Sàn giao dịch tiền mã hóa hoạt động trong ngành công nghiệp biến động đang “khao khát” được thay hình đổi dạng.
Với những thay đổi trong quy định cũng như tâm lý khách hàng xoay chuyển nhanh chóng, mọi người đều có dự đoán cho mình về chuyện xảy ra trong 2 đến 5 năm tới.
Đáng chú ý, một vài nhân vật lớn mang bản chất tập trung và bảo hộ nhận xử lý khối lượng giao dịch khổng lồ của 381 tỉ đô la tài sản kỹ thuật số của thế giới.
Nói chung, chúng ta có thể phân loại sàn giao dịch đổi thành 3 loại:
- Sàn giao dịch bảo hộ
- Sàn giao dịch không bảo hộ
- Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
Trong 3 loại sàn giao dịch, cả 2 loại sàn bảo hộ và không bảo hộ đều mang tính “tập trung”. Có nghĩa là hệ thống nội bộ khép kín định tuyến và thực hiện các lệnh giao dịch. Nó khác với sàn giao dịch “phi tập trung”. Trên sàn phi tập trung, các hợp đồng thông minh kết hợp tương ứng và thực hiện các lệnh.
Ước tính 99% khối lượng giao dịch đi qua các sàn giao dịch tập trung. Khoảng 73% các sàn này theo kiểu bảo hộ. Sàn bảo hộ hoạt động như người quản lý ví tiền mật mã của khách hàng. Các sàn giao dịch tiền mã hóa phổ biến nhất hiện nay đều là sàn bảo hộ – Coinbase, Bitfinex, Gemini, v.v…
Sàn giao dịch bảo hộ như Coinbase quản lý tài sản người dùng thông qua sổ cái nội bộ. Sổ cái này sắp xếp cho từng khách hàng với số coin họ đang “sở hữu”. Khách hàng không có quyền truy cập trực tiếp vào ví, nơi sàn giao dịch cất trữ tài sản của họ. Chỉ khi bán hoặc chuyển giao tài sản thì người dùng mới có quyền kiểm soát chúng.
Lo ngại về quyền kiểm soát của sàn giao dịch
Ưu điểm đáng chú ý nhất của sàn giao dịch bảo hộ là dễ sử dụng. Người dùng có thể truy cập vào mọi chiếc ví nào của họ bằng cách xác thực tên người dùng và mật khẩu. Không cần (cũng không có khả năng) cài đặt khóa riêng tư – một việc làm khá tẻ nhạt.
Tuy nhiên, bản chất tập trung của những sàn giao dịch này cùng với trạng thái quy định còn non trẻ đã làm dấy lên mối lo ngại. Theo ước tính, cứ 16 Bitcoin thì có 1 coin bị đánh cắp. Khi hacker xâm phạm hệ thống và chiếm đoạt các khóa riêng tư thì tất cả sẽ “không cánh mà bay”. (Hay đúng hơn, tất cả mọi thứ không được lưu trữ trong “ví lạnh”, không có kết nối với Internet. Nhiều sàn giao dịch cố gắng đảm bảo không cho phần lớn trữ lượng của họ kết nối với Internet, nhờ đó cung cấp thêm một lớp bảo vệ).
Nói ngắn gọn thì đó chính là tình trạng xảy ra trong các vụ hack oái ăm của sàn Mt. Gox hack (2014), Bitfinex (2015) và gần đây là CoinCheck (2018). Bên cạnh lịch sử lâu dài các vụ hack, mọi sàn giao dịch phải đối mặt với mối lo ngại về nạn thao túng giá cả, phản ánh qua cuộc thăm dò gần đây của Bộ Tư pháp Mỹ.
Tóm lại, các quan điểm ủng hộ và chống lại sàn bảo hộ là:
- Ưu điểm: Giao diện quen thuộc, dễ sử dụng và hỗ trợ khách hàng tốt
- Nhược điểm: Mục tiêu của hacker, chi phí cao và thiếu tính riêng tư
Những lo ngại về sàn giao dịch bảo hộ đã thúc đẩy nhiều tổ chức đẩy mạnh việc sử dụng sàn giao dịch phi tập trung. Dưới đây là dòng tweet từ Vinny Lingham:
“Tôi gần như chắc chắn chúng ta sẽ thấy top 25 sàn giao dịch tiền mật mã hàng đầu bị thất bại hoặc đóng cửa trong những tháng sắp tới. Đó sẽ là chất xúc tác cho sự xuất hiện của các sàn phi tập trung, là chủ đề chính mà tôi mong đợi trong năm 2018”.
Sàn giao dịch không bảo hộ
Sàn giao dịch không bảo hộ vẫn mang tính tập trung nhưng vẫn có điểm khác biệt quan trọng. Sàn không quản lý ví của người dùng. Thay vào đó, họ kết nối các lệnh giao dịch thông qua sổ lệnh nội bộ và trừ đi khoản phí.
Một trong những sàn giao dịch không bảo hộ phổ biến nhất là ShapeShift, thành lập bởi Eric Voorhees. Theo Voorhees, công ty xử lý trung bình từ 10 đến 15 triệu đô la khối lượng giao dịch và khoảng 15.000 lệnh đặt mỗi ngày.
Các sàn giao dịch không bảo hộ như ShapeShift, Evercoin và Changelly cung cấp cho người dùng nhiều tính bảo mật và riêng tư hơn. Tuy nhiên, họ không cung cấp dịch vụ chuyển đổi từ tiền pháp định sang tiền mật mã. Điều này thúc đẩy nhiều nỗ lực hơn nhằm ấn định một loại tiền mã hóa với đồng đô la Mỹ.
