Trong khi các thị trường chứng khoán có một cú hích lớn vào ngày hôm nay thì thị trường tiền điện tử và giá Bitcoin vẫn tương đối ổn định vào cuối tuần cho đến đầu tuần này. Nhưng khi thị trường chứng khoán pullback, trader sẽ bắt đầu suy đoán liệu thị trường crypto phản ứng theo hướng giảm hay tăng?
Một điều cần lưu ý là khối lượng giao dịch tiền điện tử đã cạn kiệt trong vài ngày qua. Với khối lượng giảm, có lẽ đây là tín hiệu cho thấy bước chuyển lớn sẽ sớm diễn ra.
Bitcoin xem 9,400 đô la là mức hỗ trợ quan trọng
Động thái retest gần đây của mức hỗ trợ 9,400 đô la không phải là dấu hiệu giảm giá như nhiều nhà phân tích lo ngại khi nó được duy trì với vai trò hỗ trợ và xác nhận lật hỗ trợ/kháng cự. Tuy nhiên, giá của Bitcoin vẫn ổn định kể từ đó, điều này khiến khối lượng cạn kiệt.
Biểu đồ BTC/USDT 1 ngày | Nguồn: TradingView
Biểu đồ hàng ngày của Bitcoin đang cho thấy viễn cảnh tương tự như tuần trước. Giá bị kẹt trong phạm vi mà 9,400 đô la là mức hỗ trợ và 10,400 đô la là mức kháng cự chính cần vượt qua. Hiện tại, hành động giá không đưa ra hướng đi rõ ràng cho thị trường.
Tuy nhiên, giá đã chuyển từ 6,900 đến 10,400 đô la kể từ đầu năm nay và vẫn giữ được 9,400 đô la, điều đó có nghĩa là giá BTC vẫn đang có xu hướng tăng lên.
Biểu đồ BTC/USD hàng tuần | Nguồn: TradingView
Biểu đồ hàng tuần của Bitcoin cũng cho thấy triển vọng đáng khích lệ. Tuần đóng trên mức quan trọng 9,500 đô la và hiện đang ổn định. Bitcoin đã di chuyển khoảng 50% trong 6 tuần, do đó, thoái lui và hợp nhất là động thái tự nhiên và lành mạnh cho thị trường trước khi nó tiếp tục tăng.
Các khu vực quan trọng để Bitcoin duy trì giá là 9,500 và 8,800 đô la trên khung thời gian hàng tuần. Nếu giá có thể duy trì ngưỡng hỗ trợ trên các mức này (tốt nhất là 9,500 đô la) thì khả năng tiếp tục tăng vẫn được đảm bảo.
Vùng kháng cự quan trọng phía trước là 11,600 đô la, tương tự, vẫn có một khoảng trống CME xung quanh khu vực này.
Khung thời gian ngắn hơn cho thấy xu hướng giảm giá
Biểu đồ BTC/USDT 4 giờ | Nguồn: TradingView
Biểu đồ 4 giờ cũng cho thấy cấu trúc downward rõ ràng, trong đó giá đang tìm kiếm các mức hỗ trợ trước khi tiếp tục tăng. Cấu trúc tương tự cũng xảy ra trong lần tăng trước vào tháng 1/2020.
Thông qua đó, có thể dễ dàng cho rằng giá Bitcoin sẽ duy trì phạm vi này lâu hơn một chút.
Tổng vốn hóa thị trường cho thấy sức mạnh
Biểu đồ tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử | Nguồn: TradingView
Tổng vốn hóa thị trường đang cho thấy pullback tốt từ mức kháng cự 300 tỷ đô la vào khu vực xanh 250-270 tỷ đô la. Biểu đồ hiện không cho thấy triển vọng giảm giá nhưng nếu giảm xuống dưới 250 tỷ đô la thì sẽ ngược lại. Nếu đúng vậy, mức hỗ trợ quan trọng đã bị mất và tiếp tục lao dốc.
Tuy nhiên, miễn là vùng xanh vẫn được hỗ trợ, thì chiều hướng tích cực vẫn được bảo đảm và sau đó thị trường sẽ tìm kiếm mức cao hơn. Đỉnh mới cao hơn sẽ đảm bảo xác nhận thêm về thị trường đang có xu hướng đi lên.
