau lần chào bán đầu tiên.

Polkadot sẽ khóa tiền của người chiến thắng cuối cùng trong cuộc đấu giá vị trí parachain cho đến khi kết thúc thời gian sử dụng vị trí và số tiền sẽ được trả lại cho người đó, thường là nhiều năm.

Ưu và khuyết điểm của Polkadot

Ưu điểm

– Các trung tâm để tương tác dữ liệu giữa nhiều blockchain có các đặc điểm khác nhau.

– Tăng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và chi phí.

– Có mạng thử nghiệm để kiểm tra các dự án trước.

Khuyết điểm

– Thời gian khóa dài đối với các khoản tiền trong các cuộc đấu giá parachain.

– Thiếu stablecoin: Sự ra đời của stablecoin là một yếu tố quan trọng trong việc xác định sự thành công của tất cả các hệ sinh thái blockchain, bao gồm cả Polkadot, được tạo ra bằng cách sử dụng tài sản thế chấp hoặc được giới thiệu trên các chuỗi.

Polkadot đi vào hoạt động đã được 6 năm kể từ năm 2015 và quá trình phát triển hệ sinh thái chậm hơn so với các blockchain khác như Solana.

Hệ sinh thái Polkadot cũng sẽ cần thêm nhiều dự án gốc và chuỗi chéo tham gia để hiện thực hóa tầm nhìn “vận hành các dự án xuyên chuỗi một cách liền mạch và hiệu quả trên quy mô lớn”.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Minh Anh

Theo Cryptoslate

MỚI CẬP NHẬT

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...

Stablecoin RLUSD của Ripple Labs là gì?

RLUSD là một loại stablecoin được phát triển bởi Ripple Labs, tổ chức đứng sau XRP. Với mục tiêu tạo ra một loại tiền...

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...

4 sự kiện kinh tế quan trọng có thể định hình giá trị của...

Khi năm 2024 đang dần khép lại, cộng đồng đam mê Bitcoin không khỏi xôn xao suy đoán về tương lai của đồng tiền...
Wall Street Pepe presale xuất sắc huy động vượt 33,5 triệu USD

Dogecoin và Pepe phục hồi mạnh mẽ, Wall Street Pepe presale xuất sắc huy...

Sau cú sụt giảm mạnh khiến toàn bộ thị trường điêu đứng, Bitcoin đã ngay lập tức phục hồi ấn tượng, tăng 3,9% và...

Tin vắn Crypto 22/12: Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng giá...

Từ nhận định Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn parabol của chu kỳ thị trường hiện tại đến Spacecoin XYZ đã phóng...
doge-giam-gia

Dogecoin lao dốc 30% từ đỉnh, đối mặt nguy cơ tụt dưới mốc $0,20

Giá Dogecoin (DOGE) giảm hơn 30% so với mức cao nhất năm là $0,48 vào đầu tháng này. Sự sụt giảm được liên kết...

Nhiều Bitcoin “ngủ đông” đang dần hồi sinh và được chuyển đến ví mới

Trong suốt bốn ngày qua, giá Bitcoin liên tục thoái lui khỏi mức đỉnh kỷ lục 108.000 USD, chứng kiến giá trị giảm hơn...

Doanh số NFT tăng 32% trong tuần đạt 304 triệu đô la

Tuần trước, doanh số bán NFT dựa trên Ethereum đã ghi nhận mức tăng mạnh, đẩy tổng khối lượng giao dịch NFT kỹ thuật...

Altcoin tăng 20.000% và 9 token khác đang dẫn đầu về hoạt động cá...

Dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Santiment đã chỉ ra một altcoin đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn...
XRP

Cá voi XRP mua dip, ảnh hưởng thế nào đến giá?

Giá Ripple (XRP) giảm gần đây đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư lớn, với dữ liệu on-chain cho thấy...
Bitcoin

Bitcoin sụp đổ có thể là bước đệm cho sự phục hồi lịch sử...

Giá Bitcoin gần đây đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 108.364 đô la trước khi lao dốc xuống còn 92.118 đô...

Cựu CEO Binance.US Brian Brooks gia nhập hội đồng quản trị MicroStrategy

MicroStrategy, công ty phần mềm nổi bật của bò Bitcoin Michael Saylor, vừa thông báo việc bổ nhiệm cựu CEO của Binance.US, Brian Brooks,...