Sơ lược về staking trên Ethereum 2.0

Updated: 17/06/2020 at 6:00

Staking trên Ethereum 2.0 là gì?

HODL một lượng ETH nhất định để tham gia vào mạng và nhận lại phần thưởng.

Staking được hiểu là khóa một lượng tiền điện tử nhất định trong ví để tham gia vào hoạt động của blockchain và đổi lấy phần thưởng. Về mặt lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể tham gia staking vào mọi blockchain vận hành với giao thức đồng thuận PoS. Ngoài ra, PoS có một số biến thể, cũng cho phép mọi người tham gia staking.

Nhóm phát triển lõi Ethereum hiện đang thực hiện bản nâng cấp rất lớn, được đặt tên là Ethereum 2.0. Bản nâng cấp này liên quan đến việc tái thiết kế toàn bộ nền tảng Ethereum, ra mắt phiên bản mới và có khả năng mở rộng hơn. Quá trình triển khai sẽ bắt đầu vào mùa hè năm 2020 và nhiều khả năng sẽ diễn ra trong 1 hoặc 2 năm nữa cho đến khi cả 3 giai đoạn hoàn tất. Một phần của quá trình triển khai Ethereum 2.0 liên quan đến việc chuyển Ethereum từ PoW sang PoS.

Ethereum 2.0

PoS là gì?

Proof-of-stake (PoS) là một cơ chế đồng thuận được một số blockchain sử dụng.

PoS cung cấp cho những người stake token của mạng quyền kiếm phần thưởng bằng việc xác thực các khối. Điều này trái ngược với Proof-of-work (PoW) – là mô hình đồng thuận nền tảng của Bitcoin. PoW gán quyền xác nhận khối cho những người có sức mạnh tính toán lớn nhất.

Khi trình xác nhận đồng ý stake token, phần stake đó sẽ bị khóa. Trong nhiều trường hợp, sẽ bị mất hoàn toàn hoặc một phần nếu người xác nhận không hành động vì lợi ích của mạng một cách cố ý hay vô ý.

Về nguyên tắc, bất kỳ ai cũng có thể stake token; nhưng trên thực tế, sẽ có giao thức xác định người tham gia nào được chọn để xác thực các khối và kiếm phần thưởng staking. Quyền xác nhận khối và kiếm phần thưởng thường được chỉ định dựa trên giá trị tương ứng của phần token được stake. Vì vậy, ai đó staking 1% tổng giá trị tổng thể sẽ nhận được xác thực 1% của tất cả các khối. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà stake bị khóa cũng có thể ảnh hưởng đến giao thức lựa chọn trình xác nhận.

Tại sao Ethereum 2.0 thực thi PoS?

Ethereum đang tìm cách phân cấp và tăng tốc mạng.

Ethereum hiện vẫn vận hành giao thức PoW như trước đây. Tuy nhiên, một lý do để chuyển sang PoS là tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với PoW.

Các nhà phát triển cốt lõi của Ethereum rất ủng hộ việc phân cấp nên càng có thêm lý do khác để chuyển sang PoS. Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác các loại tiền điện tử lớn nhất như BTC và ETH đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào một số lượng nhỏ các pool khai thác lớn do cuộc đua phát triển phần cứng khai thác nhanh hơn và tinh vi hơn.

Ngược lại, bất cứ ai cũng có thể hoạt động như một trình xác nhận PoS mà không cần phần cứng chuyên dụng. Do đó, các blockchain PoS có cơ hội được phân cấp tốt hơn nhờ  vào rào cản gia nhập ít hơn. Ethereum 2.0 cũng thực hiện sharding, đây là kỹ thuật phân vùng cho phép thông lượng nhanh hơn.

Staking hoạt động trên Ethereum 2.0 như thế nào?

Cũng giống như hầu hết các nền tảng khác: khóa, tải và chờ đợi.

Staking trên Ethereum 2.0 khá đơn giản. Ngưỡng tối thiểu để tham gia staking là 32 ETH và các trình xác nhận sẽ cần phải chạy một node trình xác nhận. Như đã đề cập trước đây, không cần phải là máy móc chuyên dụng và có thể được thực hiện trên máy tính bàn hoặc laptop. Tuy nhiên, trình xác nhận dự kiến ​​trực tuyến một cách nhất quán, nếu vi phạm thì đối mặt với các hình phạt nhẹ.