Sẽ rất quan trọng đối với động thái vượt qua ngưỡng kháng cự 325-350 tỷ đô la. Mức này sẽ được test nếu vùng hỗ trợ 250-270 tỷ đô la được xác nhận.
Vốn hóa thị trường Altcoin cho thấy hỗ trợ ở mức 91 tỷ đô la
Biểu đồ tổng vốn hóa thị trường altcoin | Nguồn: TradingView
Triển vọng tương tự cũng xảy ra trên biểu đồ vốn hóa thị trường altcoin. Hỗ trợ được tìm thấy tại các khu vực 91 tỷ đô la, qua đó bắt đầu hợp nhất. Thậm chí giảm xuống còn 82 tỷ đô la cũng không phải là quá tệ, miễn là tổng vốn hóa thị trường altcoin không giảm xuống dưới mức đó.
Chừng nào một trong hai vẫn còn hỗ trợ thì khả năng tiếp tục đi lên sẽ không mất đi. Sau đó, rất có khả năng sẽ test ngưỡng 112 tỷ đô la và nếu đúng vậy thì mức kháng cự bắt đầu suy yếu. Một mức giá càng được test nhiều lần thì nó thường trở nên yếu hơn.
Nếu 112 tỷ đô la bị phá vỡ, tổng vốn hóa thị trường altcoin sẽ tiếp tục hướng tới 140-150 tỷ đô la.
Kịch bản tăng giá của Bitcoin
Kịch bản tăng giá BTC/USDT 1 ngày | Nguồn: TradingView
Miễn là giá Bitcoin duy trì trên vùng hỗ trợ 9,400 đô la thì đà và xu hướng tăng vẫn cứ tiếp tục.
Giữ được vùng hỗ trợ 9,400 đô la thậm chí có thể cung cấp sức mạnh đẩy giá hướng đến mức kháng cự tiếp theo 11,000 đô la và 11,600-11,900 đô la. Tuy nhiên, động thái như vậy có thể mất một thời gian trước khi bắt đầu xảy ra, vì giá hiện đang bị giới hạn trong phạm vi giữa 2 mức.
Chừng nào giá vẫn đi ngang trong khoảng từ 9,400 đến 10,400 đô la, khối lượng và biến động vẫn không thể tăng lên.
Kịch bản tăng giá BTC/USDT hàng tuần | Nguồn: TradingView
Biểu đồ hàng tuần cho thấy rất có thể giá sẽ tập trung trở lại vùng 8,500 và 9,500 đô la. Nếu BTC giảm đến 8,700 đô la thì xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, giá càng giao dịch lâu trong vùng 9,400 đến 10,400 đô la thì một lần giảm dưới 9,400 đô la cũng đủ để kéo giá lao dốc.
Điều này khiến tôi tin rằng việc duy trì mức giá 9,400 đô la là rất quan trọng để mong đợi đà tăng hơn nữa.
Kịch bản giảm giá của Bitcoin
Kịch bản giảm giá BTC/USD 1 ngày | Nguồn: TradingView
Kịch bản giảm giá là khá đơn giản. Nếu Bitcoin không thể giữ 9,400 đô la để làm ngưỡng hỗ trợ, thì khả năng tiếp tục downward là không gây ngạc nhiên.
Tuy nhiên, BTC có thể duy trì phạm vi này trong một thời gian. Nếu không thể tạo ra đỉnh mới cao hơn (như bị từ chối tại 9,900 đô la), thì việc giảm xuống dưới 9,400 đô la là tiềm năng nghiêm trọng.
Các tín hiệu chính cần theo dõi là khả năng tăng nhẹ từ mức 8,750 đô la. Nếu giá của Bitcoin bật lên tại 8,750 đô la và không thể phá vỡ trên 9,400 đô la thì đó chính là tín hiệu bị từ chối và xác nhận giảm giá. Sau đó, giá sẽ bị đẩy về 8,000 đô la và có lẽ thấp hơn.
Giá Bitcoin hôm nay | Nguồn : Coinmarketcap
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Tại sao Bitcoin có thể không skyrocket ngay lập tức sau khi halving?
- Khối lượng hợp đồng tương lai Bitcoin trên CME, Bakkt giảm mạnh khi OI có sự phục hồi
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph