Theo Daniel Santos, cựu giám đốc điều hành của Standard Chartered, một chất xúc tác chính có thể đảo ngược xu hướng hiện tại của thị trường mật mã là thiết lập các khung quy định pháp lý tích cực từ các nền kinh tế tài sản kỹ thuật số hàng đầu.
Đầu tuần này, nhà quản lý tài sản lớn thứ tư thế giới Fidelity Investments đã giới thiệu một giải pháp bảo quản tiền mã hóa.
Quyết định không lường trước của công ty thâm nhập thị trường tiền mã hóa đưa ra hai gợi ý quan trọng liên quan đến sự tăng trưởng trung hạn của thị trường: có nhu cầu lớn từ các tổ chức và cơ quan quản lý đã thừa nhận tài sản số chính là các đơn vị lưu trữ giá trị thay thế.
Quy định chặt chẽ sẽ thu hút nhiều định chế tài chính hơn
Đầu năm 2014, lĩnh vực tiền mã hóa dự đoán các nhà đầu tư tổ chức lớn như quỹ lương hưu, quỹ đầu tư dự phòng sẽ phân bổ một phần nhỏ danh mục đầu tư của họ cho tài sản tiền mã hóa.
Tuy nhiên, việc thiếu các giải pháp giám sát và các sản phẩm thể chế đã ngăn cản các tổ chức đầu tư vào thị trường.
Santos nhấn mạnh rằng sự không chắc chắn quy định trên thị trường đã góp phần vào sự hoài nghi đối với nhóm tài sản từ các nhà đầu tư tổ chức, vì đầu tư vào tài sản có thể được coi là chứng khoán chưa đăng ký có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
SEC chỉ làm rõ rằng Bitcoin và Ethereum không được coi là chứng khoán theo quy định hiện hành vào giữa năm 2018.
Như vậy, Santos giải thích rằng việc áp dụng liên tục các khung pháp lý tích cực trong thị trường tiền mã hóa toàn cầu có thể cho phép lớp tài sản thu hút ngày càng nhiều các thể chế trong những tháng tới.
Phát biểu với Bloomberg, giám đốc điều hành của Ripple Labs, Ryan Zagone, nói rằng những ngày cho rằng tiền mã hóa là tài sản ẩn danh dùng để lách luật đã kết thúc. Ông giải thích rằng quy định phải được thiết lập để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành và triết lý loại bỏ các cơ quan chức năng và khung pháp lý thật sự không phù hợp.
Quyết định cuối cùng
Việc Fidelity, Goldman Sachs và Citigroup gia nhập thị trường tiền mã hóa với tư cách là các nhà cung cấp dịch vụ giám sát phản tín hiệu tích cực từ SEC và các cơ quan tài chính địa phương để mở cửa thị trường tiền mã hóa cho các tổ chức và các công ty đầu tư.
Tuy nhiên, đề xuất về ETF Bitcoin vẫn chưa được phê duyệt. Các nhà phân tích hy vọng ETF của VanEck và Cboe sẽ được chấp thuận vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, sự chấp thuận của Bitcoin ETF vẫn là quyết định quan trọng cho SEC.
SEC đã làm rõ lập trường của mình đối với ETF và hợp đồng tương lai Bitcoin do CME Group, Cboe và Bakkt triển khai; cơ quan này khẳng định chắc chắn rằng thị trường không đủ thanh khoản để xử lý một ETF.
Theo Tapchibitcoin.vn/CCN
Xem thêm:
Cơ quan quản lý tài chính toàn cầu: Bitcoin và các đồng tiền mã hóa cần các quy định mạnh mẽ hơn
Đây là lý do tại sao mức hỗ trợ tâm lý $6,000 và 100 tỷ đô của Bitcoin sẽ được giữ vững
Sàn giao dịch Trade.io mất 7.5 triệu USD trong vụ hack ví lạnh bí ẩn