Tỷ lệ hoàn vốn cho việc staking ETH dự kiến ​​sẽ vào khoảng 4-10%. Chương trình có tên “slashing” sẽ áp dụng

So sánh Ethereum 2.0 với các nền tảng PoS khác

Có một số blockchain lớn khác đang chạy đồng thuận PoS như Tezos, Algorand và Qtum.

Tezos điều hành chương trình staking theo thuật toán “Liquid Proof-of-Stake” được kết hợp giữa PoS thuần túy và DPoS. Xác thực các khối trong mạng Tezos được gọi là “baking”. Bất cứ ai nắm giữ token XTZ đều có thể ủy quyền token của họ cho người xác thực để “bake” thay mặt họ. Tuy nhiên, chủ sở hữu ban đầu vẫn giữ token của riêng họ trong chính ví của họ. Người tham gia được gọi là “baker” nếu họ hold 8,000 XTZ trở lên, gọi là “roll” và vận hành một node xác nhận hợp lệ. Tỷ lệ hoàn vốn cho việc staking trên Tezos hiện khoảng 7%.

Algorand vận hành giao thức đồng thuận gọi là “pure proof-of-stake” (PoS thuần túy). Mạng sử dụng hệ thống có tên là “tự chọn bí mật” để chọn ngẫu nhiên các ủy ban của stakeholder xác nhận khối. Điểm khác biệt ở Algorand là tất cả holder token Algo đều được thưởng chỉ đơn giản vì nắm giữ token họ, bất kể họ có chọn tham gia chương trình PoS và xác thực các khối hay không. Do đó, không có stake tối thiểu để kiếm phần thưởng trên Algorand. Tỷ lệ hoàn vốn hiện tại để hold token Algo là khoảng 5%.

Tương tự, Qtum cũng chạy theo giao thức đồng thuận PoS thuần túy, trong đó bất kỳ ai có thậm chí một phần của token Qtum đều có thể trở thành trình xác nhận và cạnh tranh để nhận phần thưởng khối. Dự án triển khai một ứng dụng gốc, giúp người dùng hàng ngày dễ dàng tham gia vào chương trình staking và cũng có tùy chọn dòng lệnh cho nhiều người dùng kỹ thuật hơn. Staking trên Qtum mang lại lợi nhuận khoảng 7% mỗi năm. Không có stake tối thiểu, nhưng việc nắm giữ nhiều token sẽ làm tăng cơ hội được chọn để xác thực và xử lý các giao dịch trong mạng.

Rất nhiều blockchain khác vận hành các chương trình staking như EOS, Cosmos,… Nhiều trong số này đang chạy các biến thể của giao thức đồng thuận PoS tiêu chuẩn, chẳng hạn như DPoS.

Staking pool là gì?

Staking pool bao gồm nhiều bên cùng nhau tham gia staking như một trình xác nhận duy nhất.

Staking pool được điều hành bởi nhà điều hành pool. Ví dụ: các sàn giao dịch như Binance, Crypto.com và Kraken chạy chương trình staking pool trong đó sàn giao dịch sẽ gửi tiền của người dùng vào ví tiền để sử dụng cho staking. Tuy nhiên, cũng có cơ hội để tham gia vào staking pool hoạt động dựa trên việc người dùng giữ token trong ví cá nhân – ngay cả trong ví lạnh.

Ưu điểm của staking pool là cho phép người dùng gộp crypto để có nhiều cơ hội được chọn làm trình xác nhận hơn và kiếm được phần thưởng staking. Mặt khác, phần thưởng được chia đều cho tất cả những người tham gia pool, vì vậy họ thường kiếm được lợi nhuận thấp hơn tương ứng.

Stakes pool cũng là lựa chọn tốt để kiếm thu nhập thụ động thông qua staking mà không cần bí quyết kỹ thuật để thiết lập node xác thực trong mạng. Một lợi thế nữa là không có token nào bị khóa trong khoảng thời gian xác định như những chương trình staking khác thường yêu cầu trình xác nhận.

Rủi ro và lợi ích của staking là gì?

