Sau sự kiện ngày 7/9, hầu hết các loại tiền điện tử của thị trường nhanh chóng phục hồi và quay lại mức giá trước đó, ngoại trừ Bitcoin.
Biểu đồ giá Bitcoin | Nguồn: Tradingview
Hiện tại, có một số kháng cự xuất hiện trên biểu đồ giá. Đó là lý do tại sao coin vua vẫn chưa chạm 52.000 đô la một lần nữa. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn hơn là nhà đầu tư đang nghĩ gì? Bởi vì trong thời gian giảm giá, họ chắc chắn thua lỗ đáng kể.
Điều này có thúc đẩy họ bán ra không và nếu có thì diễn biến phục hồi chậm ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư như thế nào?
Các nhà đầu tư Bitcoin vẫn lạc quan
Trong khi có rất nhiều lệnh bán vào ngày xảy ra sự cố, thì hiện tại, mua vào là xu hướng nổi bật. Vào thời điểm viết bài, Bitcoin dường như đang vật lộn để tăng trên 46.000 đô la. Tuy nhiên, điều đó không khiến các nhà đầu tư mất hứng thú vì họ trở nên lạc quan hơn đáng kể so với trước đây.
Tâm lý lạc quan đó cũng được thể hiện rõ trên thị trường khi số dư của các sàn giao dịch giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm.
Số dư Bitcoin trên các sàn giao dịch | Nguồn: Glassnode
Đồng thời, các khoản rút tiền từ sàn giao dịch đạt mức cao nhất trong một tháng. Hơn 2.500 BTC đã rời khỏi sàn trong tuần trước.
Một yếu tố đóng góp rất lớn là xu hướng xã hội “mua dip”. Xu hướng chủ yếu thúc đẩy nhà đầu tư nhảy vào thị trường khi các công cụ xã hội cho thấy lượng tìm kiếm cụm từ này tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng. Trên thực tế, chỉ báo tăng trở lại ngưỡng của tháng 5 tại thời điểm viết bài.
Lượng tìm kiếm “mua dip” tăng vọt | Nguồn: Santiment
Mua là quyết định đúng đắn?
Đúng vậy, đây thực sự là một động thái có lợi cho họ. Thị trường đã quay trở lại với trạng thái lợi nhuận sau khi giảm xuống vùng lỗ vào ngày hôm qua. Trong khi có những người bán lỗ thì cũng có những người mua trong thời gian giảm giá và hiện đang có lãi.
Tỷ lệ lãi/lỗ thực của Bitcoin | Nguồn: Glassnode
Thêm vào đó, Phân kỳ giá-DAA đánh dấu tín hiệu mua mạnh khi nó chạm mức thấp nhất hàng tháng. Giá giảm và số lượng địa chỉ hoạt động hàng ngày (DAA) tăng lên là thời điểm thích hợp để đưa BTC ra khỏi thị trường.
Phân kỳ giá Bitcoin–DAA (hồng) | Nguồn: Santiment
Hơn nữa, hầu hết các địa chỉ vẫn hoạt động trong trạng thái có lợi nhuận. 4 triệu địa chỉ lỗ nhiều nhất cũng đang dần quay trở lại có lãi.
Do đó, nói một cách đơn giản, các nhà đầu tư Bitcoin vẫn không nản lòng.
Số lượng địa chỉ có lợi nhuận từ Bitcoin giảm 10% | Nguồn: Intotheblock
Phân tích kỹ thuật
Lần sụt giảm mới nhất của Bitcoin đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về quỹ đạo dài hạn của nó. Xét cho cùng, tài sản kỹ thuật số hang đầu mất đến 11% trong một ngày – Mức giảm tỷ lệ phần trăm lớn nhất kể từ ngày 21/6. Nếu tính cả bấc nến, mức lỗ lên tới 19,2%. Những đợt giảm giá như vậy thường gây ra tình trạng bán tháo hoảng loạn trên thị trường altcoin – một điều dễ dàng nhận thấy trong vài ngày qua.
Mặc dù các trader bán lẻ bị thiệt hại đáng kể, nhưng điều quan trọng là phải đánh giá thị trường BTC với một góc nhìn rộng hơn. Trên thực tế, xem xét kỹ biểu đồ hàng ngày cho thấy giá vẫn đang giữ trên các mức quan trọng. Hơn nữa, động thái sụt giảm gần đây không mang lại mối đe dọa lớn.
Biểu đồ hàng ngày
BTC/USD | Nguồn: TradingView
Biểu đồ của Bitcoin nhấn mạnh mối quan hệ thú vị với SMA 200 (màu xanh lá). Thông thường, giá đóng dưới đường trung bình động dài hạn này sẽ dẫn đến thị trường giảm kéo dài.
Lấy ví dụ như đợt bán tháo ngày 19/5. BTC phải mất gần 3 tháng để đóng dứt khoát trên đường này sau khi chứng kiến nhiều mức thấp kéo dài suốt chặng đường lên đến 29.400 đô la. Đôi khi, động thái giảm dưới SMA 200 thậm chí có thể dẫn đến giá bật lên ngay lập tức. Điều này xảy ra 3 lần vào đầu tháng 8 khi người mua từ chối động thái đi xuống. Nếu xu hướng thứ hai tiếp tục trong thời gian này, các nhà quan sát thị trường không cần phải lo sợ về một đợt bán tháo kéo dài.
Đánh giá các chuyển động của BTC kể từ cuối tháng 7, giá đang có xu hướng tăng rõ ràng. Các đỉnh-đáy cao hơn đã bị gián đoạn bởi diễn biến giảm mạnh, nhưng các rào cản kháng cự cuối cùng đã bị lật đổ. Để phá vỡ xu hướng này, BTC cần phải đóng dưới swing low của ngày 12/8 là 43.800 đô la.
Từ đó, giao dịch dưới 42.400 đô la sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn thị trường.
Trên thực tế, vài ngày tới có thể dẫn đến một số chuyển động đi ngang dưới đường SMA 20 (màu đỏ) khi giá ổn định. Hy vọng người mua sẽ kiểm soát trở lại khi Bitcoin phá vỡ dứt khoát trên đường SMA 20.
Dải Bollinger và RSI
Bitcoin đã quay lại dải dưới của Bollinger Bands lần đầu tiên kể từ ngày 21/7. Mỗi lần như vậy trong vài tháng qua, BTC đều bật trở lại từ dải dưới và điều tương tự cũng có thể được mong đợi trong tương lai. Tuy nhiên, đường SMA 20 (màu đỏ) sẽ hạn chế mức tăng trong ngắn hạn.
Việc RSI giảm xuống dưới kênh giảm có phần gây khó khăn, nhưng xu hướng tăng thường không bị xáo trộn cho đến khi chỉ số dao động trên 40-45. Mặt khác, Awesome Oscillator cho thấy các đỉnh thấp hơn. Điều này đồng nghĩa với việc áp lực mua đang dần xói mòn trên toàn thị trường.
Kết luận
Sự cố chớp nhoáng là hiện tượng đáng sợ, đặc biệt trên thị trường BTC. Các chỉ báo thường chuyển sang giảm giá và luôn có khả năng gây giảm kéo dài.
Tuy nhiên, những điều chỉnh như vậy được coi là lành mạnh về lâu dài. Trong khi thị trường có thể giảm xuống thấp hơn, Bitcoin phải giữ trên 43.800 đô la để phục hồi nhanh hơn trên biểu đồ. Trader không cần lo sợ về khả năng giảm kéo dài miễn là BTC giữ giá trên 42.400 đô la.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Mời các bạn tham gia Telegram của chúng tôi để cập nhật tin tức nhanh hơn: https://t.me/tapchibitcoinvn
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Cuộc kháng chiến Bitcoin ETF trường kỳ của VanEck và bức tường gió không lọt SEC
- Khủng hoảng thanh khoản bên bán sắp diễn ra khi dự trữ Bitcoin trên các sàn gần chạm mức thấp kỷ lục
- Vốn hóa Tether đạt gần 70 tỷ đô la, tăng hơn 1.500% trong 532 ngày
Đình Đình
Theo AZCoin News