Bởi vì sàn không bảo hộ vẫn mang tính tập trung, cơ chế nội bộ tại đó khá không minh bạch. Người ta có thể cho rằng ở đó vẫn có khả năng “chơi xấu”. Ngoài ra, các sàn giao dịch không bảo hộ chịu tính thanh khoản thấp khiến nhà đầu tư “bỏ chạy”.
Sàn giao dịch phi tập trung
Những khuyết điểm nói trên đưa chúng ta đến với loại sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Nhiều người trong cộng đồng tiền mật mã đang ủng hộ kiểu sàn này hết mình.
“99% giao dịch tiền mã hóa vẫn đi qua các sàn giao dịch tập trung, xu hướng này dự kiến sẽ được đảo ngược trong những năm sắp tới” – Nathan Sexter, Consensys.
Sau tất cả, sự hấp dẫn của tiền tệ mã hóa một phần đến từ ý tưởng Internet phi tập trung – một nền tảng mà không có bên độc quyền nào kiểm soát dữ liệu. Trong trường hợp đó, tại sao các nền tảng tập trung lại kiểm soát việc trao đổi tài sản mã hóa? Người ta thường gọi gọi vấn đề này là “dogfood”, hoặc không thực hiện nội dung bạn giảng giải.
Một số DEX hoạt động kết hợp và thực hiện các lệnh thông qua hợp đồng thông minh.
Ví dụ, Waves DEX hiện đang xử lý khoảng 6 triệu đô la khối lượng giao dịch hàng ngày. Các sàn khác vẫn đang trong giai đoạn phát triển hoặc thử nghiệm.
Bảng xếp hạng dưới đây theo dõi quá trình gây vốn của một số nhân vật trong không gian tiền mã hóa, gồm các công ty như 0x đang xây dựng giao thức cho DEX:
Về lý thuyết, DEX là giải pháp hoàn hảo dành cho những mối quan ngại phát sinh từ sàn giao dịch tập trung. Họ tính phí “nhẹ tay”, đồng thời minh bạch vì có thể kiểm tra bảng mã, cũng an toàn hơn vì chính bạn kiểm soát ví của bạn.
Nhưng mặt khác DEX cũng không tránh khỏi những nhược điểm như trạng thái hiện tại. Một vài nhược điểm phản ánh những thách thức giống hệt sàn giao dịch không bảo hộ:
- Không thể chuyển đổi giữa tiền pháp định và tiền mật mã
- Thanh khoản thấp
- Ít khả năng tương tác so với sàn không bảo hộ. Giao dịch liên chuỗi (ví dụ: BTC sang ETH) chiếm 98% tổng giao dịch tiền mã hóa (coinmarketcap.com, 2018). Điều này không báo trước số phận tốt đẹp cho DEX do phụ thuộc vào chỉ một chuỗi giao dịch.
Đừng quên hợp đồng thông minh cũng có thể bị hack. Trích lời Jacob Woods:
“Mặc dù không phải tin tưởng bên thứ ba nào, người ta vẫn đặt rất nhiều niềm tin vào chính hợp đồng thông minh. Trường hợp đánh cắp từ sàn giao dịch phi tập trung đã và có thể xảy ra mặc dù nhiều người trong cộng đồng cho là các sàn không thể nào bị hack”.
Sàn giao dịch lai
Có sự đồng thuận chung trong cộng đồng tiền mật mã đó là DEX sẽ đảm nhận vai trò chủ đạo lớn hơn. Giám đốc truyền thông của Coinbase, Megan Hernbroth cho biết:
“Sàn giao dịch phi tập trung đóng vai trò bổ sung và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của hệ sinh thái bằng việc hoạt động như nền tảng trung gian”.
Nhiều người công nhận sàn giao dịch bảo hộ cũng có vị trí trong tương lai của tiền tệ mã hóa. Eric Voorhees cho rằng các công ty bảo hộ thuận tiện với nhiều người hơn.
“Tôi hy vọng các ngân hàng trong tương lai sẽ trông giống như Coinbase, và đó là lời khen của tôi cho Coinbase. Tiền mã hóa cung cấp cho mọi người quyền chọn để cất giữ tiền của họ, thật tuyệt vời nhưng không có nghĩa là mọi người nên đầu tư và chưa chắc ai ai cũng muốn”.
Bên cạnh đó, có người tin rằng tương lai của tiền tệ mật mã là sản phẩm lai tạo của các dịch vụ tập trung và phi tập trung.
Peter Smith, CEO của Blockchain lập luận rằng việc cho phép sàn giao dịch tập trung thực hiện ưu điểm của họ – hỗ trợ, tuân thủ và làm dịch vụ ngân hàng trong khi trao các khóa riêng tư vào tay khách hàng – sẽ “tăng giá trị cho toàn bộ ngành công nghiệp”.
DEX sẽ tiếp tục tăng trưởng về độ phổ biến là chuyện không thể tránh khỏi, nhưng vẫn còn nghi ngại liệu chúng có thể sớm phù hợp với quy mô của các sàn bảo hộ hay không. Nếu nhận thức của khách hàng về quyền riêng tư và bảo mật tiếp tục tăng cao, chúng ta sẽ thấy càng nhiều sàn giao dịch bảo hộ cung cấp các giải pháp lai tạo.
Với tình trạng quy định điều chỉnh bất ổn định bao phủ ngành công nghiệp, các sàn giao dịch đương nhiệm không nên cảm thấy quá tự mãn với vị trí tiên phong.
Xem thêm:
- Vụ EtherDelta có thể gây ra sự sụp đổ của các sàn giao dịch mã hóa “phi tập trung”?
- Sàn giao dịch phi tập trung: Chìa khóa cho sự trở lại của Dapp năm 2019
TapChiBitcoin.vn/Coindesk.