Thu nhập thụ động và bản chất dễ bị ảnh hưởng trước những thay đổi trên thị trường.

Lợi ích rõ ràng nhất của staking là cơ hội tạo thu nhập từ việc nắm giữ tiền điện tử. Staking cũng cung cấp cơ hội để trở thành người tham gia tích cực trong các dự án blockchain yêu thích.

Tuy nhiên, bằng cách staking, người dùng phải khóa coin vào trong một khoảng thời gian xác định. Như vậy, nếu có sự cố đột ngột trên thị trường, họ sẽ không thể rút tiền ra khỏi chương trình staking để bán và giảm thiểu tổn thất.

Ngay cả trong trường hợp suy thoái thị trường nhỏ hơn, giá trị của phần thưởng có thể không bao gồm giá giảm. Khi tham gia vào staking pool, mọi người cần lưu ý rằng ai đó có thể đang nắm quyền kiểm soát tiền điện tử của bạn và điều đó đi kèm với một số rủi ro. Theo lời khuyên chung cho người dùng tiền điện tử, tất cả các khóa riêng tư phải được giữ an toàn và không bao giờ được chia sẻ cho người hoặc tổ chức khác.

Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Chainlink (LINK) đang cho thấy dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ sau khi duy trì vị trí trên một mức hỗ trợ quan trọng, tạo ra làn sóng lạc quan mới trong cộng đồng trader và các nhà phân tích. Trong một bài viết gần đây, nhà phân tích thị... ...

Nhà phân tích Rekt Capital nhận định rằng đỉnh chu kỳ tăng giá của Bitcoin (BTC) nhiều khả năng sẽ xuất hiện trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2025, dựa trên mô hình phân tích các chu kỳ halving trước đây. Lịch sử cho thấy, các đỉnh... ...

Ethereum (ETH) đã âm thầm vượt qua ngưỡng 2.600 USD, một mức giá mà nó đã gặp khó khăn trong việc duy trì trong nhiều tuần qua. Lần này, bối cảnh có vẻ vững chắc hơn. Các chỉ số on-chain, dữ liệu từ sàn giao dịch và dòng chảy của... ...

Binance Coin (BNB) dường như đang “ngủ yên” trong một vùng giá chật hẹp suốt nhiều tuần, với biên độ dao động chưa đến 1% trong vòng một tháng qua. Nhưng đằng sau sự tĩnh lặng đó là những chuyển động âm thầm đang dần tích tụ – những tín... ...

Hyperliquid (HYPE) đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng bùng nổ, với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày nhảy vọt từ dưới 100 triệu USD lên mức ấn tượng 3 – 5 tỷ USD chỉ trong vòng một năm, theo báo cáo thị trường phái sinh tiền... ...

Donald Trump Jr., con trai cả của Tổng thống Mỹ, vừa tiết lộ khoản đầu tư vào Thumzup Media Corp – một công ty tiếp thị truyền thông xã hội đang áp dụng chiến lược sử dụng Bitcoin (BTC) làm tài sản kho bạc doanh nghiệp. Theo Bloomberg, Trump Jr.... ...

Các nhà lập pháp thuộc Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Hoa Kỳ sẽ tổ chức một phiên điều trần vào thứ Tư với chủ đề “Từ Phố Wall đến Web3: Xây dựng Thị Trường Tài sản Kỹ thuật số của Tương Lai.” CEO của Ripple, Brad Garlinghouse, sẽ là... ...

Doanh thu 24 giờ của LetsBonk, nền tảng ra mắt memecoin Solana, đã tăng vọt lên 1,04 triệu đô la vào thứ Hai, gần gấp đôi doanh thu của Pump.fun ở mức 533.412 đô la, theo dữ liệu tổng hợp bởi nền tảng tài chính phi tập trung DefiLlama. Giá... ...

Trong những tháng gần đây, token hóa đã nổi lên như một xu hướng quan trọng trong thế giới tài chính, mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư và các công ty lớn. Từ Robinhood đến xStocks, các công ty giao dịch lớn không ngừng gia nhập... ...

Giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà đầu tư toàn cầu đối với các tài sản rủi ro, cùng với việc thanh lý 200 triệu đô la vị thế short BTC gần một mức kháng cự... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode