Chính phủ Thụy Sĩ chia sẻ thông tin về 3.1 triệu tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ nước ngoài với 75 quốc gia đối tác. Tờ báo Handelszeitun hàng tuần của Thụy Sĩ được viết theo tiếng Đức đã đưa tin hôm thứ 2 rằng giám sát tài chính 7,500 tổ chức tài chính trong nước, bao gồm các ngân hàng, quỹ tín thác và các công ty bảo hiểm. Cơ quan Thuế Liên bang Thụy Sĩ (FTA) đã cung cấp dữ liệu về 3.1 triệu tài khoản ngân hàng nước ngoài bao gồm các hoạt động tài chính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12/2018:
“FTA hiện yêu cầu báo cáo của khoảng 7,500 tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ tín thác, công ty bảo hiểm, ….), thu thập dữ liệu và truyền dữ liệu đó đến FTA. FTA đã gửi thông tin về khoảng 3.1 triệu tài khoản tài chính cho các quốc gia đối tác và đã có được thông tin về khoảng 2.4 triệu tài khoản”.
“Sử dụng Bitcoin để bảo mật tài chính”
Cũng như thông tin nhận dạng cá nhân (như tên và địa chỉ), FTA của Thụy Sĩ chia sẻ số dư tài khoản và dòng vốn với cơ quan thuế nước ngoài.
Tại hội nghị SXSW năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã nói về tiền điện tử:
“Câu hỏi bây giờ cho chúng ta là không thể tạo ra một thiết bị hay hệ thống xuyên thủng, nơi mã hóa mạnh đến mức không có khóa? Không có cửa? Bởi vì nếu chính phủ không thể vào được, thì tất cả mọi người cũng vậy”.
Bây giờ, chúng ta biết rằng Tổng thống Obama đã sai. Bitcoin an toàn và riêng tư hơn nhiều so với tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ. Tin tức tuần này đã khiến chủ tịch Lucas Betschart của Hiệp hội Bitcoin Thụy Sĩ tweet: “Sử dụng Bitcoin để bảo mật tài chính”.
“Sàn giao dịch của Chính phủ Thụy Sĩ trao đổi thông tin ngân hàng của khách hàng từ 7500 nhà cung cấp dịch vụ tài chính tại 75 quốc gia khác. Sử dụng Bitcoin để bảo mật tài chính.”
Bitcoin là một mạng lưới hoạt động ngân hàng ngang hàng, nguồn mở. Nó không yêu cầu bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân nào để mở tài khoản, thêm tiền hoặc chi tiêu vào tài khoản khác.
Bất cứ ai cũng có thể mở miễn phí nhiều tài khoản Bitcoin như họ muốn. Tất cả dữ liệu theo dõi Bitcoin về cơ bản là số tài khoản và số lượng BTC trong mỗi tài khoản. Điều duy nhất nó muốn biết về bạn là bạn có khóa riêng tư (mật khẩu) để tiêu tiền trong tài khoản không.
Ngân hàng Thụy Sĩ và các quy định thuế toàn cầu
Trong những năm gần đây, Thụy Sĩ đã chấp nhận tiêu chuẩn quy định về trao đổi thông tin tự động quốc tế (AEOI). Việc triển khai AEOI ở Thụy Sĩ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2017. Hôm nay, tin tức từ quốc gia Trung Âu này khiến chúng tôi xem xét quy mô hoạt động giám sát tài chính hiện hành. Mạng lưới các chính phủ đối tác sẽ mở rộng ra khoảng 90 quốc gia vào năm tới, ảnh hưởng đến số lượng tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ nước ngoài chưa được tiết lộ.
Năm 2018, Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và Hà Lan đã bổ nhiệm vị trí Trưởng phòng Thi hành Thuế Toàn cầu hay J5. Cơ quan thuế chung được đặt ra nhằm thực thi tuân thủ thuế quốc tế liên quan đến tiền điện tử. Năm nay, J5 đã thực hiện hơn 50 cuộc điều tra về trốn thuế quốc tế.
Nhưng ngày càng có nhiều tiền trốn tránh thuế hoàn toàn hợp pháp do sự thiếu chặt chẽ của các “chương trình tránh thuế”. Chúng tận dụng cấu trúc thuế phức tạp, có thể điều hướng bởi cường quốc kinh tế điêu luyện bởi vì nó do họ viết cho chính họ. Và tránh thuế không liên quan gì đến tiền điện tử. Năm 2017, một báo cáo từ Nhóm nghiên cứu lợi ích công cộng Hoa Kỳ (Public Interest Research Group) về các công ty ‘vỏ bọc’ cho thấy:
“366 trong số các công ty thuộc hệ thống Fortune 500 (khoảng 73%) có các công ty con tiến đến thiên đường thuế ở nước ngoài. Các công ty này nắm giữ hơn 2.6 nghìn tỷ đô la lợi nhuận tích lũy ở nước ngoài. Apple, Pfizer, Microsoft và General Electric là các công ty dẫn đầu. Theo ước tính, nếu tất cả các công ty Fortune 500 thu được lợi nhuận, họ sẽ nợ 752 tỷ đô la tiền thuế”.
Không thể giấu số tiền này. Nó hiện hữu trong tầm nhìn rõ ràng, tại các tài khoản ngân hàng nước ngoài miễn thuế. Chính phủ có thể tham gia vào tất cả các giám sát tài chính mà họ muốn. Các lực lượng đặc nhiệm quốc tế có thể tiến hành điều tra về các kế hoạch trốn thuế. Nhưng số tiền lớn đang ở ngay tại nơi Wall Street muốn. Và chính bản thân các cơ quan thuế, được cấu thành bởi đạo luật lập pháp, vẫn giữ nguyên như vậy.
- Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ nghiên cứu CBDC tại Trung tâm Đổi mới BIS
- FINMA Thụy Sĩ quan ngại về những góc tối của crypto hơn là Libra
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | CCN