1.Chia sẻ doanh thu là gì? Mô hình này hoạt động như thế nào?
Mô hình này gần giống như việc bạn cùng các thành viên khác trong gia đình đóng góp một phần tiền lương vào cuối tháng.
Chia sẻ doanh thu là phân phối lợi nhuận (và thua lỗ) giữa các bên liên quan, liên minh doanh nghiệp hoặc thậm chí giữa các nhân viên trong cùng một tổ chức.
Mặc dù được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây trên Internet, trong các chương trình tiếp thị và quảng cáo liên kết, chia sẻ doanh thu đã có mặt từ rất lâu. Mô hình này được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực bao gồm quản lý, công nghệ, phương tiện truyền thông, thể thao, năng lượng, đầu tư, giải trí, khách sạn…
Với khái niệm chia sẻ kinh tế cho phát triển tương lai, chia sẻ doanh thu đang ngày càng trở nên phổ biến.
2. Áp dụng mô hình này như thế nào?
Ví dụ, trong quản lý, ứng dụng của chia sẻ doanh thu được thể hiện trong phân chia lợi tức thuế giữa các đơn vị khác nhau trong chính phủ. Ví dụ: các tiểu bang hoặc tỉnh thành sẽ chia sẻ thu nhập thuế với chính quyền địa phương hoặc chính phủ liên bang.
Trong giải trí, chia sẻ doanh thu được thấy trong các dịch vụ âm nhạc, chẳng hạn như Spotify chia sẻ doanh thu tạo ra từ dịch vụ phát nhạc trực tuyến với các nghệ sĩ.
Trong thể thao, các cơ quan điều hành giải đấu và các đội tuyển tham gia góp mặt sẽ chia sẻ lợi tức từ bản quyền phát sóng trên các kênh địa phương và trung ương.
Trong đầu tư, chia sẻ doanh thu được sử dụng để thưởng cho các nhà đầu tư dưới hình thức cổ tức hoặc phân chia lợi nhuận.
3. Đâu là thách thức của mô hình này?
Tính minh bạch, an toàn, và tốc độ.
Rất khó để có thể liệt kê những thách thức hiện tại của mô hình chia sẻ doanh thu này vì mỗi ngành công nghiệp đều phải đối mặt với những khó khăn riêng, chủ yếu là vì các doanh nghiệp, về cơ bản, khác nhau trong cách thức thiết lập. Ví dụ: các dịch vụ phát nhạc trực tuyến, gồm các bài hát trong một gói dịch vụ, sẽ gặp khó khăn trong phân bổ doanh thu cho mỗi bài hát. Trong thể thao, người ta sử dụng kế toán sáng tạo (creative accounting) để tạo ra sự mất cân đối trong chia sẻ doanh thu do có quá nhiều bên tham gia vào quá trình xác nhận.
Tuy nhiên, khi lướt qua mọi khiếu nại liên quan đến chia sẻ doanh thu giữa các ngành, chúng ta vẫn có thể dễ dàng khái quát hóa các thách thức mà họ đang phải đối mặt trên ba tiêu chí: minh bạch, tốc độ và độ an toàn (ví dụ như đảm bảo thanh toán).
Công nghệ Blockchain đã mang lại một liều giải pháp cho những thách thức hiện hữu trong mô hình kinh doanh này: các smart contract (hợp đồng thông minh).
4. Ứng dụng của smart contract
Smart contract đảm bảo chia sẻ doanh thu chính xác trong thời gian thực.
Smart contract là một bản thỏa thuận do Blockchain cung cấp, được đưa ra dưới dạng một chương trình máy tính và được thực thi sau khi tất cả các điều khoản và điều kiện đã được xác định trước và được điều chỉnh. Về cốt lõi, giao thức của smart contract hướng đến đảm bảo tính an toàn, không bị gián đoạn, thực hiện trong thời gian thực và minh bạch hơn, vốn dĩ đã là thách thức hiện hữu tại mô hình chia sẻ doanh thu này.
5. Tính minh bạch trong mô hình chia sẻ doanh thu
Hãy suy nghĩ về một cơ hội đầu tư khi bạn bỏ ra 10 BTC có giá trị khoảng 140.000 USD cho 10% quyền sở hữu liên doanh. Cơ hội này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang nắm giữa 10% doanh thu, tương đương với 0,1 USD. Trước đây, bạn đầu tư tiền và hy vọng / tin tưởng rằng doanh nghiệp sẽ tôn trọng các điều khoản trong hợp đồng.
Tuy nhiên, với smart contract, bạn có thể chắc chắn sẽ nhận được chính xác phần doanh thu của mình. Tất cả những gì cần thiết là đưa những điều khoản này vào smart contract. Ngay sau khi ghi nhận doanh thu, smart contract sẽ chuyển ngay 10% doanh thu vào ví của bạn. Và Xwin, startup cá cược tỷ số trận đấu dựa trên công nghệ Blockchain, là minh chứng rõ ràng cho những công ty sử dụng smart contract để cải thiện sự minh bạch trong chia sẻ doanh thu.
6. Liệu smart contract có đảm bảo độ an toàn trong chia sẻ doanh thu?
Vì các smart contract dựa trên công nghệ Blockchain, một sổ cái công khai được duy trì bởi nhiều bên cùng lúc, nên chúng không thể bị thay đổi, sửa chữa. Do đó, một khi smart contract được thực thi, không một bên nào có thể thay đổi nó. Smart contract chỉ có thể bị ngừng hoặc thay đổi theo sự đồng ý của tất cả các bên tham gia. Điều thú vị là, chúng ta không cần phải bỏ chi phí để thuê người trung gian xác minh mức độ đảm bảo.
7. Cải tiến trong tốc độ xử lý
Trước đó, chúng ta đã nhắc đến một bước đột phá trong mô hình này. Đó chính là quá trình xử lý thời gian thực.
Nhưng đó không phải là tất cả. Một lợi thế về tốc độ khác là với smart contract, bạn có thể tiếp cận kết quả đầu tư của mình nhanh hơn, có thể trên cơ sở hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, miễn là smart contract có chứa các khoản như vậy. Tuy nhiên, mô hình linh hoạt này sẽ tốn nhiều chi phí hơn mô hình truyền thống do mô hình này đòi hỏi cung cấp dữ liệu hành chính ở nhiều lĩnh vực khác thường xuyên hơn.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.