Thị trường tiền điện tử đã mất 14 tỷ đô la chỉ sau một đêm khi giá Bitcoin giảm từ 9.200 đô la xuống còn 8.600 đô la, hơn 6,5%. Động thái điều chỉnh này xảy ra chỉ cách ngày halving khoảng một tuần.
Giảm phần thưởng khối (halving) là cơ chế được kích hoạt 4 năm một lần, làm giảm tốc độ sản xuất Bitcoin.
Trong lịch sử, halving có tác động dài hạn tích cực đối với giá Bitcoin. Nhưng, trong các lần trước, BTC pullback trước và sau sự kiện.
Tại sao thị trường tiền điện tử bán tháo khi halving cận kề?
Thị trường crypto thường chạy trước hầu hết các sự kiện có ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng giá của một loại tiền điện tử lớn.
Trước sự kiện lớn như halving Bitcoin, giá BTC thường tăng mạnh do tâm lý thị trường cực kỳ hưng phấn.
Nhưng khi halving đến gần, mức độ quan tâm bắt đầu giảm. Vì lý do đó, giá Bitcoin đã giảm mạnh sau mỗi lần halving trước đó.
Về mặt kỹ thuật, có nhiều yếu tố chỉ ra điều chỉnh khá lớn khi Bitcoin đang lơ lửng trên 9.000 đô la. Khi giá tăng lên tới 9.500 đô la, nó phải đối mặt với vùng kháng cự mạnh mẽ hình thành kể từ năm 2017. Vượt qua 10.000 đô la có nghĩa là bắt đầu chu kỳ mới, breakout khỏi phạm vi 3 năm.
Các thước đo đà tăng trưởng và chỉ báo kỹ thuật như Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đã cho thấy điều kiện mua Bitcoin quá mức ở các khung thời gian vĩ mô, báo hiệu bán tháo sắp xảy ra.
Về mặt chỉ số cơ bản, mạng blockchain Bitcoin không gia tăng đáng kể về hoạt động của người dùng, tăng trưởng địa chỉ duy nhất và số lượng giao dịch hàng ngày.
Số lượng địa chỉ duy nhất được sử dụng đã đạt đỉnh tại hơn 1 triệu địa chỉ trong năm 2017. Kể từ đó, nó nhiều lần vật lộn để tăng trên 700.000 địa chỉ.
Tổng số địa chỉ duy nhất được sử dụng trên mạng blockchain Bitcoin là 553.075 | Nguồn: Blockchain.com
Ngoài tâm lý đang gia tăng xung quanh thị trường tiền điện tử do halving Bitcoin sắp xảy ra, còn thiếu các yếu tố cơ bản và kỹ thuật hấp dẫn để thúc đẩy động thái đi lên kéo dài trong phạm vi 8.000 đến 9.000 đô la.
Tình hình ngành công nghiệp khai thác rất tốt, cho thấy sức mạnh Bitcoin dài hạn
Các điểm dữ liệu chỉ ra rằng pullback Bitcoin sau halving có nhiều khả năng hơn là tiếp tục xu hướng tăng.
Nhưng, ngành công nghiệp khai thác đang phát triển mạnh cho đến khi halving được kích hoạt.
Nếu giá Bitcoin duy trì trong phạm vi từ 6.000 đến 7.000 đô la, điều đó sẽ khiến nhiều miner có đòn bẩy quá cao và máy khai thác phải ngừng hoạt động trước khi halving. Các miner nhỏ lẻ đầu hàng có thể gây ra áp lực bán trên thị trường sàn giao dịch, thúc đẩy downtrend của BTC.
Ngành khai thác tiền điện tử phát triển mạnh trước halving | Nguồn: Glassnode
Triển vọng ngắn hạn ảm đạm của thị trường báo hiệu giá phải điều chỉnh trước khi halving. Tuy nhiên, hash rate tăng cho thấy sức mạnh lâu dài và thị trường Bitcoin vẫn còn nguyên vẹn.
Tích trữ tiền mặt thay vì Bitcoin
Thị trường Bitcoin đã tăng hơn 20% trên khung thời gian hàng năm, đánh bại vàng, dầu, S&P 500 và mọi tài sản truyền thống hàng đầu. Nhưng dòng tiền dồi dào vào Bitcoin không là gì so với dòng tiền vào các quỹ thị trường tiền tệ.
