Federal Reserve Hoa Kỳ đã công bố một loạt các chương trình không giới hạn nhằm giúp đỡ thị trường, hay còn gọi là QE vô hạn định. Không chỉ các thị trường tiền điện tử đang phục hồi, mà các thị trường khác cũng trải qua điều tương tự.
Thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ đã giảm giới hạn dưới chỉ còn 5% trên thị trường hợp đồng tương lai vào đầu ngày hôm nay, nhưng tăng 8% kể từ mức thấp. Vậy tin tức này có thể mang lại được điều gì cho tiền điện tử?
Bitcoin giữ mức hỗ trợ 5,600 đô la
Biểu đồ USD/BTC 6 giờ | Nguồn: TradingView
Sau khi BTC xác nhận 5,600-5,700 đô la là hỗ trợ thì giá tăng mạnh, chủ yếu là do tin tức từ Fed.
Phải chăng giá sẽ ‘đổi đời’ từ đây? Không. Bitcoin vẫn đang nằm dưới mức quan trọng 6,800-6,900 đô la. Đột phá ngưỡng kháng cự này sẽ có lợi hơn nữa cho đà tăng. Đến lúc đó, thị trường có khả năng retest giảm giá và tăng cứu trợ bởi lẽ các thị trường chứng khoán cũng tăng cứu trợ.
Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng cứu trợ?
Biểu đồ chỉ số chứng khoán Đức DAX 1 tuần | Nguồn: TradingView
Thị trường chứng khoán có khả năng tăng cứu trợ vì nhiều lý do. Một trong số đó là các biện pháp kinh tế do chính phủ thực hiện để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và người dân.
Mặt khác, đó là sự chấp nhận và hiểu biết về tác động của virus Corona. Làn sóng hoảng loạn đầu tiên đã kết thúc, vì vậy những hiệu ứng này đã được định giá. Bên cạnh đó, các chỉ số giảm mạnh trong thị trường chứng khoán, vốn thường tạo khoảng trống cho một số lần tăng trở lại.
Lần giảm đầu tiên của thị trường kết thúc trong khoảng 35-50%. Thị trường chứng khoán châu Âu và Hoa Kỳ đã thua lỗ 40% trong những tuần qua.
Vì 18,000 điểm là mức hỗ trợ chính nên mức cơ bản cho thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tương tự như 8,200 điểm trên chỉ số chứng khoán Đức.
Chỉ số Dow Jones 1 tuần | Nguồn: TradingView
Điều đó có ý nghĩa gì đối với Bitcoin và các loại tiền điện tử? Trong trường hợp thị trường chứng khoán tăng nhẹ, các thị trường khác cũng sẽ được hưởng lợi. Vì chúng giảm đồng loạt nên cũng sẽ tăng lên đồng thời cho đến khi mối tương quan giảm xuống. Gần đây, các thị trường vẫn đang cho thấy mối tương quan tích cực với nhau.
Không chỉ thị trường chứng khoán và Bitcoin có động thái tăng mạnh mẽ trong những giờ qua mà sự phục hồi tương tự cũng được thể hiện trên các thị trường hàng hóa (vàng và bạc).
Tổng vốn hóa thị trường vẫn còn dưới mức kháng cự
Biểu đồ tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử 1 ngày | Nguồn: TradingView
Tổng vốn hóa vẫn đang cung cấp một cái nhìn rõ ràng về thị trường. Nếu chỉ số vẫn dưới 185-188 tỷ đô la, các mức thấp hơn cần được test để hỗ trợ. Nếu thị trường vượt qua vùng màu đỏ để được hỗ trợ thì có thêm xu hướng tăng và đà tăng có thể lên đến 240 tỷ đô la.
Tuy nhiên, Bitcoin đã bị từ chối quyết liệt ở rào cản 6,800 đô la, cho thấy không có nhiều động lực tăng giá đang diễn ra ngay bây giờ, đặc biệt là sau khi giảm 50% trong một ngày.
Kịch bản tăng giá cho Bitcoin
Biểu đồ kịch bản tăng giá BTC/USD 4 giờ | Nguồn: TradingView
Kịch bản tăng giá vẫn không thay đổi. Phá vỡ sắc nét vùng màu đỏ ở mức 6,800-6,900 đô la là cần thiết để duy trì và đảm bảo đà tăng.
Tuy nhiên, các mức hỗ trợ ngắn hạn có thể được test trước. Thông qua đó, thị trường muốn thấy đáy cao tiếp tục cao hơn để duy trì xu hướng tăng.
Lật 6,100 đô la là bước đầu tiên, sau đó 6,500 đô la cần được lật để thành hỗ trợ. Nếu các mức này lật, test vùng kháng cự 6,800-6,900 đô la là bước tiếp theo. Nếu mức đó bị thu phục, thị trường có thể sẽ thấy nến trị giá 1,000 đô la hướng tới mức 7,800 đô la, vì đó là mức kháng cự tiếp theo cần được theo dõi.
Nói chung, động thái như vậy sẽ lật đà tăng. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, khu vực 6,800-6,900 đô la là rất quan trọng để được coi là hỗ trợ.
Kịch bản giảm giá cho Bitcoin
Biểu đồ kịch bản giảm giá BTC/USD 4 giờ | Nguồn: TradingView
Kịch bản giảm giá vẫn là kịch bản chính. Chừng nào 6,800-6,900 đô la chưa bị phá vỡ để tăng giá thì vẫn còn nhiều khả năng giảm.
Rất có thể giá hình thành cấu trúc nêm tăng, thông qua đó thanh khoản tăng tại 6,800-6,900 đô la trước khi giá giảm xuống các mức hỗ trợ 4,800 đô la và 5,200 đô la.
Đỉnh thấp hơn tại 6,500-6,600 đô la cũng góp phần xu hướng giảm giá như vậy.
Nhìn chung, thị trường nên coi hành động của Fed là tích cực trong ngắn hạn, mặc dù các biện pháp này có thể gây giảm thêm trong những tháng tới, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá Bitcoin.
Nhưng, về lâu dài, càng nhiều đô la được tạo ra thì càng tăng giá cho Bitcoin và hàng hóa. Hãy thận trọng trong các động thái biến động trên thị trường!
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Thống đốc NY cảnh báo lockdowns có thể kéo dài hết năm 2020, cơ hội cho Bitcoin “to the moon” trong 2 năm tới?
- Giảm 30% được gọi là thảm họa đối với Bitcoin?