Dữ liệu do EPFR Global cung cấp cho thấy tiền mặt và các công cụ dựa trên tiền mặt đã thu hút khoảng 91,5 tỷ đô la vào năm 2020, đưa tổng số YTD lên trên 1,1 nghìn tỷ đô la. Công cụ tổng hợp dữ liệu tổ chức lưu ý thêm rằng các khoản tiền vào thị trường trái phiếu đã vượt quá 10 tỷ đô la trong 3 tuần liên tiếp và dòng tiền vào các quỹ trái phiếu châu Âu đã đạt đỉnh 30 tuần.
Quỹ thị trường tiền tệ và các nhóm quỹ khác | Nguồn: EPFR, FT
Đồng thời, dòng tiền ròng vào thị trường trái phiếu Hoa Kỳ và toàn cầu đã bùng nổ.
Dòng vốn khổng lồ xuất hiện khi các nhà đầu tư tránh xa tài sản rủi ro trong bối cảnh lo ngại về đại dịch Corona và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu. Nhóm nhà phân tích tại Bank of America đã thực hiện khảo sát vào tháng 4/2020 cho thấy nhà đầu tư tổ chức hiện nắm giữ nhiều tiền mặt hơn so với sau vụ khủng bố 11/9.
Bitcoin với vai trò tài sản trú ẩn an toàn hiện đại là một đối thủ cạnh tranh mới nổi đối với các tài sản phòng ngừa rủi ro truyền thống. Nhưng vụ sụp đổ giá đột ngột vào tháng 3 đã khiến nó bị nghi ngờ là tài sản rủi ro. Kể từ đó, BTC hoạt động tăng giảm theo chỉ số S&P 500.
Vốn hóa thị trường Bitcoin đã tăng trở lại cùng với điểm chuẩn của Hoa Kỳ từ mức thấp trong tháng 3 nhờ vào sự lạc quan từ viện trợ kích thích kinh tế. Nhưng ngay cả với doanh thu 28,6 tỷ đô la YTD, tiền điện tử đã không thể đánh bại quỹ thị trường tiền tệ.
Vốn hóa thị trường Bitcoin | Nguồn: TradingView.com
Chênh lệch 63 tỷ đô la giữa dòng tiền ròng vào Bitcoin và thị trường tiền tệ dường như là quá nhiều đối với một tài sản được cho là nơi trú ẩn an toàn.
Nhà phân tích thị trường cao cấp Edward Moya tại công ty môi giới ngoại hối OANDA lưu ý rằng dự trữ tiền mặt trong tháng 3 đã hút tiền từ vốn hóa thị trường tiền điện tử.
Trong khi đó, ngay cả khi rủi ro được hạn chế thì các nhà đầu tư chính thống vẫn tránh xa Bitcoin.
“Tôi nghĩ rằng vấn đề lớn với Bitcoin là áp lực pháp lý sẽ không biến mất bất cứ lúc nào và bạn chỉ thấy thiếu tự tin về các tài sản rủi ro”, Moya nói với Money.
Đừng tuyệt vọng với Bitcoin
Trong khi đó, một số nhà phân tích hàng đầu xem tiền mặt là hàng rào ngắn hạn cho các nhà đầu tư. Họ tin rằng đồng đô la Mỹ và mọi loại tiền tệ quốc gia đều mang rủi ro lạm phát. Tình trạng thừa cung tiền mặt thúc đẩy giới đầu tư mà đặc biệt là thế hệ millennials hướng tới giải pháp thay thế giảm phát.
Do đó, Bitcoin với bullrun 8.000% chỉ trong một thập kỷ và nguồn cung cố định có thể trở thành hàng rào dài hạn cho bất kỳ ai muốn loại bỏ rủi ro khỏi danh mục đầu tư của mình.
“Ngay cả danh mục đầu tư với 90% tài sản rác giảm giá và 10% Bitcoin thì vẫn sẽ hoạt động tốt”, broadcaster tài chính Max Keizer khẳng định.
Cho đến nay, Bitcoin đang hoạt động tốt mặc dù ít hơn tiền mặt.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Nếu lịch sử lặp lại, Bitcoin có thể giảm mạnh sau halving
- MakerDao ra mắt Bitcoin trên blockchain Ethereum